Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Có 10 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 2.994 lần.
Hãy tưởng tượng ngay trước mặt bạn là một trong những loài chim to lớn nhất trên trái đất – chim đà điểu. Với khả năng chạy cực nhanh, loài chim khổng lồ này có thể đạt đến tốc độ 73 km/giờ.[1] Đó là chưa kể đà điểu còn có thể tung ra những cú đá thôi sơn bằng sức mạnh của đôi chân và bộ móng vuốt sắc nhọn của chúng. Đà điểu tuy không săn đuổi con người, nhưng có thể đả thương và giết chết người khi bị kích động. Vậy thì bạn nên ứng phó như thế nào? Tốt nhất vẫn là tránh xa và giữ khoảng cách, nhưng nếu không được, bạn có thể cúi thấp người xuống để trốn. Khi không còn cách nào khác, có thể bạn phải chiến đấu với chúng. Bạn đang tự hỏi phải đánh trả đà điểu như thế nào phải không? Hãy đọc tiếp để biết cách tự vệ khi bị đà điểu tấn công.
Các bước
Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:Đánh trả đà điểu
-
1Sử dụng vũ khi dài. Nếu buộc phải chiến đấu với một con đà điểu để tự vệ, bạn nên tránh đến quá gần nó. Giữ khoảng cách càng xa tầm chân đá của đà điểu càng tốt, vì đà điểu có lực đá mạnh đến mức có thể giết chết một con sư tử. Vớ lấy một vật dài nhất ở gần đó có thể sử dụng làm vũ khí, chẳng hạn như gậy, chổi, cào hoặc cành cây.[2]
- Nếu bạn có súng và cần phải dùng đến, hãy nhắm vào phần thân của đà điểu để tăng cơ hội bắn trúng mục tiêu. Mặc dù đà điểu có thể tấn công bằng chân và/hoặc mỏ, nhưng chân và cổ của chúng quá nhỏ nên bạn dễ bắn trượt.
-
2Di chuyển về bên hông đà điểu. Bạn dễ gặp nguy hiểm nhất khi đối mặt trực diện với đà điểu. Nhớ rằng đà điểu chỉ có khả năng đá chân thẳng về phía trước. Bạn nên ở đằng sau hoặc bên hông con vật bất cứ lúc nào có thể để tránh vũ khí lợi hại nhất của nó.
-
3Nhắm vào cổ con vật. Đây là bộ phận yếu nhất của đà điểu. Đánh vào vùng dễ tổn thương nhất và ít được bảo vệ nhất của đà điểu để đánh bại nó nhanh hơn. Nếu không được, bạn hãy nhắm vào vùng ngực của nó. Tập trung sức lực đánh vào hai vùng này khi có cơ hội. Đánh liên tiếp cho đến khi con vật chịu thua và bỏ chạy.[3]
-
4Làm tổn thương cánh của đà điểu. Nếu con đà điểu không chịu bỏ cuộc dù đã bị đánh vào cổ, bạn hãy nhắm vào cánh của nó khi có cơ hội. Đôi cánh của đà điểu không dùng để bay mà chỉ để giúp nó chuyển hướng mượt mà hơn khi chạy, tương tự như bánh lái của con tàu.[4] Nếu làm tổn thương cánh của nó, bạn sẽ có nhiều cơ hội chạy trốn theo hình chữ chi khi phải rút lui.
-
5Đánh vào chân của đà điểu. Nếu bạn đang ở phía sau hoặc bên hông con đà điểu và dễ tiếp cận một chân của nó, hãy dùng cách này. Trọng tâm của đà điểu phụ thuộc hoàn toàn vào cặp chân dài của nó.[5] Khi có cơ hội, bạn hãy đánh vào một hoặc cả hai chân của con vật để làm nó mất thăng bằng, giảm tốc độ và sức mạnh tấn công của nó.Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:Thoát khỏi một con đà điểu đang đuổi theo bạn
-
1Chạy đến nơi ẩn nấp gần đó. Nhớ là đà điểu có thể đạt đến tốc độ 70 km/giờ ở vùng đất trống.[6] Nếu có khu vực cây cối mọc rậm rạp đủ gần mà bạn có thể chạy đến trốn trước khi con đà điểu bắt kịp, hãy chạy hết tốc lực đến đó.[7] Ngăn cản con đà điểu đạt đến tốc độ tối ưu để nó khó đuổi kịp bạn.
