Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Cho dù bạn đang xoay xở với thu nhập vừa đủ sống hay có cuộc sống khá thoải mái, việc bám sát ngân sách sẽ giúp bạn quản lý tiền bạc của mình tốt hơn. Đó là vì nhờ nó mà bạn sẽ hiểu rõ hơn về những gì mình đã chi tiêu và biết những khoản nào cần phải cắt giảm. Lập ngân sách không phải lúc nào cũng thú vị, nhưng sự tự do tài chính thì chắc chắn rất xứng đáng để bạn bỏ thời gian xem lại thói quen chi tiêu của mình và lập một kế hoạch thực tế để quản lý tiền bạc!

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Lập ngân sách

Tải về bản PDF
  1. 1
    Lập một ngân sách sơ bộ bằng cách lấy thu nhập trừ đi chi tiêu. Để bắt đầu lập ngân sách, bạn cần cộng tất cả các khoản thu nhập trong 1 tháng. Tiếp theo là tính chi phí trung bình trong 1 tháng và mọi khoản tiền khác mà bạn đã bỏ ra. Cuối cùng, hãy lấy thu nhập trừ đi chi tiêu để xem số tiền chi ra của bạn có vượt quá số tiền kiếm được không.[1]
    • Thu nhập của bạn có thể bao gồm số tiền bạn kiếm được qua công việc, tiền đóng góp của gia đình hoặc những người khác và mọi khoản thanh toán hoặc các khoản hỗ trợ tài chính mà bạn nhận được.
    • Các khoản chi tiêu của bạn sẽ bao gồm các hoá đơn như tiền thuê nhà hoặc tiền vay thế chấp và bảo hiểm, những chi phí như thực phẩm, quần áo, sách vở và giải trí. Một số khoản chi này là cố định hàng tháng (như tiền thuê nhà), trong khi những khoản khác cần phải tính trung bình (như thực phẩm).
    • Thử dùng bảng tính sau để lập ngân sách sơ bộ: https://www.consumer.gov/content/make-budget-worksheet
  2. 2
    Đặt giới hạn chi tiêu dựa trên ngân sách sơ bộ. Khi đã biết đại khái tiền của mình tiêu vào các khoản nào, bạn hãy xem lại cách chi tiêu. Nếu có các lĩnh vực nào đó mà bạn đang tiêu quá tay, hãy thử cắt giảm dần dần để ngân sách của bạn được rộng rãi hơn một chút.[2]
    • Thử chia nhỏ các khoản chi thành các hạng mục để xem bạn đã tiêu vào những thứ gì. Ví dụ, bạn có thể liệt kê các chi phí như tiền thuê nhà, hóa đơn điện thoại và các tiện ích khác vào hạng mục "Tiện ích." Các chi phí như thực phẩm và ăn nhà hàng có thể cho vào hạng mục "Thực phẩm," và những thứ như quần áo và dụng cụ học tập cho bọn trẻ có thể ghi vào mục "Con cái."
    • Trừ khi bạn cần phải giảm mạnh chi phí, còn thì tốt nhất là bạn nên bắt đầu bằng các mục tiêu nhỏ và dễ đạt được để tiết kiệm tiền. Ví dụ, nếu thấy mình tiêu quá nhiều vào dịch vụ phát trực tiếp, bạn có thể bắt đầu bằng cách huỷ kênh ít sử dụng nhất thay vì cắt toàn bộ cùng một lúc.
    • Khi lập ngân sách, bạn nên cố gắng ưu tiên những thứ mà bạn thấy là quan trọng nhất. Ví dụ, mặc dù có lẽ không phải tối nào bạn cũng ra ngoài đi nhà hàng và quán bar, nhưng nếu không thể sống thiếu những thứ này thì bạn có thể tìm một mục khác để cắt giảm, chẳng hạn như hủy gói truyền hình cáp.
  3. 3
    Theo dõi chi tiêu để đảm bảo không vượt quá giới hạn. Chỉ đặt ra giới hạn thôi thì chưa đủ, bạn cũng phải theo dõi những thứ mình đã thực sự chi ra để đảm bảo không vượt quá mức. Cách tốt nhất để làm việc này sẽ tùy thuộc vào những gì mà bạn cho là hiệu quả nhất – có thể sẽ dễ hơn nếu bạn viết ra từng thứ mỗi khi mua, hoặc bạn có thể xem bản sao kê ngân hàng và thẻ tín dụng vào cuối tháng để biết mình đã chi những gì.[3]
    • Một lợi ích của việc ghi lại tất cả những khoản mua sắm là bạn sẽ dễ nhớ được chính xác những thứ đã mua, mặc dù nhiều người cho rằng việc này rất đơn điệu.
    • Quan trọng là bạn phải biết mình đã tiêu tiền vào đâu để tránh vô tình chi vượt quá dự kiến.
