wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 90 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian.
Có 11 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 4.251 lần.
John Muir từng nói, “Hàng nghìn con người mệt mỏi quay cuồng trong thế giới văn minh này bắt đầu nhận ra cảm giác đi lên núi như thể đang trở về nhà, rằng thiên nhiên hoang dã là một nhu cầu thiết yếu.”[1] Có còn lời giải thích nào đầy đủ hơn không? Cuộc sống nơi hoang dã không phức tạp như nơi chúng ta đang sống, nhưng các bước chuẩn bị để đến đó lại không đơn giản. Tuy nhiên, với những kiến thức, kỹ năng phù hợp và các vật dụng cần thiết, bạn có thể sẵn sàng cho sự chuyển đổi thành công.
Các bước
Phần 1
Phần 1 của 4:Chuẩn bị tách khỏi cuộc sống tiện nghi
-
1Phác thảo kế hoạch hành động phù hợp với môi trường nơi bạn sẽ đến. Các kỹ năng sinh tồn ở vùng có nhiệt độ dưới mức đóng băng của Alsaka so với vùng rừng núi ở lục địa châu Âu hay sa mạc Sahara là khác xa.[2] Đầu tiên, bạn hãy xem xét những điều cơ bản sau:
- Bắt đầu vào thời gian nào trong năm là dễ nhất cho bạn?
- Bạn cần chuẩn bị bao nhiêu đồ trang bị để xuất phát?
- Bạn có liên lạc với cuộc sống văn minh không? Nơi bạn sẽ đến cách bao xa? Việc này sẽ làm thay đổi hoàn cảnh của bạn như thế nào?
- Cố gắng mua một bản đồ nơi bạn sắp đến (nếu có thể) trước khi lên đường.
- Bạn có các kỹ năng sinh tồn ở vùng địa hình/khí hậu mà bạn đang định đến không?
- Bạn có cần thời gian để cơ thể thích nghi không? (với thời tiết cực đoan chẳng hạn)
-
2Thực hành "các kỹ năng sinh tồn" ở nhà trước khi bạn cần sử dụng. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nơi mà bạn định đến, nhưng nhiều khả năng là bạn sẽ cần một cơ thể rắn rỏi (thế nên hãy tập thể dục từ bây giờ), thêm vào đó là nắm được một số kỹ năng đi dã ngoại cơ bản. Hãy học các kỹ năng mà bạn nghĩ là cần thiết, và đừng quên kỹ thuật sơ cấp cứu!
- Cân nhắc làm quen với những chuyện điên rồ hơn thế, chẳng hạn như tập ăn côn trùng hoặc ấu trùng. Như vậy, bạn sẽ có cơ may chống chọi được nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt.
-
3Lập danh sách đồ tiếp liệu. Bạn sẽ không chỉ đi lạc trong rừng 3 ngày, mà là bạn sống ở nơi hoang dã một thời gian dài, vậy nên một chiếc ba lô với vài thanh lương khô và một chiếc áo khoác sẽ là không đủ. Sau đây là những thứ cơ bản mà bạn nên mang theo:
- Các vật dụng tiện ích (dây thừng, dao, lưới, v.v…)
- Súng trường và/hoặc súng ngắn (súng sẽ bị ngưng tụ hơi nước khi ở nơi lạnh và cần được bảo dưỡng)
- Đèn xách tay và đèn pin (cùng với dầu và pin)
- Thực phẩm khô (yến mạch, đậu lăng, đậu, gạo, cà phê)
- Vitamin C
- Bộ lọc nước
- La bàn và bản đồ khu vực
- Chăn
- Bộ đánh lửa, diêm, v.v…
- Rìu
- Pháo sáng, gương, còi, v.v…
- Radio
- Dụng cụ và bộ đồ khâu
-
4Đem theo quần áo phù hợp. Có ba quy tắc: nhứ nhất, vải cotton rất tai hại; thứ hai, không để bạn mình mặc vải cotton; thứ ba, vải cotton sẽ bị mục. Bạn cần trang phục giữ được độ ấm ngay cả khi đã bị ướt. Quần áo mà bạn đem theo phải chịu được mưa nắng. Vải cotton tuy nhẹ và dễ chịu nhưng lại không phù hợp. Hãy xếp vào túi những trang phục dành cho dân đốn gỗ, các nhà khảo sát địa hình và dân câu cá chuyên nghiệp. Tuy có nặng nhưng chúng rất bền.
- Đừng quên là bạn luôn luôn có thể cởi bớt các lớp quần áo khi thấy nóng. Dù sao thì thừa vẫn hơn thiếu. Nếu một món đồ nào có bị làm sao thì bạn vẫn còn cái khác cũng ấm không kém. Len Merino có khả năng cách nhiệt rất tốt và không dễ bị ngấm nước. Có một số áo khoác làm từ len Merino; bạn hãy tìm mua một chiếc.
- Mua bộ đồ chống mưa và tuyết. Hầu hết các trường hợp hạ thân nhiệt đều xảy ra ở nhiệt độ dưới 4,5 độ C.[3]
-
5Cân nhắc học các lớp kỹ năng sinh tồn trước khi lên đường.[4] Sống sót (chưa nói đến sống dài ngày) ở nơi hoang dã hoàn toàn không phải chuyện đùa. Bạn nên theo học một khoá huấn luyện nào đó trước khi bước vào chuyến phiêu lưu thách thức thiên nhiên. Hãy tìm đến các nhóm du lịch dã ngoại hoặc các tổ chức hướng đạo cho hoạt động phiêu lưu mạo hiểm để thu thập một số kinh nghiệm hữu ích. Bạn càng biết nhiều về những trải nghiệm ở nơi hoang dã thì chuyến đi của bạn sẽ càng dễ dàng hơn.
- Học cách nhận diện cây thường xuân độc, sồi độc, sơn độc và các loài cây độc khác (và tránh xa chúng). Ngoài ra, nhựa của một số cây (chẳng hạn như cây cow parsnip) khiến bạn nhạy cảm với ánh sáng, nghĩa là da sẽ bị phồng rộp đau rát dưới ánh nắng mặt trời. Tốt hơn hết là bạn cần biết càng nhiều càng tốt về hoàn cảnh nơi mình sắp đến.
- Khả năng giữ bình tĩnh là điều cực kỳ quan trọng. Nếu trước đây đã từng chứng kiến một tình huống nào đó, bạn sẽ biết cần phải làm gì và có thể giữ bình tĩnh. Nếu căng thẳng và thiếu tự tin, có thể bạn sẽ phạm sai lầm nghiêm trọng. Học các lớp huấn luyện là một cách để phòng tránh tai nạn.
-
6Bỏ vào ba lô tất cá vật dụng cần thiết và dễ mang theo. [5] Cuộc sống ở nơi hoang dã gắn liền với thám hiểm và khám phá. Công việc chuẩn bị chỗ ở đòi hòi nhiều thứ, nhưng bạn cũng cần tính toán những gì có thể đem theo. Bạn cần có một chiếc ba lô cắm trại chắc chắn và tiện dụng để có thể mang theo khi cần thám hiểm ngoài trời.
- Sắp xếp ba lô trước khi đi để xem bạn có thể mang được bao nhiêu. Tập xếp đồ sao cho đầy ba lô mà bạn vẫn có thể mang vác được. Khi bạn sống trong thiên nhiên, ngay cả kỹ năng xếp đồ cũng hữu ích.
-
7Biết cách phát tín hiệu cầu cứu. Cũng như trên, điều này phụ thuộc phần lớn vào đồ trang bị mà bạn có và nơi bạn đang ở. Tuy nhiên, có một vài cách cơ bản mà bạn nên biết để chuẩn bị:[6]
- Biết cách đốt lửa báo hiệu
- Sử dụng gương hoặc vật phản chiếu ánh sáng tương tự để hắt ánh sáng
- Gửi tín hiệu SOS, nếu có thể
- Sử dụng thiết bị đèn hiệu cấp cứu như ACR hoặc SPOT
Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:Dựng lều trại
-
1Chọn một vị trí an toàn và chắc chắn. Bạn cần chọn nơi ở gần nguồn nước nhưng đủ xa để tránh nguy cơ đụng độ với những con thú hoang (thường sống xung quanh nguồn nước) và thủy triều dâng cao.[7]
- Bạn cũng cần dựng trại trên nền đất vững vàng. Tránh những mặt đất dốc, những bề mặt lổn nhổn đá hoặc vị trí ở quá gần vùng nước. Tất cả các khu vực này rất dễ bị tác động bởi các yếu tố thời tiết.
-
2Đốt một đống lửa.[8] Hơi ấm là điều cốt lõi đem lại sự dễ chịu khi sống ở nơi hoang dã. Nhưng chỉ biết cách tạo ra lửa thôi thì chưa đủ; bạn cần biết đốt lửa khi nào và đốt như thế nào. Sau đây là một vài điều cần chú ý:
- Đốt lửa cách xa những thứ có giá trị và nguồn thực phẩm để đề phòng xảy ra sự cố (kể cả động vật).
- Khi dùng lửa để nấu ăn, bạn đừng nấu ngay sau khi đốt lửa mà hãy chờ cho lửa cháy một lúc. Bạn nên đốt lửa một lúc lâu trước khi ăn. Trong quá trình đốt lửa, bạn sẽ tạo được một lớp than nóng để nuôi ngọn lửa. Ngọn lửa này sẽ giúp cho thức ăn sém vàng.
- Tìm vỏ cây bạch dương để nhóm lửa. Vỏ cây bạch dương dù khô hay ướt cũng rất dễ cháy và thích hợp để nhóm lửa trong những vùng thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt.
- Cành cây cần độc khi đốt cháy có thể xua đuổi ruồi muỗi.
-
3Dựng lều.[9] Dựng lều kiểu chữ A là dễ nhất, nhưng kiểu lều này không bền vững. Trong khoảng một tuần đầu tiên, bạn có thể làm tạm một chỗ trú ẩn và dành thời gian này để dựng một chỗ ở bền vững hơn. Thời gian bạn dự định ở nơi hoang dã càng lâu thì chỗ trú ẩn của bạn càng phải chắc chắn.
- Đừng bao giờ ngủ ngay trên nền đất. Bạn luôn phải lót sàn bên trong lều bằng các vật liệu như cành cây độc cần, lá cây hoặc cỏ khô, bằng không bạn có thể rét cóng khi ngủ ngay trên mặt đất.
-
4Ưu tiên tìm và trữ nước. Bạn có thể tồn tại đến một tháng mà không cần ăn, nhưng nước thì luôn là thứ thiết yếu. Hãy xác định tìm nguồn nước mà bạn tin tưởng là sử dụng được. Nếu có thể, hãy trữ thật nhiều nước về để bạn không phải đi lấy nước mỗi ngày.
- Ngoài ra, bạn có thể thu gom sương sớm đọng trên lá cây và cỏ bằng mảnh vải sạch và vắt vào một vật đựng. Tuy không được tinh khiết lắm, nhưng nó cũng giúp bạn khỏi khát.
Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:Đáp ứng các nhu cầu cơ bản
-
1Học cách săn bắt, đánh bẫy và thu lượm. Điều này cũng tùy thuộc vào từng vùng. Hãy học cách tìm kiếm thức ăn bằng bất cứ cách nào. Hãy nghĩ đến tất cả các nguồn mà bạn có thể tìm được: những con sông đầy cá, các loài động vật cả trên trời lẫn dưới đất và các loài thực vật xung quanh. Càng thành thạo nhiều kỹ năng, bạn càng có nhiều cơ hội khi thời tiết thay đổi hoặc khi các nguồn thức ăn trở nên khan hiếm.
- Đừng ăn bất cứ thứ gì mà bạn không biết chắc là ăn được. Nếu có thể, bạn hãy đem theo sách viết về các loại động thực vật trong vùng mà bạn sắp đến.
- Bạn cũng cần chuẩn bị cả chỗ cất trữ thực phẩm an toàn. Động vật ăn xác thối có thể làng vảng quanh đó và đe dọa kho thực phẩm của bạn.
-
2Đảm bảo nước phải sạch. Uống nước sạch là điều cực kỳ quan trọng, vì bạn có thể bị nhiễm nhiều bệnh nếu uống nước bẩn. Bạn không thể biết chắc liệu nguồn nước đang sử dụng có thực sự sạch không (chẳng hạn như có thể có xác động vật nằm trên đầu nguồn), vậy nên bạn luôn luôn phải làm sạch nước trước khi sử dụng.[10]
- Phương pháp dễ nhất là đun sôi nước. Thời gian đun nước khoảng 10 phút.
- Một cách khác để làm sạch nước là dùng viên i-ốt (không phải dung dịch i-ốt bán ở hiệu thuốc). Sử dụng viên i-ốt theo hướng dẫn ghi trên nhãn sản phẩm.
- Phương pháp thứ ba là dùng dụng cụ lọc nước. Lọc nước sơ qua bằng khăn bandana hoặc một mảnh vải, sau đó lọc lại bằng dụng cụ lọc nước. Dụng cụ lọc nước của bạn cần có cỡ tối thiểu 1 hoặc 2 micron, tức là nó cho phép các hạt cỡ 1-2 micron lọt qua màng lọc. Bộ lọc nước có cỡ càng nhỏ thì càng tốt và nước sẽ chảy ra càng chậm.
- Nếu bạn có thể đem theo thì bình lọc nước bằng trọng lực là dễ sử dụng nhất. Bạn chỉ việc đổ nước vào bình và 1-2 tiếng sau quay trở lại là đã có nước sạch.
-
3Đựng nước "bẩn" và nước "sạch" trong các vật chứa riêng. Đừng bao giờ để một giọt nước bẩn nào rơi vào bình nước sạch. Chỉ một giọt nước bẩn cũng có thể gây bệnh chết người.
- Để khử trùng bình đựng nước sạch lần nữa, bạn hãy đun sôi bình trong 10 phút. Nhớ là toàn bộ bình phải ngập trong nước khi đun.
-
4Nghĩ cách giải quyết nhu cầu vệ sinh. Bạn cần có toa lét (hoặc thứ gì đó tương tự) ở xa nguồn nước, nơi cất trữ thực phẩm và xa nơi ở. Toa lét của bạn có thể là một cái hố đào trên mặt đất hoặc một nơi ít tạm bợ hơn, chẳng hạn như một nhà vệ sinh ở bên ngoài.
- Nếu bạn làm nhà vệ sinh hoặc công trình tương tự, đừng quên là mông của bạn có thể bị lạnh cóng vào mùa đông. Hãy dùng mút xốp đặt lên trên mặt bồn cầu để tránh rủi ro.
- Các bạn nam có thể đi tiểu vào gốc cây và chỉ cần dùng toa lét hoặc nhà vệ sinh khi đi tiêu.
-
5Học cách đi theo đường thẳng. Nói một cách nghiêm túc, khả năng định hướng là điều cực kỳ quan trọng khi sống nơi hoang dã. Đáng ngạc nhiên là, chúng ta ngay cả việc đi theo đường thẳng cũng gần như không thể (con người có xu hướng đi vòng tròn một cách vô thức). Cách cơ bản nhất để tránh điều này là tạo các dấu mốc trên đường đi, còn gọi là “đánh dấu” hoặc “đánh dấu sau lưng” (quay lại nhìn và đảm bảo dấu mốc ở ngay phía sau bạn).
- Bạn cũng có thể dựa vào cây cối, mặt trăng và mặt trời để định hướng. Nếu bạn có khiếu định hướng bẩm sinh thì việc này cũng không khó.
-
6Đem theo ruốc thịt (chà bông) khi đi bất cứ đâu. Đây là món thịt khô rang với mỡ.[11] Làm thật nhiều món ăn này khi bạn cần chuẩn bị cho chuyến đi 2 tuần để đến thị trấn gần nhất. Bạn sẽ mừng vì mình đã làm vậy.
- Ruốc thịt có thể ăn ngay mà không cần chế biến, và nếu trong đó có đủ lượng mỡ thì nó sẽ giúp bạn cầm cự lâu hơn bất cứ loại "thực phẩm sinh tồn" nào khác. Bạn có thể sống bằng ruốc thịt đến nhiều tháng trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngay cả khi ở nhà.
Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:Sống dài ngày ở nơi hoang dã
-
1Tự làm bác sĩ. Ở một mình nơi hoang dã cũng có nghĩa là bạn sẽ là bác sĩ của chính mình. Thực ra bạn sẽ phải tự xoay xở mọi thứ. Bạn sẽ phải xử lý nếu có nhiều vết cắt trên người (vết thương có thể bị nhiễm trùng).[12] Hy vọng là bạn có kiến thức về sơ cứu và có thể làm được mọi việc, từ sát trùng vết thương đến bó nẹp.
- Nếu chẳng may bị gãy chân (hoặc một tai nạn tồi tệ nào đó tương tự), bạn cần có phương tiện liên lạc để gọi người giúp đỡ như radio, điện thoại hoặc máy phát tín hiệu nào đó. Nếu đã chuẩn bị sẵn sàng, bạn sẽ ít phải lo lắng nếu có xảy ra sự cố.
-
2Cân nhắc trồng một khu vườn. Bạn sẽ sống một mình trong thời gian dài, vậy sao không trồng một vườn rau quả? Nó sẽ là trang trại nhỏ của bạn và là nguồn cung cấp lương thực mà bạn không phải tốn công sức là bao (ngoại trừ giai đoạn đầu). Nó cũng giúp bạn lên tinh thần, trở nên tháo vát và tự chủ khi sống nơi hoang dã.
- Nhớ ngăn chặn lũ thú hoang vào vườn. Dựng hàng rào xung quanh vườn, dùng các vật khác nhau để xua đuổi chúng và "đánh dấu lãnh thổ" nếu cần thiết.
-
3Dự trữ cho mùa đông. Nếu vùng bạn định đến có mùa đông dài, bạn cần phải tích trữ khi mọi thứ xung quanh đều đóng băng. Bạn sẽ khó tìm được thú rừng để săn bắt, đi lại cũng khó khăn hơn, và ngay cả việc giữ ấm cũng không dễ dàng. Khi mùa thu tới, bạn sẽ phải bắt tay vào tích trữ mọi thứ cần thiết.
- Dự trữ thực phẩm đủ dùng trong vài tháng nếu có thể. Nếu bạn có cách để đông lạnh thịt thì hãy cố gắng săn một con hươu hoặc một con thú rừng lớn vào cuối mùa thu.
- Với củi đốt cũng vậy. Bạn nên đem củi vào nhà nếu có thể.
- Nước sẽ bị đóng băng vào mùa đông, thế nên bạn cũng cần trữ nước sạch mới trong nhà.
-
4Gia cố chỗ ở.[13] Trong lớp tuyết dày đến 2 mét hoặc dưới trận mưa như trút nước, túp lều của bạn khó mà đảm bảo an toàn. Hãy tranh thủ mùa hè và mùa thu để xây một công trình tương tự như căn nhà gỗ nhỏ để chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết và thú hoang. Hơn nữa trông nó cũng giống ngôi nhà hơn.
- Tìm cách để tiếp cận nhà vệ sinh vào mùa đông dễ dàng hơn. Nhà vệ sinh phải gần chỗ ở hơn, nhưng không nên để ngay trong nhà (nếu bạn không muốn nhà mình bốc mùi)!
-
5Tích trữ nguồn vitamin C. Đừng để mình mắc bệnh scurvy. Bạn không phài là anh chàng thủy thủ sống giữa thế kỷ 18, thế nên đừng để răng bị mủn và cơ thể suy nhược. Nếu không có nguồn vitamin C đem theo (chẳng hạn như bột Tang), bạn có thể dùng quả tầm xuân. Dù không ngon lắm, nhưng chúng cũng hữu ích. Lá thông cũng rất tốt; thực ra hàm lượng vitamin C trong đó còn nhiều hơn hoa quả họ cam quýt. Bạn chỉ cần cắt nhỏ các lá thông và đun sôi để làm trà, nhưng cẩn thận đừng lấy lá cây thanh tùng, vì cây này có độc.[14]
- Chế độ ăn là điều cốt lõi để sinh tồn. Dinh dưỡng càng cân bằng bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Hãy cố gắng tìm được tất cả các nhóm thực phẩm chính để giữ cho cơ thê luôn khoẻ mạnh và rắn rỏi. Nếu không, bạn có nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch và ngay cả những loại vi khuẩn hoặc vius yếu nhất cũng có thể khiến bạn mắc bệnh.
-
6Học cách phán đoán thời tiết. Giả sử như nguồn dự trữ của bạn đã gần cạn và bạn cần đi mua sắm ở cửa hàng gần nhất dưới thị trấn cách đó một tuần đi đường. Nếu không biết phán đoán thời tiết, bạn sẽ phải đánh liều đi bất cứ lúc nào thấy tiện. Nhưng nếu biết xem thời tiết, bạn có thể đoán được là có một cơn bão đang đến và cần phải hoãn lại – hoặc đi càng nhanh càng tốt.
- Đoán thời tiết nghĩa là phát hiện những thay đổi về áp suất không khí, nhận biết các hình thái của mây, thậm chí phải chú ý các chi tiết nhỏ như chuyển động của khói từ đống lửa bạn đang đốt (khói xoáy không phải là dấu hiệu tốt). Các loài vật cũng có thể báo hiệu cho bạn biết về thời tiết.
-
7Hiểu rằng bạn có thể bị sốc khi quay trở về cuộc sống ở đô thị. Một khi bạn đã rời bỏ cuộc sống thành thị với tiền tài, địa vị và những công việc thường nhật, việc quay trở lại dường như là một chiến công. Một số người lại cảm thấy hoang mang. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng các lựa chọn.
- Có thể bạn phải đi từng bước nhỏ. Chuyển đến sống ở một nông trại hoặc vùng quê nào đó có lẽ tốt hơn là quay trở về thành phố, ít ra là chưa phải ngay bây giờ. Đừng tự gây sốc cho bản thân nếu không có gì bắt buộc. Việc đi từng bước nhỏ sẽ giúp quá trình chuyển tiếp dễ dàng hơn.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Đừng có hành động nào thu hút những con thú hoang. Tuyệt đối không để lại dấu vết của thức ăn (trừ thức ăn từ thực vật) hoặc tất và quần áo có hơi người gần nơi ở, vì các loài vật rất giỏi đánh hơi những thứ này.
- Luôn luôn đem theo một vũ khí nào đó để phòng thân khi bị tấn công.
- Chọn vị trí dựng lều gần nguồn nước, nhưng đừng quá gần! Nhiều người từng thức giấc giữa đêm và thấy cả người và đồ đạc nằm trong nước lấp xấp. Đừng để mình rơi vào hoàn cảnh như vậy. Nhớ dựng lều cách bên trên mực nước cao nhất của bờ hồ hoặc bờ sông một khoảng xa. Cũng đừng cắm trại dưới lòng sông cạn khô.
- Tuyệt đối không ngủ ngay trên mặt đất, thay vào đó, bạn hãy nằm lên lớp lá cây khi ngủ. Như vậy bạn sẽ giảm được nguy cơ mất thân nhiệt vào ban đêm.
- Nếu muốn người ta tìm được bạn, hãy đốt một đống lửa. Nếu có thể, bạn hãy tìm một miếng đồng và ném vào ngọn lửa. Ngọn lửa của bạn sẽ chuyển thành màu xanh và dễ phân biệt với đám cháy rừng. Cho thêm lá hoặc cành cây ướt vào đống lửa để tạo thêm khói báo hiệu.
- Nếu có đi vào nơi hoang dã, bạn luôn luôn phải nói cho người nào đó biết là mình đang đi đâu. Bạn đâu biết trước chuyện gì có thể xảy ra và khi nào bạn cần được cứu hộ khẩn cấp hoặc cần ai đó giúp đỡ.
- Luôn luôn đem theo vật tạo lửa – đá lửa, diêm, bất cứ thứ gì bạn thấy tiện nhất. Như thế, khi đi xa khỏi nơi trú ẩn, bạn có thể kiếm thức ăn và nấu ăn ngay tại chỗ. Ngay cả chiếc bật lửa hết nhiên liệu cũng có thể đánh ra các tia lửa làm cháy miếng bông gòn.
- Học cách sống của người nguyên thủy như thổ dân châu Mỹ; họ đã sống như vậy suốt mùa hè sang mùa đông đến hàng vạn năm nay. Tập sống tách khỏi đất liền. Học cách làm cung tên từ cành cây. Làm quen với các loài cây và dùng tre trúc làm mũi tên. Học cách làm đầu mũi tên từ đá lửa, đá vỏ chai hoặc đáy chai bia vỡ nhặt được ở ven đường. Tận dụng tất cả các bộ phận của những con thú rừng săn được. Tự tìm mọi nguồn cung cấp cho bản thân.
- Luôn luôn đem những thứ thiết yếu theo người. Đừng quên một chai nước, con dao, hộp diêm và một món đồ ăn nhỏ.
- Khi đi vệ sinh, bạn nhớ “đi” cách xa nguồn nước ít nhất 30 mét. Hẳn là bạn không muốn uống phải nguồn nước mà chính mình đã làm ô nhiễm.
- Cất thức ăn lên trên cao – tránh xa tầm với của gấu. Bạn nên xông khói toàn bộ số thịt kiếm được để bảo quản lâu hơn. Hơn nữa, hầu hết các con thú đều sợ khói, và chỉ có những con thú lớn mới dám lại gần.
- Cân nhắc học kỹ năng sử dụng các nguồn tài nguyên trong tự nhiên để sẵn sàng cho cuộc sống nơi hoang dã.
Cảnh báo
- Nếu chỉ dựa vào viên lọc nước i-ốt lâu hơn 5 tuần, bạn có thể bắt đầu bị đau bụng. Nếu có dùng viên i-ốt trong khoảng thời gian lâu như vậy, bạn nên đun sôi nước sau khi lọc.
- Cố gắng chiến đấu với nỗi sợ và vượt qua chính mình. Nó sẽ rất có ích cho cuộc sống của bạn trong tương lai.
- Nhớ khoá cửa lều vào ban đêm. Các loài động vật có thể bò vào lều, một số động vật rất nguy hiểm.
- Cảnh giác với động vật có màu sắc sặc sỡ (thường là côn trùng và rắn). Các loài này thường nguy hiểm chết người; màu sắc nổi bật của chúng chính là lời cảnh báo cho các loài vật khác TRÁNH XA! Đơn cử như một số loài ếch phi tiêu độc, rắn san hô và bướm vua.
- Bạn có thể đuổi gấu đen bằng cách phát ra tiếng động lớn, nhưng gấu nâu và gấu Bắc cực lại bị thu hút bởi tiếng độngg. Hãy nhớ mẹo này nếu bạn đến vùng có 3 loài gấu này sinh sống.
- Đừng ăn lá dương xỉ, vì một số loài dương xỉ có độc. Tuy nhiên, bạn có thể ăn một lượng nhỏ nếu bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột để tiêu diệt chúng.
- Tránh đụng vào bất cứ cây nào có lá bóng láng, và hãy cảnh giác với những cây có ba lá.
- Đừng ăn nấm. Trung bình có đến 80% loài là nấm độc. Chỉ ăn khi bạn biết chắc đó là nấm gì.
- Không ăn bất cứ loài thực vật vào có nhựa trắng. Một số trường hợp ngoại lệ là cây bồ công anh và cây bông tai; cả hai cây này đều ăn được và cũng khá ngon nếu được chế biến đúng cách.
- Đừng mặc bộ đồ vừa nấu ăn xong đi ngủ - mùi thức ăn vương trên quần áo có thể thu hút gấu và các loài vật khác tìm đến.
- Khi vào rừng, bạn cần chuẩn bị đối phó với những đàn côn trùng đông đảo rất phiền toái. Nhớ rằng chúng thường bay ra vào lúc hoàng hôn và bình minh.
- Tuyệt đối không lại gần con non của các loài vật, đặc biệt là gấu và mèo rừng.
Những thứ bạn cần
- Nguồn nước (suối hoặc sông)
- Nguồn thức ăn (thú rừng nhỏ và thực vật)
- Quần áo ấm
- Dụng cụ đánh lửa
- Chăn dày, ấm
- Chảo nhỏ, bát và đĩa nhỏ, dao, nĩa và thìa
- Bộ công cụ đa năng hoặc dao xếp đa năng
- Súng
- Thuốc xịt chống côn trùng
- Đèn pin
- Băng gạc
- Thuốc
- Vũ khí (phòng trường hợp bị tấn công)
- Bình nước (phòng khi không có nguồn nước)
- Thiết bị để liên lạc khi cần
- Máy quay (có thể dùng để làm bằng chứng trong trường hợp bạn bị thú hoang tấn công và để chụp phong cảnh)
Tham khảo
- ↑ http://www.goodreads.com/quotes/tag/wilderness
- ↑ http://survival-mastery.com/skills/bushcraft/living-in-the-wilderness.html
- ↑ http://survivalcache.com/wilderness-survival/
- ↑ http://survival-mastery.com/skills/bushcraft/living-in-the-wilderness.html
- ↑ http://survival-mastery.com/skills/bushcraft/living-in-the-wilderness.html
- ↑ https://www.outdoorlife.com/photos/gallery/2014/09/11-ways-signal-help/
- ↑ https://www.popularmechanics.com/adventure/outdoor-gear/a25095391/how-to-set-up-camp/
- ↑ https://www.popularmechanics.com/adventure/outdoor-gear/a25095391/how-to-set-up-camp/
- ↑ https://www.outdoorlife.com/photos/gallery/hunting/2013/05/survival-shelters-15-best-designs-wilderness-shelters/
- ↑ https://authorizedboots.com/17-best-ways-to-purify-water-in-the-wild/
- ↑ https://www.wildernesscollege.com/pemmican-recipes.html
- ↑ https://www.outsideonline.com/1920651/5-essential-survival-tips
- ↑ http://www.bcadventure.com/adventure/wilderness/survival/basic.htm
- ↑ http://www.wilderness-survival.net/forums/showthread.php?8382-Wilderness-Living-How-It-Really-Works