- Nếu có chỗ ẩn nấp chắc chắn hơn cây cối (như xe hơi hoặc cấu trúc nhân tạo nào đó chẳng hạn), bạn hãy đến đó. Một cú đá của đà điểu có thể tác động vào bạn với áp lực 500 psi, đủ để giết chết một người.[8]
- Nếu bạn không chắc mình có thể thoát được thì ĐỪNG cố gắng. Đà điểu chạy cực nhanh và sẽ tấn công bằng cách đá vào lưng bạn ngay khi nó đuổi kịp.[9]
-
2Ẩn nấp. Hãy yên tâm là dù đà điểu có ăn thịt, nhưng chúng chỉ ăn côn trùng, bò sát và thú gặm nhấm nhỏ.[10] Đà điểu đuổi theo con người chủ yếu là vì chúng cảm thấy bị đe doạ chứ không phải là muốn ăn thịt. Ngay khi có cơ hội, bạn hãy nấp sau một vật che chắn khuất tầm nhìn cùa con vật thay vì mạo hiểm chạy đua đường dài với nó.[11] Có lẽ con đà điểu sẽ không còn quan tâm đến bạn nữa nếu nó tưởng là bạn đã đi mất.
-
3Trèo lên cao. Nhớ rằng đà điểu không bay được.[12] Nếu không tìm được nơi ẩn nấp ở mặt đất, bạn hãy trèo lên cây, hàng rào hoặc một cấu trúc nào đó. Chờ cho con đà điểu chán và bỏ đi rồi trèo xuống.
- Một con đà điểu trưởng thành cao khoảng 2-3 mét. Tuy không có răng, nhưng nó có thể dùng mỏ để mổ bạn và làm bạn mất thăng bằng. Hãy tìm vị trí cao hơn để ra khỏi tầm với của con vật.
-
4Lao vào bụi cây có gai. Chẳng thà bị gai đâm còn hơn bị mổ bụng dưới móng vuốt sắc như dao cạo của đà điểu. Nếu không có chỗ nấp nào khác, bạn có thể nhảy vào bụi cây có gai. Đợi đến khi con vật bỏ đi rồi trèo ra.[13]
- Đà điểu thường sẽ không thò đầu vào bụi cây tìm bạn để khỏi bị gai đâm vào cặp mắt to của nó.
-
5Nằm trên mặt đất. Đừng cố chạy đến nơi ẩn nấp hoặc trèo lên cao nếu khu vực đó quá xa. Thay vào đó, bạn có thể giả chết như một cứu cánh cuối cùng. Nằm sấp, ép bụng xuống sát đất và dùng hai cánh tay che sau đầu để bảo vệ hộp sọ. Ôm chặt người và chuẩn bị tinh thần là con vật sẽ vờn bạn. Chờ cho nó chán trò chơi và bỏ đi rồi đứng đậy. Nhớ rằng bạn vẫn có nguy cơ bị thương khi áp dụng cách này.[14]
- Rủi ro bị thương vì lực tác động từ cú đá của đà điểu sẽ giảm đáng kể khi bạn ở tư thế nằm. Đà điểu sẽ đá về phía trước rồi đá ra sau, và phần lớn lực được dồn vào chuyển động tới trước.
- Móng vuốt của đà điểu vẫn rất nguy hiểm. Nằm sấp là để bảo vệ nội tạng, vì đà điểu có thể dùng móng vuốt để cấu xé bạn.
- Con vật có thể đứng, thậm chí nằm lên người bạn trước khi nó chán. Một con đà điểu trưởng thành có thể nặng từ 90 đến 160 kg.[15]
Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:Tránh đụng độ
-
1Xem xét môi trường xung quanh. Mỗi khi đến một khu vực có thể là lãnh địa của đà điểu, bạn cần xem xét quanh cảnh xung quanh. Tránh những khu vực trống trải và đi gần những nơi có chỗ ẩn nấp, đồng thời chú ý những khu vực an toàn nhất để nấp nếu bị đà điểu đuổi theo.
-
2Tránh tiếp xúc gần. Giữ khoảng cách khi bạn phát hiện một con đà điểu ở nơi hoang dã. Nhớ rằng khoảng cách ngắn hơn 100 mét là quá gần. Nếu con đà điểu tiến về phía bạn, hãy lùi lại, ngay cả khi trông nó có vẻ bình tĩnh. Tuyệt đối không dồn đà điểu vào đường cùng, vì điều này sẽ kích động phản xạ “chiến đấu” thay vì “bỏ chạy” của đà điểu.[16]
- Những hình ảnh con người vuốt ve, ôm hôn, thậm chí cưỡi đà điểu có thể khiến bạn tin rằng bạn có thể tiếp cận chúng một cách an toàn, nhưng lưu ý rằng những hình ảnh đó là đà điểu đã được thuần hoá ở nông trại. Ngay cả với những con đà điểu này, người ta cũng phải thận trọng như với đà điểu hoang dã để tránh bị thương tích.
-
3Cảnh giác với đà điểu trong mùa sinh sản của chúng. Đà điểu rất dễ bị kích động trong thời gian này, đặc biệt là con trống vốn có nhiệm vụ ấp trứng.[17] Đà điểu thường đi lang thang một mình hoặc theo cặp vào những thời gian khác trong năm, do đó bạn có thể nhận biết mùa sinh sản của chúng bằng sự xuất hiện các đàn đà điểu từ 5 đến 50 con cùng lúc.[18]
- Nhận diện đà điểu trống bằng bộ lông đen, chóp cánh và lông đuôi màu trắng, phía trước chân có màu ửng đỏ.
- Đà điểu mái có bộ lông màu nâu, lông đuôi và chóp cánh màu xám.[19]
Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ https://www.britannica.com/list/6-of-the-worlds-most-dangerous-birds
- ↑ https://www.livescience.com/27433-ostriches.html
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/entry/how-to-survive-ostrich-attack_us_55f57458e4b077ca094f5dbb
- ↑ http://animals.nationalgeographic.com/animals/birds/ostrich/
- ↑ http://www.livescience.com/27433-ostriches.html
- ↑ http://animals.nationalgeographic.com/animals/birds/ostrich/
- ↑ http://studioknow.com/2011/04/how-to-survive-an-ostrich-attack/
- ↑ http://netvet.wustl.edu/species/birds/ostrich.txt
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/entry/how-to-survive-ostrich-attack_us_55f57458e4b077ca094f5dbb
- ↑ http://www.livescience.com/27433-ostriches.html
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/entry/how-to-survive-ostrich-attack_us_55f57458e4b077ca094f5dbb
- ↑ http://www.desertusa.com/animals/ostrich.html
- ↑ http://studioknow.com/2011/04/how-to-survive-an-ostrich-attack/
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/entry/how-to-survive-ostrich-attack_us_55f57458e4b077ca094f5dbb
- ↑ http://www.desertusa.com/animals/ostrich.html
- ↑ http://www.desertusa.com/animals/ostrich.html
- ↑ https://www.ostriches.org/about-ostrich/faqs
- ↑ http://www.onekind.org/education/animals_a_z/ostrich/
- ↑ http://www.onekind.org/education/animals_a_z/ostrich/