  4. 4
    Dành ra một phần trong ngân sách cho những khoản chi tuỳ thích. Bạn sẽ rất khó sống theo ngân sách nếu nó khiến bạn cảm thấy không được tận hưởng niềm vui trong cuộc sống. Nếu có thể, bạn nên cố gắng dành ra một ít tiền mỗi tháng cho những thứ yêu thích của mình, chẳng hạn như một buỗi tối vui chơi với bạn bè hoặc mua vật liệu mới để làm thủ công.[4]
    • Thực ra việc sống theo ngân sách có thể giúp bạn có thêm tiền để tiêu vào các khoản tùy thích, vì bạn sẽ bớt ngẫu hứng tiêu tiền vào những thứ không thật cần thiết.
    • Bạn nên thực tế - nếu không biết phải làm sao để dành ra một khoản chi tuỳ thích trong ngân sách thì bạn nên cho qua.
  5. 5
    Trích tiền từ mỗi chi phiếu chuyển vào tài khoản tiết kiệm. Dường như thật khó để tiết kiệm khi bạn đã chi tiêu theo kế hoạch, nhưng một số tiền nhỏ để dành cho trường hợp khẩn cấp hoặc những chi phí đột xuất sẽ là cứu tinh của bạn khi cần đến. Mỗi khi nhận được một khoản tiền thanh toán, bạn nên trích ra một ít để chuyển vào tài khoản tiết kiệm. Cho dù có vẻ không đáng là bao, nhưng rồi chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy nó tăng lên![5]
    • Bắt đầu bằng cách đặt ra một mục tiêu hợp lý, chẳng hạn như để dành 200 ngàn – 400 ngàn mỗi tuần trong vài tháng. Khi đã thấy thoải mái hơn, bạn có thể thử thách bản thân tăng số tiền tiết kiệm, nếu có thể.
    • Cho dù chỉ bắt đầu để dành được 100 - 200 ngàn mỗi tháng thì vẫn tốt hơn là không được đồng nào.
    • Cuối cùng, bạn nên cố gắng tiết kiệm được số tiền đủ chi tiêu trong 3-6 tháng để phòng khi không thể làm việc.
  6. 6
    Thử áp dụng phương pháp phong bì để quản lý tiền mặt. Nếu bạn chủ yếu dùng tiền mặt trả cho các khoản chi tiêu, đôi khi bạn sẽ khó biết được mình đã tiêu tiền vào những đâu. Có một cách để theo dõi tiền mặt là chia các khoản tiền vào nhiều phong bì khác nhau. Ghi lên từng phong bì tên của từng khoản chi tiêu và chỉ sử dụng số tiền đựng trong đó.[6]
    • Ví dụ, bạn có thể ghi ngoài phong bì các hạng mục như "Thực phẩm," "Quần áo" "Y tế" và "Ăn nhà hàng ." Nếu định đi ăn trưa cùng bạn bè, bạn sẽ vớ lấy chiếc phong bì ghi "Ăn nhà hàng".
    • Đừng mượn tiền trong các phong bì khác nếu bạn có tiêu quá tay, bằng không bạn có thể bị hụt tiền ở các khoản chi khác khi đến cuối tháng.
  7. 7
    Ghi các hoá đơn lên lịch để nhớ trả đúng hạn. Mua một cuốn lịch, sổ kế hoạch hoặc tải ứng dụng theo dõi từng hoá đơn cần phải trả hàng tháng và thời hạn phải thanh toán. Như vậy, bạn sẽ không vô tình quên thanh toán hoá đơn rồi phải tốn thêm tiền nộp phí chậm trả và các khoản phạt khác.[7]
    • Các khoản thanh toán trễ hạn cũng có thể ảnh hưởng xấu đến ngân sách của bạn trong dài hạn. Chúng có thể giảm điểm tín dụng của bạn, nghĩa là bạn sẽ phải trả lãi suất cao hơn ở các khoản như vay mua ô tô hoặc vay thế chấp, và lãi suất cao hơn cũng đồng nghĩa là số tiền bạn phải thanh toán hàng tháng cũng cao hơn.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Duy trì kỷ luật

Tải về bản PDF
  1. 1
    Học cách từ chối và tránh xa cám dỗ. Cơ hội tiêu tiền trong thời đại ngày nay dường như là vô tận. Nếu muốn bám sát ngân sách, bạn phải có ý chí và kỷ luật. Việc này không phải lúc nào cũng dễ thực hiện, nhưng bạn hãy luôn ghi nhớ mục tiêu trong đầu mỗi khi nổi hứng muốn mua thứ gì đó không thực sự cần thiết. Ngoài ra, hãy tập thói quen thỉnh thoảng từ chối khi bạn bè rủ đi chơi, đặc biệt nếu bạn có xu hướng vung tay quá trán khi ra ngoài.[8]
    • Có thể bạn phải tránh những nơi có thể cám dỗ bạn tiêu vượt mức đã định, nhất là vào lúc đầu. Nếu bạn hay mua sắm online, hãy thử hủy đăng ký nhận email khuyến mại để khỏi cảm thấy như mình đã bỏ lỡ thứ gì đó.
    • Khi ra ngoài chơi, bạn hãy đem theo tiền mặt và chỉ tiêu tiền khi bạn trả được.
    • Thử lặp đi lặp lại câu “thần chú” mỗi khi muốn tiêu tiền. Ví dụ, nếu bạn đang dành dụm để đi du lịch, câu thần chú của bạn sẽ là “Kỳ nghỉ ở biển!”
  2. 2
    Chuyển tiền tự động vào tài khoản tiết kiệm. Mỗi tuần, bạn hãy chuyển một số tiền nhất định từ chi phiếu nhận được vào thẳng tài khoản tiết kiệm. Bạn sẽ thấy dễ dàng hơn nhiều nếu không nhìn thấy nó từ ban đầu.[9]
    • Cách này cũng có thể áp dụng với tài khoản hưu trí và chăm sóc sức khoẻ, nếu có.
    • Nếu bạn được trả tiền mặt, hãy tập thói quen trích gửi tiết kiệm ngay sau khi nhận được tiền – tốt nhất là trước khi bạn tiêu tiền cho bất cứ thứ gì.
  3. 3
    Đặt ra các thách thức cho bản thân. Nếu bạn muốn quản lý tiền tốt hơn nữa, hãy thử tự thử thách bản thân, chẳng hạn như đem cơm trưa đi làm trong 30 ngày hoặc nhịn mua quần áo mới trong 3 tháng. Đôi khi bạn chỉ cần có thêm lực đẩy để thay đổi thói quen.[10]
    • Thử nói với một người bạn về thử thách mà bạn đặt ra cho mình để có trách nhiệm với bản thân!
  4. 4
    Tránh dùng thẻ tín dụng trừ khi bạn có thể trả lại các khoản đã tiêu. Khi mua thứ gì đó bằng thẻ tín dụng, thường thì bạn sẽ không phải trả lãi nếu bạn thanh toán hết từng tháng. Tuy nhiên, nếu chỉ trả số tiền thanh toán tối thiểu, bạn sẽ tiếp tục bị tính lãi mỗi tháng cho đến khi thanh toán xong.[11]
    • Thẻ tín dụng dễ khiến bạn tiêu pha quá tay vì nó tạo cảm giác như được miễn phí. Nếu bạn khó kiểm soát được việc chi tiêu của mình thì tốt hơn hết là tuyệt đối không dùng thẻ tín dụng.
  5. 5
    Tiếp tục cố gắng, ngay cả khi bạn đã lỡ làm xáo trộn kế hoạch. Mặc dù tiêu tiền có trách nhiệm là điều quan trọng, nhưng bạn cũng đừng tự trách mình nếu thỉnh thoảng có lỡ chi tiêu phóng tay. Ngay cả khi đã từng phạm sai lầm lớn, bạn cứ hãy cố gắng tập trung vào tương lai và tiếp tục đi từng bước cho đến khi đạt được mục tiêu.[12]
    • Nhớ rằng cần có thời gian để hình thành được một thói quen, vậy nên bạn đừng nản chí khi khó đạt được mục tiêu. Đôi khi việc này lại là dấu hiệu cho biết bạn cần thay đổi ngân sách thay vì điều chỉnh cách chi tiêu. Hãy tiếp tục đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tài chính của bạn mỗi tháng.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Tìm cách tiết kiệm tiền

Tải về bản PDF
  1. 1
    So sánh giá trước khi mua sắm. Internet khiến cho việc xem giá của một món hàng ở nhiều cửa hàng khác nhau trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, nhờ đó bạn luôn luôn có cơ hội mua được hàng với giá tốt nhất. Bạn có thể so sánh giá của mọi thứ, từ thực phẩm và dụng cụ học tập cho đến gói cước điện thoại hay khoản cho vay mua ô tô, vậy nên bạn hãy tận dụng các nguồn sẵn có để tránh tiêu tiền quá mức.[13]
    • Thử tìm trên các website như Google Shopping, Shopzilla, và Bizrate để so sánh giá cả của các nhà bán lẻ khác nhau.
    • Bạn cũng nên so sánh các sản phẩm khác nhau và cân nhắc ưu nhược điểm của từng sản phẩm để đảm bảo mua được món hàng đáng tiền.
  2. 2
    Thường xuyên nấu ăn tại nhà. Cho dù bạn không nghĩ rằng mình hay đi ăn ở ngoài, nhưng có thể bạn đang tiêu nhiều tiền hơn mình tưởng vào những thứ như thức ăn nhanh và đồ ăn vặt mua ở cửa hàng tiện lợi. Để tránh điều này, bạn hãy lên thực đơn trước cho các bữa ăn và đến cửa hàng thực phẩm mỗi tuần một lần để mua mọi nguyên liệu cần thiết cho từng bữa ăn.[14]
    • Tận dụng phiếu giảm giá để tiết kiệm hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tính toán dùng một loại nguyên liệu để chế biến cho nhiều bữa ăn.
    • Nếu gặp dịp mua được thịt hoặc một sản phẩm nào đó với giá rẻ, bạn nên mua nhiều về đông lạnh để dùng dần.
    • Biến tấu các nguyên liệu rẻ tiền thành món ăn hấp dẫn! Ví dụ, bạn có thể biến món mì ramen thành bữa ăn ngon bằng cách cho thêm trứng rán và hành lá thái nhỏ lên trên..
  3. 3
    Mua đồ đã qua sử dụng và hàng thanh lý mỗi khi có thể. Bạn có thể tiết kiệm được khối tiền nếu không ngại mua đồ đã qua sử dụng thay vì mua đồ mới. Thử đến các cửa hàng đồ cũ và hàng ký gửi tìm xem có thứ gì đang muốn mua không. Bạn cũng có thể vớ được món hời bằng cách mua sắm quần áo trái mùa ở khu vực bán đồ thanh lý của các cửa hàng bạn ưa thích.[15]
    • Tìm những giao dịch “miễn phí vận chuyển” khi mua hàng online hoặc sử dụng phiếu ưu đãi thành viên đi kèm với vận chuyển miễn phí.
    • Nhớ kiểm tra các trang bán lại và đấu giá online! Tuy nhiên, bạn nên thận trọng trước khi gặp mặt người bán hàng để mua thứ gì đó – tốt nhất là bạn nên đi cùng với người quen, và rời đi ngay nếu có linh cảm xấu.
  4. 4
    Hủy gói truyền hình cáp nếu bạn sử dụng nhiều trang phát trực tuyến. Nếu bạn dành hầu hết thời gian xem các chương trình trên Netflix, Prime Video hoặc Hulu Cancel, bạn có thể thấy vẫn hoàn toàn ổn dù không có truyền hình cáp. Hủy truyền hình cáp là lựa chọn ngày càng phổ biến để tiết kiệm thêm chút tiền hàng tháng.[16]
    • Mặt khác, bạn có thể thấy các dịch vụ như internet, cáp và điện thoại mua theo gói sẽ có lợi hơn. Trong trường hợp này, bạn có thể hủy các dịch vụ phát trực tuyến mà bạn không thường dùng.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Nhận biết Tiền Đô la Mỹ GiảNhận biết Tiền Đô la Mỹ Giả
Chuyển tiền vào PayPalChuyển tiền vào PayPal
Xử lý trường hợp bị mất ví tiềnXử lý trường hợp bị mất ví tiền
Tính Lợi nhuậnTính Lợi nhuận
Tính lãi suất hiệu dụngTính lãi suất hiệu dụng
Tính tỷ lệ lãi suất hàng nămTính tỷ lệ lãi suất hàng năm
Tính phần trăm tăng lươngTính phần trăm tăng lương
Tính chi phí biến đổiTính chi phí biến đổi
Trở thành tỷ phúTrở thành tỷ phú
Sống mà không cần tiềnSống mà không cần tiền
Tìm mã Swift của ngân hàngTìm mã Swift của ngân hàng
Ký Phát Một Tấm SécKý Phát Một Tấm Séc
Trở nên giàu có ngay từ khi còn trẻTrở nên giàu có ngay từ khi còn trẻ
Làm giàuLàm giàu
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Trent Larsen, CFP®
Cùng viết bởi:
Chuyên gia hoạch định tài chính
Bài viết này đã được cùng viết bởi Trent Larsen, CFP®. Trent Larsen là chuyên gia hoạch định tài chính (CFP®) làm việc cho Insight Wealth Strategies tại Khu Vực Vịnh, California. Với hơn năm năm kinh nghiệm, Trent chuyền về hoạch định tài chính và quản lý tài sản, lập kế hoạch hưu trí cá nhân, hoạch định về thuế và đầu tư. Trent có bằng cử nhân kinh tế của Đại học Bang California, Chico. Anh đã được cấp các giấy phép Series 7 và series 66, có giấy phép hành nghề Bảo hiểm Nhân thọ và Sức khỏe CA và giấy chứng nhận CFP®. Bài viết này đã được xem 4.173 lần.
Chuyên mục: Quản lý Tài chính
Trang này đã được đọc 4.173 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo