Bài viết này có đồng tác giả là Peggy Rios, PhD, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể.
Bài viết này đã được xem 23.517 lần.
Khi biết mình sắp từ giã cõi đời này, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy rất lo sợ, nhưng hãy nhớ rằng bạn không đơn độc. Có lẽ bạn muốn có một trải nghiệm dễ dàng và không đau đớn. May mắn thay, bạn có thể kiểm soát cơn đau và sự khó chịu để cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, hãy tập trung vào việc giữ sự thoải mái và dành thời gian bên người thân cùng bạn bè. Cuối cùng, đừng quên chú ý đến nhu cầu cảm xúc để bạn có được cảm giác bình yên.
Lưu ý: Đây là bài viết hướng dẫn cách an dưỡng cuối đời. Nếu bạn có ý nghĩ tự tử, hãy tìm hiểu cách thuyết phục bản thân không tự tử hoặc gọi 800-273-TALK - đường dây nóng ngăn ngừa tự tử hay nhắn tin đến số 741741 để được trò chuyện với ai đó, nếu bạn đang ở Mỹ. Tại Việt Nam, bạn nên tìm đến khoa tâm lý tại các bệnh viện để được hỗ trợ.
Các bước
Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:Giữ sự thoải mái
-
1Sống thật thoải mái trong những ngày cuối đời nếu có thể. Bạn nên sống những ngày còn lại trong căn nhà thân yêu, bên gia đình hoặc nơi mà bạn cảm thấy thoải mái. Hãy bày tỏ nguyện vọng của bạn với bác sĩ hoặc người thân và chọn điều tốt nhất cho mình.[1]
- Nếu bạn ở bệnh viện, hãy nhờ người thân và bạn bè đem đến cho bạn những thứ tạo cảm giác dễ chịu, như ảnh, chăn và gối từ nhà.
-
2Dành nhiều thời gian cho những việc yêu thích. Đây là lúc bạn nên dành thời gian để làm những việc mà bản thân mong muốn. Hãy làm việc gì đó thật vui khi bạn có năng lượng. Nếu cảm thấy quá mệt, bạn có thể xem chương trình yêu thích hoặc đọc sách.[2]
- Ví dụ, bạn có thể chơi trò chơi đơn giản nào đó với người thân khi bạn cảm thấy khỏe khoắn hoặc dẫn chó đi dạo.
-
3Nghe nhạc để cải thiện tâm trạng. Âm nhạc có thể nâng cao tinh thần và góp phần xoa dịu cơn đau. Hãy chọn thể loại nhạc yêu thích nhất của bạn hoặc nhạc gợi nhớ những kỷ niệm tươi đẹp. Bạn nên nghe nhạc thường xuyên để cảm thấy phấn chấn hơn.[3]
- Tốt hơn hết, bạn nên dùng thiết bị điều khiển bằng giọng nói để có thể bật nhạc bằng cách ra lệnh. Nếu bạn không biết phải chuẩn bị như thế nào, hãy nhờ người thân hoặc bạn bè giúp đỡ.
-
4Nghỉ ngơi thường xuyên vì bạn rất dễ mệt. Có thể bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi và điều đó hoàn toàn bình thường. Đừng cố gắng làm việc quá sức tại thời điểm này. Hãy nghỉ ngơi nhiều hơn để bạn có cơ hội tận hưởng khoảng thời gian còn lại.[4]
- Ví dụ, bạn có thể dành phần lớn thời gian trong ngày cho việc nghỉ ngơi trên ghế thư giãn hoặc trên giường.
-
5Chuẩn bị sẵn một ít chăn ở gần để phòng khi bạn cảm thấy lạnh. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc thích ứng với nhiệt độ. Khi trường hợp này xảy ra, sẽ tốt hơn nếu bạn có chỗ để lấy thêm chăn đắp hoặc dẹp bớt chăn khi cần. Hãy đảm bảo bạn luôn có sẵn chăn ở gần bên để dùng mỗi lúc cảm thấy lạnh.[5]
- Không dùng chăn điện vì nhiệt độ trong chăn có thể rất nóng hoặc khiến bạn bị bỏng.
- Nếu bạn có người chăm sóc, hãy nhờ họ giúp bạn cảm thấy dễ chịu.
-
6Nhờ người khác giúp đỡ việc nhà để bạn không phải làm việc quá sức. Cố gắng đừng lo lắng đến việc nhà như nấu nướng hoặc dọn dẹp. Thay vào đó, bạn nên nhờ người chăm sóc, người thân hoặc bạn bè làm hộ những việc này. Giải pháp tốt nhất là chia việc cho nhiều người để mọi việc được hoàn tất một cách dễ dàng.[6]
- Không sao cả nếu một số việc vẫn còn dở dang. Bây giờ, sự thoải mái và nghỉ ngơi là điều quan trọng nhất đối với bạn, nên bạn đừng lo lắng.
Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:Xoa dịu cơn đau hoặc sự khó chịu
-
1Trao đổi với bác sĩ về việc chăm sóc giảm nhẹ để kiểm soát cơn đau. Thật tuyệt khi bạn đã được chăm sóc giảm nhẹ! Quá trình chăm sóc giảm nhẹ giúp kiểm soát cơn đau và các triệu chứng khác của tình trạng bệnh tại mỗi giai đoạn điều trị. Nếu bạn chưa được chăm sóc giảm nhẹ, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn thêm.[7]
- Bác sĩ, điều dưỡng và chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác sẽ cùng bạn làm dịu cơn đau và giảm nhẹ những triệu chứng khác.
-
2Chuẩn bị di chúc y khoa để hoàn thành các mong muốn cuối đời của bạn. Di chúc y khoa là văn bản ghi chép lựa chọn an dưỡng cuối đời mà bạn muốn nhận được. Chẳng hạn như bạn muốn loại hình chăm sóc nào, có cần các biện pháp duy trì sự sống không và mọi việc sẽ như thế nào khi bạn rơi vào trạng thái không ý thức. Hãy đưa di chúc y khoa cho bác sĩ, đội ngũ chăm sóc và người thân của bạn.[8]
- Bạn có thể nhờ ai đó đáng tin cậy giúp mình soạn thảo di chúc y khoa. Họ còn có thể giúp bạn đem văn bản đi công chứng và nhờ luật sư tư vấn thêm nếu cần.
-
3Yêu cầu bác sĩ kê thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu. Có thể bạn sẽ cần thuốc giảm đau để xoa dịu sự khó chịu; vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ về vấn đề này. Việc còn lại là thực hiện theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ. Thông thường, họ sẽ hướng dẫn bạn uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày để kiểm soát cơn đau.[9]
- Bạn sẽ cần uống thuốc giảm đau trước khi cơn đau xuất hiện trở lại. Việc ngăn chặn cơn đau sẽ dễ dàng hơn việc cố gắng chấm dứt nó.
- Nếu thuốc giảm đau không còn hiệu quả, bạn cần cho bác sĩ biết điều này. Họ sẽ cho bạn loại thuốc mạnh hơn, chẳng hạn như morphine.
- Khi kiểm soát cơn đau cuối đời, bạn không cần phải lo lắng về việc nghiện thuốc giảm đau. Bạn cứ dùng những liều thuốc mà bác sĩ cho biết là an toàn.
-
4Thay đổi tư thế thường xuyên để bạn không bị đau trong khi nằm. Lúc này bạn cần nghỉ ngơi nhiều; do đó, hãy nằm nghỉ thường xuyên hơn. Để tránh đau nhức do nằm, bạn nên thay đổi tư thế sau mỗi 30 phút đến một tiếng. Ngoài ra, hãy dùng gối và gối đệm nâng đỡ cơ thể để bạn cảm thấy thoải mái.[10]
- Nhờ giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong việc trở mình. Không sao cả khi bạn cảm thấy mình yếu đuối; người chăm sóc, bạn bè và người thân sẽ luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn.
-
5Ngồi và sử dụng quạt hoặc máy làm ẩm không khí để làm dịu các vấn đề về hô hấp. Có thể bạn sẽ bị khó thở và cảm thấy vô cùng khó chịu. Bạn sẽ dễ thở hơn khi dùng gối đệm hoặc giường có thể điều chỉnh độ nghiêng để nâng phần thân trên lên. Ngoài ra, hãy mở cửa sổ hoặc dùng quạt để điều hòa không khí. Một lựa chọn khác là bật máy làm ẩm không khí để tăng độ ẩm và làm dịu đường hô hấp của bạn.[11]
- Trong y khoa, tình trạng này còn được là thở khó nhọc. Bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc giảm đau hoặc máy thở ô-xi để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi khó thở.
-
6Yêu cầu bác sĩ kê thuốc trị buồn nôn hoặc táo bón nếu cần. Bạn có thể gặp phải một số vấn đề thông thường ở bụng như buồn nôn hoặc táo bón. Trong trường hợp này, đừng cố gắng ăn uống trừ khi bạn thực sự muốn. Ngoài ra, hãy trao đổi với bác sĩ về việc dùng thuốc để bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.[12]
- Có thể bác sĩ cũng sẽ cho bạn lời khuyên để tránh bị buồn nôn và táo bón.
-
7Thoa sản phẩm dưỡng thể không cồn để da không bị khô và kích ứng. Có lúc da của bạn sẽ rất khô và gây cảm giác đau. Trong một số trường hợp, da thậm chí còn bị nứt nẻ. May mắn thay, bạn có thể tránh tình trạng này bằng cách sử dụng dưỡng thể không cồn ít nhất một lần mỗi ngày. Hãy dùng tay thoa sản phẩm dưỡng thể lên da hoặc nhờ giúp đỡ.[13]
- Thoa thêm dưỡng thể khi bạn cảm thấy da bị khô. Chẳng hạn như bạn sẽ cần thoa sản phẩm dưỡng thể cho bàn tay sau khi rửa.
Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:Dành thời gian cho bạn bè và người thân
-
1Mời bạn bè và người thân đến thăm bạn thường xuyên. Việc ở bên người thân và bạn bè sẽ góp phần cải thiện tâm trạng của bạn. Tuy nhiên, họ có thể sẽ không đến thăm bạn thường xuyên vì không biết rõ mong muốn của bạn. Hãy gọi hoặc nhắn tin để nói với mọi người rằng bạn muốn có người đến thăm. Đừng quên nói rõ thời điểm thích hợp và mời họ đến.[14]
- Bạn có thể nói “Bây giờ tôi muốn gặp mọi người trong nhà. Hãy đến thăm tôi vào giờ ăn tối để chúng ta có thể trò chuyện. Anh/chị/em có rảnh ngày nào trong tuần này không?”
- Dành thời gian ở một mình để nghỉ ngơi hoặc suy nghĩ nếu bạn muốn. Hãy cho mọi người biết rằng bạn cần không gian riêng và muốn được ở một mình trong chốc lát.[15]
-
2Cho mọi người biết cảm xúc của bạn. Việc chia sẻ cảm xúc là cách giúp bạn cảm thấy bình yên hơn. Ngoài ra, bạn bè và người thân cũng sẽ có được những kỷ niệm đáng nhớ bên bạn. Hãy lập danh sách những người mà bạn muốn trò chuyện cùng trước khi ra đi và lần lượt hẹn gặp họ.[16]
- Ví dụ, cho người thân và bạn bè biết tình yêu mà bạn dành cho họ.
- Nói cảm ơn với người mà bạn cần cảm ơn.
- Tha thứ cho những người đã gây tổn thương cho bạn trong quá khứ.
- Xin lỗi vì sai lầm của bạn.
-
3Hồi tưởng về những mối quan hệ và trải nghiệm ý nghĩa. Hãy nghĩ về cuộc sống và những kỷ niệm tươi đẹp. Kể với bạn bè và người thân về những trải nghiệm và ý nghĩa của chúng đối với bạn. Nếu có thể, hãy xem ảnh để giúp bạn nhớ lại điều gì từng quan trọng với mình.[17]
- Đây là cách giúp bạn nhận ra cuộc sống của mình từng trọn vẹn và ý nghĩa đến mức nào, và đem đến cho bạn sự bình yên.
-
4Hoàn thành những việc mà bạn luôn ao ước nếu có thể. Hãy xác định những hoạt động hoặc trải nghiệm mà bạn có thể thực hiện trong những ngày cuối đời. Tiếp theo, liên lạc với bạn bè và người thân để tiến hành những việc này. Đừng căng thẳng với việc cố gắng hoàn thành các mục tiêu. Điều quan trọng là tận hưởng khoảng thời gian mà bạn có bằng cách hoàn thành những việc có thể.[18]
- Ví dụ, đi thăm miền quê yên ả, ngắm mặt trời mọc trên biển hoặc đi một chuyến du lịch trên du thuyền.
Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:Đối mặt với nỗi đau tinh thần
-
1Trút bầu tâm sự với người đáng tin cậy khi bạn cảm thấy bất mãn. Việc bạn có cảm xúc lo lắng hoặc sợ hãi dẫn đến bất an là hoàn toàn bình thường. Hãy chia sẻ cảm xúc của bạn với người thân hoặc bạn bè và nhờ họ cho lời khuyên hoặc trấn an.[19]
- Chẳng hạn như bạn sẽ nói “Tôi lo lắng không biết ai sẽ chăm sóc đàn chó sau khi tôi mất. Anh có lời khuyên nào cho tôi không?” hoặc “Tôi sợ mình sẽ phải trở lại bệnh viện. Tôi có thể tâm sự với chị một chút không?”
-
2Gặp chuyên gia tư vấn tâm lý hoặc chuyên gia trị liệu nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc chấp nhận thực tế. Có thể bạn vẫn chưa chấp nhận được tình trạng bệnh của mình hoặc việc mình sắp từ giã cõi đời. Đây là trạng thái cảm xúc bình thường và chuyên gia tư vấn tâm lý có thể giúp bạn. Hãy tìm chuyên gia trị liệu có chuyên môn về việc an dưỡng cuối đời hoặc nhờ bác sĩ giới thiệu chuyên gia thích hợp.[20]
- Nếu chọn gói chăm sóc giảm nhẹ, đội ngũ chăm sóc của bạn cũng sẽ có chuyên gia trị liệu. Hãy trao đổi với họ khi bạn cần hỗ trợ về mặt tinh thần.
- Chi phí trị liệu có thể được bảo hiểm chi trả, nên bạn cần xem lại các điều khoản.
- Có lẽ bạn sẽ cảm thấy việc trị liệu vào lúc này không có ích lợi gì, nhưng cảm xúc của bạn rất quan trọng. Quá trình trao đổi với chuyên gia trị liệu có thể giúp cho những ngày cuối đời của bạn trở nên yên bình hơn; vì vậy, đây là việc nên làm.
-
3Trò chuyện với người đứng đầu cộng đồng tâm linh của bạn ít nhất một lần mỗi tuần. Việc bạn ngờ vực đức tin của mình hoặc lo lắng về thế giới bên kia là điều bình thường. Hãy tìm đến cộng đồng tâm linh hoặc tôn giáo để trả lời những câu hỏi lớn và trở về với đức tin của bạn. Người đứng đầu cộng đồng tâm linh có thể cho bạn câu trả lời, sự đồng hành và sự xoa dịu.[21]
- Cân nhắc việc mời nhiều người đứng đầu cộng đồng tâm linh đến thăm bạn để bạn có thể gặp gỡ những người này thường xuyên hơn.
- Nếu bạn không cảm thấy gắn kết với đức tin của mình, hãy thổ lộ điều đó để người khác có thể điều chỉnh và chia sẻ những điều phù hợp với niềm tin của bạn.
- Mời các thành viên trong cộng đồng tâm linh đến trò chuyện với bạn về đức tin hoặc cầu nguyện cùng bạn.
-
4Đừng vội kết thúc cuộc sống. Có lẽ bây giờ bạn đang đau đớn, nhưng tự tử không phải là giải pháp. Có thể bạn không nhìn thấy những lựa chọn khác vào lúc này, nhưng bạn vẫn còn hy vọng. Hãy trò chuyện với người đáng tin cậy, đến bệnh viện hoặc trao đổi với bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ.[22]
- Nếu bạn có ý nghĩ tự tử và cần giúp đỡ, hãy gọi 800-273-TALK - đường dây nóng ngăn ngừa tự tử, nếu bạn đang ở Mỹ. Tại Việt Nam, bạn nên tìm đến khoa tâm lý tại các bệnh viện để xua tan ý nghĩ tiêu cực. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy khá hơn!
Quảng cáo
Lời khuyên
- Đừng ngại nhờ giúp đỡ khi bạn cần. Gia đình và bạn bè yêu bạn và luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn.
Tham khảo
- ↑ https://www.nia.nih.gov/health/providing-comfort-end-life
- ↑ https://greatergood.berkeley.edu/article/item/seven_keys_to_good_death
- ↑ https://www.nia.nih.gov/health/providing-comfort-end-life
- ↑ https://www.nia.nih.gov/health/providing-comfort-end-life
- ↑ https://www.nia.nih.gov/health/providing-comfort-end-life
- ↑ https://www.nia.nih.gov/health/providing-comfort-end-life
- ↑ https://www.rn.com/headlines-in-health/end-of-life-care/
- ↑ https://www.caregiver.org/advanced-illness-holding-on-letting-go
- ↑ https://www.nia.nih.gov/health/providing-comfort-end-life
- ↑ https://www.nia.nih.gov/health/providing-comfort-end-life
- ↑ https://www.nia.nih.gov/health/providing-comfort-end-life
- ↑ https://www.nia.nih.gov/health/providing-comfort-end-life
- ↑ https://www.nia.nih.gov/health/providing-comfort-end-life
- ↑ https://greatergood.berkeley.edu/article/item/seven_keys_to_good_death
- ↑ https://www.nia.nih.gov/health/providing-comfort-end-life
- ↑ https://greatergood.berkeley.edu/article/item/seven_keys_to_good_death
- ↑ https://greatergood.berkeley.edu/article/item/seven_keys_to_good_death
- ↑ https://greatergood.berkeley.edu/article/item/seven_keys_to_good_death
- ↑ https://www.nia.nih.gov/health/providing-comfort-end-life
- ↑ https://www.nia.nih.gov/health/providing-comfort-end-life
- ↑ https://greatergood.berkeley.edu/article/item/seven_keys_to_good_death
- ↑ https://www.helpguide.org/articles/suicide-prevention/are-you-feeling-suicidal.htm