Tải về bản PDF Tải về bản PDF

EpiPen là bút tiêm epinephrine dùng để điều trị phản ứng dị ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ. Sốc phản vệ có thể gây tử vong và bệnh nhân cần được xử lý trước khi gọi dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp. Epinephrine là chất tổng hợp của adrenaline tự nhiên sản sinh trong cơ thể. Nếu dùng đúng cách thì một liều epinephrine có thể phát huy tác dụng nhanh chóng. Việc sử dụng EpiPen phù hợp và kịp thời có thể cứu sống bệnh nhân.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Nhận biết triệu chứng sốc phản vệ

  1. 1
    Xác định các triệu chứng. Sốc phản vệ xảy ra khi một người vô tình tiếp xúc với các chất gây dị ứng đã biết hoặc lần đầu tiếp xúc với chất gây dị ứng. Ngoài ra, người ta cũng có thể trở nên nhạy cảm với chất gây dị ứng và bị dị ứng với những thứ trước đây không gây phản ứng. Trong một số trường hợp phản ứng có thể đe dọa đến tính mạng. Bạn cần lưu ý các triệu chứng sau đây:[1]
    • Đỏ da
    • Phát ban trên cơ thể
    • Cổ họng và miệng sưng phù
    • Gặp khó khăn trong việc nuốt và nói
    • Lên cơn hen suyễn nặng
    • Đau bụng
    • Buồn nôn và nôn mửa
    • Tụt huyết áp
    • Ngất xỉu và bất tỉnh
    • Lú lẫn, chóng mặt hoặc lo sợ quá mức
  2. 2
    Hỏi bệnh nhân họ có cần được hỗ trợ sử dụng bút tiêm EpiPen không. Việc hỗ trợ người bị sốc phản vệ cần được ưu tiên hàng đầu. Nếu bệnh nhân cần dùng bút tiêm và tự tiêm được, bạn cần giúp họ làm việc này trước khi gọi cấp cứu. Nếu họ cần bạn tiêm giúp, hãy xem hướng dẫn sử dụng EpiPen nằm ở mặt bên của bút tiêm.
  3. 3
    Gọi dịch vụ cấp cứu. Ngay cả khi sử dụng epinephrine/adrenaline, bệnh nhân vẫn cần được bác sĩ chăm sóc càng sớm càng tốt.
    • Luôn lưu số điện thoại dịch vụ cấp cứu ở địa phương.
    • Cung cấp địa điểm cho tổng đài viên ngay từ đầu để họ có thể gửi đội cấp cứu đến ngay lập tức.
    • Mô tả tình trạng và tình huống khẩn cấp cho tổng đài viên.
  4. 4
    Kiểm tra vòng cổ hoặc vòng tay y tế. Nếu nghi ngờ một người nào đó bị sốc phản vệ, bạn cần tìm ngay vòng cổ hoặc vòng tay y tế của họ. Những người bị dị ứng nặng thường đeo loại vòng này nhằm đề phòng sự cố xảy ra.[2]
    • Vòng cổ và vòng tay thường ghi thông tin tình trạng bệnh và các thông tin khác về sức khỏe.
    • Các vật dụng này thường có biểu tượng chữ thập đỏ hoặc những ký hiệu nổi bật khác.
    • Nếu có bệnh dị ứng nặng, bạn phải luôn mang theo hướng dẫn sử dụng kèm theo bút tiêm EpiPen. Trong trường hợp khẩn cấp, nếu bạn không tự làm được thì người khác có thể hỗ trợ đúng cách.
    • Không dùng EpiPen ở người bị tim mạch trừ khi được bác sĩ chỉ định.[3]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Sử dụng Epipen

  1. 1
    Nắm bàn tay để giữ chặt EpiPen ở giữa. Không cầm phần đầu trên hoặc dưới để tránh vô tình kích hoạt bút tiêm. EpiPen là dụng cụ sử dụng một lần; một khi đã kích hoạt thì bạn không thể dùng được nữa.
    • Không đặt ngón tay lên phần đầu trên hoặc dưới để tránh vô tình kích hoạt dụng cụ.
    • Kéo nắp màu xanh kích hoạt (phần đối diện với đầu màu cam giữ kim tiêm).[4]
  2. 2
    Tiêm vào giữa phần đùi ngoài. Ấn phần đầu màu cam lên đùi và đẩy mạnh. Sau khi kim đâm vào đùi sẽ phát ra tiếng cách.[5]
    • Giữ bút tiêm trong vài giây.
    • Chỉ tiêm vào phần đùi. Việc vô tình tiêm tĩnh mạch adrenaline có thể dẫn đến tử vong.[6]
  3. 3
    Rút EpiPen. Rút bút tiêm và xoa vùng tiêm khoảng 10 giây.
    • Kiểm tra đầu bút tiêm. Nắp đậy kim tiêm màu cam sẽ tự động che kín kim tiêm sau khi bạn rút EpiPen ra khỏi đùi.
  4. 4
    Chuẩn bị sẵn sàng cho tác dụng phụ. Khi bạn dùng EpiPen tiêm cho một người nào đó, họ có thể bị hoảng loạn hoặc hoang tưởng, và toàn bộ cơ thể run mạnh. Đây KHÔNG PHẢI là chứng co giật.
    • Tình trạng run rẩy sẽ biến mất sau vài phút hoặc vài giờ. Đừng hoảng hốt; bạn chỉ cần giữ bình tĩnh và an ủi bệnh nhân.
  5. 5
    Đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức. 20% phản vệ cấp tính thường xuất hiện tình trạng khác gọi là sốc phản vệ hai pha. Sau khi sử dụng EpiPen, bạn cần đến bác sĩ ngay lập tức.
    • Cơn phản ứng thứ hai có thể nhẹ hoặc nặng. Nếu không được chữa trị, bệnh nhân có nguy cơ bị tử vong.
    • Cơn phản ứng thứ hai xảy ra khi bệnh nhân có vẻ như đã hồi phục. Vì thế bạn cần đến bác sĩ ngay cả khi đã cảm thấy đỡ.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Bảo quản Epipen

  1. 1
    Giữ EpiPen bên mình phòng khi cần dùng.
  2. 2
    Nhìn qua ô "cửa sổ" quan sát. Hầu hết EpiPen có ô "cửa sổ" giúp bạn nhìn xuyên qua thành phần thuốc bên trong. Thuốc phải có màu trong suốt. Nếu có màu đục hoặc biến đổi màu, EpiPen đã mất tác dụng do tiếp xúc với nhiệt độ cực đoan. Hiện tượng này có thể xảy ra trước ngày hết hạn. Thuốc sẽ mất phần lớn hoặc toàn bộ tác dụng, tùy thuộc vào tình trạng và thời gian tiếp xúc với nhiệt độ. [7]
    • Bạn có thể dùng trong trường hợp khẩn cấp, nhưng nên thay bút mới càng sớm càng tốt.
  3. 3
    Bảo quản EpiPen đúng cách. Bạn cần bảo quản EpiPen ở nhiệt độ phòng.
    • Không ướp lạnh bút tiêm.
    • Tránh để tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh hoặc nóng.
  4. 4
    Kiểm tra ngày hết hạn. EpiPen có thời gian sử dụng ngắn và cần được thay mới khi gần đến ngày hết hạn. EpiPen hết hạn sử dụng không thể cứu sống bệnh nhân bị sốc phản vệ.[8]
    • Nếu không còn lựa chọn nào khác, bạn vẫn có thể sử dụng EpiPen đã hết hạn. Epinephrine chỉ giảm bớt tác dụng và không chuyển hóa thành hợp chất có hại, do đó vẫn tốt hơn là không dùng biện pháp gì.
    • Sau khi sử dụng EpiPen, bạn cần xử lý an toàn bằng cách mang đến hiệu thuốc.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Bác sĩ hoặc y tá sẽ chỉ dẫn bạn cách sử dụng EpiPen khi kê toa.
  • Chỉ dùng EpiPen cho bệnh nhân sở hữu bút tiêm.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Bẻ Đốt sống Lưng
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Alan O. Khadavi, MD, FACAAI
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chuyên khoa dị ứng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Alan O. Khadavi, MD, FACAAI. Alan O. Khadavi là bác sĩ chuyên khoa dị ứng và chuyên gia về dị ứng ở trẻ em tại Los Angeles, California. Anh có bằng cử nhân sinh hóa của Đại học Bang New York (SUNY) tại Stony Brook và bằng tiến sĩ y khoa của Trung tâm Khoa học Sức khỏe thuộc Đại học Bang New York tại Brooklyn. Bác sĩ Khadavi hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Nhi Schneider ở New York, sau đó hoàn thành nghiên cứu sinh tiến sĩ về dị ứng và miễn dịch và thực tập bác sĩ nội trú nhi khoa tại Bệnh viện Đại học Long Island. Anh được ủy ban chứng nhận về dị ứng/miễn dịch ở người lớn và trẻ em. Bác sĩ Khadavi được nhận văn bằng của Ủy ban Dị ứng và Miễn dịch Hoa Kỳ, thành viên của Ban Dị ứng, Suyễn & Miễn dịch Hoa Kỳ (ACAAI) và thành viên của Học viện Dị ứng, Suyễn & Miễn dịch Hoa Kỳ (AAAI). Khadavi được bầu chọn vào danh sách các bác sĩ hàng đầu của Castle Connolly 2013-2020, nhận giải thưởng do bệnh nhân bình chọn “Bác sĩ đồng cảm nhất” của năm 2013-2014. Bài viết này đã được xem 9.831 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 9.831 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo