Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Chó con sẽ phải học rất nhiều thứ trong quá trình trưởng thành. Điều đó đồng nghĩa với việc đôi khi chó con sẽ có những hành vi xấu khi chúng thăm dò các giới hạn và học được đâu là ranh giới. Bạn cần học cách đáp lại những hành vi đó cũng như khen thưởng và khuyến khích những hành vi tốt. Việc bạn dành thời gian rèn luyện kỷ luật cho chó con sẽ giúp cún cưng của bạn trở thành một chú chó tốt.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Đáp lại hành vi xấu

  1. 1
    Bắt đầu sớm và nhất quán. Bạn nên bắt đầu rèn kỷ luật cho chó con ngay khi đem nó về nhà. Chó con học rất nhanh và cần được chỉ bảo hành động nào là không được chấp nhận trong nhà bạn. Bạn cũng cần thể hiện sự nhất quán khi đáp lại các hành vi xấu, nếu không, chú chó của bạn sẽ bối rối, và việc ngăn chặn những hành vi này sẽ trở nên khó khăn hơn.[1]
    • Ví dụ, khi chó con sủa những người hàng xóm và bạn ra lệnh cho nó dừng lại. Sau đó nó bắt đầu sủa người đưa thư nhưng bạn lại không nói gì. Như vậy, chú chó của bạn sẽ không biết chắc khi nào thì nó không nên sủa, điều này có vẻ sẽ khiến nó sủa bất cứ khi nào nó muốn.
  2. 2
    Dùng biện pháp huấn luyện bằng khen thưởng để khuyến khích các hành vi được khen. Phương pháp huấn luyện bằng khen thưởng dùng kỷ luật để giúp chó con hiểu được khi nào thì một hành vi là không đúng. Bất kỳ phản ứng nào của chủ cũng có thể là một phần thưởng trong suy nghĩ của chó, nên lời khuyên cho bạn là hãy hoàn toàn phớt lờ những hành vi xấu. Tuy nhiên, nếu chó con thực hiện một hành vi để tự thưởng cho mình (ví dụ như nhai giày vì nó thích điều đó) thì cách này không hiệu quả. Với trường hợp này, một câu lệnh ngắn và trìu mến sẽ phù hợp hơn. Khi chó con thực hiện hành vi mà bạn không hài lòng, chỉ cần nói “Không” hoặc các câu tương tự với giọng phản đối. Hãy chỉ dẫn cho nó chứ đừng la mắng.
  3. 3
    Phớt lờ các hành vi xấu khi chúng không nhằm mục đích tự thưởng. Khi chó con cố gắng thu hút sự chú ý của bạn bằng cách sủa, nhảy lên, hoặc cắn ngón tay bạn thì tốt nhất là bạn nên làm ngơ. Hãy đoán xem nó muốn gì khi thực hiện những hành vi xấu để quyết định khi nào bạn cần làm vậy. Nếu nó nhảy chồm lên người bạn khi bạn về nhà thì có thể nó muốn được chú ý. Nếu bạn không chú ý, chú cún sẽ biết rằng nó cần hành động khác đi. Dần dần, chó con sẽ học được rằng, chỉ hành vi tốt mới nhận được sự quan tâm và yêu thương của bạn.[2]
    • Ví dụ, nếu chó con bắt đầu sủa bạn, bạn hãy quay lưng đi và đừng để ý đến nó. Chú cún sẽ hiểu rằng nó chẳng nhận được gì khi làm vậy.
  4. 4
    Đánh lạc hướng và chuyển hướng chú ý của chó con. Làm chó con chú ý bằng cách tạo ra một tiếng động lớn. Bạn có thể vỗ tay và kiên quyết nói “không” khi bắt gặp nó đang thực hiện hành vi không mong muốn, chẳng hạn như nhai giày hoặc ngồi xổm để tè lên thảm. Tiếng động và giọng điệu không hài lòng sẽ đánh lạc hướng cún khỏi việc nó đang làm. Sau đó, hãy chuyển hướng chú ý của nó sang hành vi mà bạn mong muốn.[3]
    • Ví dụ, nếu chú chó đang đi tiểu không đúng chỗ, bạn hãy nhấc nó lên và ngay lập tức mang nó tới chỗ đi vệ sinh mà bạn đã quy định.
  5. 5
    Dùng hình phạt cách ly sao cho hiệu quả. Nếu chó con có hành vi xấu, bạn cần cách ly nó khỏi bất kỳ nguyên nhân nào gây ra hành vi đó và chuyển nó tới môi trường khác. Bạn có thể cho nó vào một căn phòng yên tĩnh trong nhà, tránh xa mọi sự xao nhãng hoặc mang nó ra ngoài sân. Để nó "tự kiểm điểm" trong khoảng 10 đến 30 giây, sau đó đưa nó ra khỏi nơi cách ly và hành động như chưa có gì xảy ra nếu nó không thực hiện hành vi đó nữa (như không sủa nữa). Nếu chú chó vẫn tiếp tục hành vi đó, bạn cần đợi cho đến khi nó dừng lại.[4]
    • Đáp lại các hành vi xấu một cách tức thời và nhất quán. Ngay khi thấy chó con có hành động không tốt, bạn hãy mang nó ra chỗ cách ly. Đảm bảo rằng lần nào nó phạm lỗi bạn cũng làm y như vậy.
  6. 6
    Dạy chó con ngừng sủa. Phớt lờ tiếng sủa của nó. Nếu chú chó chỉ cố gắng làm bạn chú ý, nó sẽ sớm ngừng sủa. Nhưng nếu nó vẫn tiếp tục sủa dù bạn không chú ý thì hãy tìm ra nguyên nhân và loại bỏ nguyên nhân đó. Ví dụ, nếu chú chó sủa những phương tiện giao thông ngoài cửa sổ, hãy kéo hết rèm xuống. Nếu nó vẫn không ngừng sủa, bạn nên đưa nó sang một phòng khác khoảng vài phút.[5]
    • Bạn cũng có thể khiến chú cún ngừng sửa bằng cách cho nó thứ gì đó để nhai, chẳng hạn như sợi dây đồ chơi.
  7. 7
    Ngăn chó con cắn. Chó con rất nghịch ngợm và cần phải biết đâu là giới hạn khi nó bắt đầu nghịch thô bạo. Ngay khi chó con cắn, hãy kêu lên “a”. Phớt lờ khoảng 20 giây sau khi nó nhả tay bạn ra. Khi bạn làm như vậy, chú cún sẽ biết rằng bạn không chấp nhận sự nghịch ngợm thô bạo.[6]
    • Tránh giật tay ra khi chó con cắn. Nó sẽ tưởng bạn vẫn đang chơi đùa và sẽ tiếp tục đuổi theo.
  8. 8
    Tránh dùng các hình phạt bạo lực. Nghiên cứu chỉ ra rằng trừng phạt bằng bạo lực (như đánh, đá, quát mắng, hoặc trừng mắt lườm) thực chất sẽ khiến chó trở nên hung hăng hơn.[7] Đừng bao giờ dùng bạo lực để điều chỉnh hành vi của chó con.
    • Trừng phạt bằng bạo lực có thể gây ra tổn thương và phá hủy mối quan hệ giữa bạn và cún.[8]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Khuyến khích hành vi tốt

  1. 1
    Hiểu được yếu tố tạo động lực cho cún cưng. Chó con là loài động vật có tính xã hội cao. Chúng muốn được bạn quan tâm và yêu thương, dù chỉ là liếc nhìn, chuyện trò với chúng bằng giọng điệu vui vẻ hào hứng, cho chúng một món đồ chơi đặc biệt, xoa đầu và âu yếm chúng, hoặc cho chúng đồ ăn ngon. Để ý xem cún con của bạn thích điều gì nhất. Ngay lập tức khen thưởng cho hành vi tốt mà chó con thực hiện, như vậy nó sẽ có liên hệ tích cực với hành vi đó.
    • Nhất quán khi bạn củng cố hành vi tốt một cách tích cực. Chó con sẽ nhanh chóng nhận ra hành vi nào được bạn tán thưởng và hành vi nào không nhận được nhiều sự chú ý của bạn.[9]
  2. 2
    Xây dựng lịch trình sinh hoạt. Chó con muốn biết chúng nên mong đợi điều gì. Xây dựng một lịch trình sinh hoạt hằng ngày với thời gian cụ thể cho việc ăn, đi vệ sinh, đi dạo, và tập luyện. Như vậy, chó con sẽ biết tiếp theo nó cần làm gì và mong đợi điều gì.[10]
    • Một lịch trình cụ thể sẽ giúp điều hòa hành vi của chó. Ví dụ, nếu chú cún biết sau bữa ăn sẽ được đi dạo, có thể nó sẽ để dành sức lực cho việc đó.
  3. 3
    Khẳng định quyền làm chủ của bạn. Chó con sẽ tôn trọng và nghe lời hơn nếu bạn thể hiện rõ quyền lực của mình. Đê làm điều đó, hãy ra lệnh bằng giọng điệu nghiêm khắc. Ngoài lúc huấn luyện, bạn cũng cần yêu cầu cún phải tuân theo mệnh lệnh. Ví dụ như bắt nó ngồi và đợi một lúc trước khi bạn cho ăn.
    • Cho chó con thời gian để thực hiện mệnh lệnh. Nếu chú chó có vẻ không phản ứng với mệnh lệnh của bạn, đừng nhượng bộ và từ bỏ. Bạn cần cho chó con biết nó phải nghe và làm theo mệnh lệnh. Thể hiện quyền lực của bạn với thái độ bình tĩnh và quả quyết.[11]
  4. 4
    Dạy chó con đi vệ sinh đúng nơi quy định. Khi xây dựng lịch trình, bạn nên nhớ bao gồm thời gian cho chó con đi vệ sinh đều đặn. Ví dụ, đi vệ sinh là việc đầu tiên cần làm vào buổi sáng, 15 đến 20 phút sau khi ăn, và thường xuyên sau thời gian nghỉ trưa hoặc chơi đùa. Cún sẽ hiểu khi nào là thời gian thích hợp để đi vệ sinh, và điều này sẽ giúp giảm nguy cơ xảy ra sự cố.[12]
    • Bạn có thể bắt đầu bằng việc huấn luyện cho chó không đi vệ sinh trong chuồng nếu bạn không có kế hoạch dắt nó ra ngoài.
  5. 5
    Huấn luyện chó con. Dạy chó con những câu lệnh cơ bản (như "lại đây", "ngồi", "yên"). Như vậy, khi thấy chó con có hành vi xấu, bạn có thể ngay lập tức chuyển hướng chú ý của nó. Ví dụ, khi thấy nó chạy tới và nhảy chồm lên ai đó, bạn có thể nhanh chóng yêu cầu nó “lại đây”. Chú chó sẽ dừng việc nhảy lên người đó và chạy lại với bạn.[13]
    • Việc dạy chó con một vài lệnh cơ bản cũng giúp nó được an toàn. Nếu chó con sắp làm điều gì đó nguy hiểm, chẳng hạn như chạy ra đường, bạn có thể ra lệnh cho nó “ngồi” hoặc “im” để chạy đến chỗ nó.
  6. 6
    Tìm sự trợ giúp. Nếu bạn đã kiên nhẫn với chú cún của mình nhưng nó vẫn không phản ứng hoặc đáp lại mệnh lệnh, hãy tìm sự trợ giúp. Bạn có thể nhờ bác sĩ thú y giới thiệu cho một người huấn luyện chó chuyên nghiệp hoặc một chuyên gia về hành vi động vật.
    • Bạn cũng có thể đăng ký cho cún con của mình học một lớp huấn luyện do chuyên gia hướng dẫn. Bạn sẽ học được một số mẹo hữu ích và chú cún sẽ bắt đầu hiểu bạn muốn nó làm gì khi huấn luyện ở nhà.[14]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Chó ngừng sủa khi gặp người lạChó ngừng sủa khi gặp người lạ
Xác định giới tính của chóXác định giới tính của chó
Mát xa cho Chó cưng của Bạn
Nhận biết chó đã sinh xongNhận biết chó đã sinh xong
Nhận biết dấu hiệu chó sắp chếtNhận biết dấu hiệu chó sắp chết
Nhận biết chó cái sẵn sàng giao phốiNhận biết chó cái sẵn sàng giao phối
Nhận biết chó con bị thương sau khi ngãNhận biết chó con bị thương sau khi ngã
Vệ sinh vết thương cho chóVệ sinh vết thương cho chó
Nhận biết dấu hiệu động dục ở chóNhận biết dấu hiệu động dục ở chó
Nhận biết dấu hiệu chó bị trầm cảmNhận biết dấu hiệu chó bị trầm cảm
Chăm sóc chó sau khi thiếnChăm sóc chó sau khi thiến
Cho chó đi ngủCho chó đi ngủ
Âu yếm ChóÂu yếm Chó
Trấn an tinh thần cho chóTrấn an tinh thần cho chó
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

David Levin
Cùng viết bởi:
Chuyên gia huấn luyện chó
Bài viết này đã được cùng viết bởi David Levin. David Levin là chủ sở hữu của Citizen Hound, một công ty cung cấp dịch vụ dẫn chó đi dạo tại Khu Vực Vịnh San Francisco. Với hơn 9 năm kinh nghiệm huấn luyện và dẫn chó đi dạo, công ty của David đã được Beast of the Bay bầu chọn là “Best Dog Walker SF” trong các năm 2019, 2018 và 2017. Citizen Hound cũng được SF Examiner xếp hạng là công ty dẫn chó đi dạo #1 và được xếp vào Danh sách A trong các năm 2017, 2016, 2015. Citizen Hound tự hào về dịch vụ khách hàng, kỹ năng chăm sóc và uy tín của mình. Bài viết này đã được xem 11.306 lần.
Chuyên mục: Chó
Trang này đã được đọc 11.306 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo