Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Có 13 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 7.638 lần.
Trên nền trời tối đen của một ngày hè, bạn sẽ thấy hàng ngàn ngôi sao thuộc dải Ngân Hà. Dải Ngân Hà quá lớn nên bạn có thể thấy bằng mắt thường. Bạn nên chọn một nơi không có ánh đèn và cách xa thành thị. Nếu bạn sống ở bán cầu bắc thì nên nhìn về phía nam. Tuy nhiên, nếu bạn sống ở bán cầu nam thì hãy nhìn thẳng lên trên đầu. Thậm chí bạn có thể thấy các chòm sao, sao, và thiên hà.
Các bước
Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:Chọn một buổi tối phù hợp
-
1Dải Ngân Hà hiện rõ vào khoảng giữa tháng 6 và tháng 8. Khi đó là mùa hè ở bán cầu bắc và mùa đông ở bán cầu nam. Các tháng này là thời gian tốt nhất để quan sát dải Ngân Hà vì nó không quá gần mặt trời.[1]
- Bạn có thể thấy các phần của dải Ngân Hà từ tháng 3 đến tháng 8. Khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 2, dải Ngân Hà không hiện rõ trên bầu trời.[2]
-
2Bắt đầu ngắm sao sau hoàng hôn hoặc trước bình minh hai giờ. Các giờ ngay sau khi mặt trời lặn và trước khi mặt trời mọc trời vẫn còn rất sáng. Bạn nên chờ tối thiểu hai giờ sau khi mặt trời lặn để bắt đầu ngắm sao.[3]
- Bạn có thể dùng niên lịch hay trang web thời tiết để biết khi nào mặt trời mọc hay lặn vào một ngày cụ thể. Hãy dựa vào các nguồn thông tin này để lên kế hoạch cho chuyến đi.
-
3Tìm một nơi không bị ô nhiễm ánh sáng. Ánh sáng từ các tòa nhà, khu phố, và xe cộ sẽ cản tầm nhìn của bạn. Cố gắng tìm khu vực nông thôn cách xa các thị trấn, nhà cửa hay đường lớn.[4]
- Vì dải Ngân Hà xuất hiện ở bầu trời phía nam nên bạn có thể di chuyển theo hướng nam của các thành phố lớn. Nếu làm theo hướng dẫn này, ánh sáng từ thành phố sẽ không cản trở khi bạn ngắm dải Ngân Hà.
- Các khu bảo tồn thiên nhiên, núi non, sa mạc, và những nơi hoang vắng rất phù hợp để quan sát dải Ngân Hà.
- Để tìm những nơi có bầu trời tối, bạn có thể dùng bản đồ ô nhiễm ánh sáng, ví dụ như bản đồ này: http://www.youcanseethemilkyway.com/light-pollution/.
-
4Chọn một buổi tối không có trăng và mây. Bạn không thể thấy dải Ngân Hà nếu mặt trăng quá sáng hay mây phủ kín bầu trời. Trước khi đi quan sát sao, bạn nên chọn một buổi tối không có mây, với trăng mới mọc hoặc trăng lưỡi liềm.[5]
- Đa số các dịch vụ dự báo thời tiết sẽ cho bạn biết trời có mây nhiều hay ít, và pha của trăng.
- Nhiều ứng dụng như Luna Solaria hay Moon Phase Plus sẽ cho bạn biết pha của mặt trăng.
-
5Để mắt làm quen với môi trường trong 20 phút. Trong thời gian này, bạn đừng dùng đèn pin, điện thoại hay các nguồn sáng khác. Mắt bạn cần thời gian để điều chỉnh theo bóng tối trước khi có thể nhìn thấy sao.[6]Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:Quan sát sao ở bắc bán cầu
-
1Tránh đi quá xa về phía bắc. Trên vĩ độ 50° bắc, bạn sẽ khó nhìn thấy dải Ngân Hà. Vĩ độ này bao gồm tất cả các khu vực ở phía bắc Normandy, Pháp; Vancouver, Canada; và Inner Mongolia, Trung Quốc. Di chuyển về phía nam để quan sát rõ hơn.[7]
-
2Nhìn về phía nam. Dùng la bàn hoặc ứng dụng điện thoại để hướng dẫn đi về phía nam. Nếu quan sát dải Ngân Hà vào mùa hè, bạn sẽ thấy các dải sao đầu tiên mọc lên từ phía nam. Nó trông như một đám mây sao màu trắng hay một màn sương đặc vắt ngang bầu trời.[8]
- Nếu quan sát dải Ngân Hà vào mùa xuân, bạn hãy xoay nhẹ về phía tây. Nếu là mùa thu, bạn nhìn chếch sang phía đông một chút.[9]
- Nên nhớ dải Ngân Hà sẽ không trông giống bất cứ tấm ảnh nào bạn từng thấy. Các camera có thể đón nhận nhiều ánh sáng và màu sắc hơn mắt con người.
-
3Tập trung nhìn về phía đường chân trời để thấy trung tâm dải Ngân Hà. Tìm một cụm sao dày đặc, đó là trung tâm của Ngân Hà. Nếu bạn sống ở rất xa về phía bắc, trung tâm Ngân Hà có thể bị đường chân trời che một phần. Nếu bạn sống gần đường xích đạo thì nó có thể nằm trên đường chân trời.[10]
-
4Tìm vị trí của Great Rift (tạm dịch là Rãnh Lớn) với đặc điểm là các mảng tối. Tại trung tâm của dải Ngân Hà, bạn có thể thấy một số mảng tối. Chúng chỉ xuất hiện rõ trên nền trời rất tối. Người ta gọi khu vực đó là Great Rift. Đó là một loạt các đám mây dày che phủ một phần Ngân Hà.[11]Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:Quan sát sao ở nam bán cầu
-
1Di chuyển đến khu vực ở khoảng vĩ độ -30°. Bạn sẽ thấy Ngân Hà rõ hơn ở các khu vực phía nam của nam bán cầu, bao gồm North Cape, Nam Phi; Khu vực Coquimbo, Chi-lê; và New South Wales, Úc.[12]
- Bạn vẫn có thể thấy dải Ngân Hà ở các khu vực khác của nam bán cầu, nhưng các khu vực trên sẽ cho bạn thấy dải Ngân Hà nhiều nhất.
-
2Hướng về phía tây nam để quan sát các dải sao. Các dải sao trong Ngân Hà bắt đầu xuất hiện ở bầu trời tây nam và kéo dọc theo chân trời đến phía đông bắc. Bạn có thể dùng la bàn để tìm đường chân trời ở phía tây nam.[13]
-
3Nhìn thẳng lên trên đầu để quan sát trung tâm Ngân Hà. Trung tâm dải Ngân Hà sẽ nằm ngay trên đầu bạn. Bạn hãy ngửa đầu ra phía sau để nhìn. Nó trông như một đám mây trắng có sương mù.[14]
- Cân nhắc mang theo một cái chăn để bạn có thể nằm xuống và ngắm dải Ngân Hà.
-
4Tìm Great Rift tại các vùng tối. Great Rift hiện ra rõ hơn ở nam bán cầu vì dải Ngân Hà sáng hơn. Nó trông như một vệt tối cắt ngang qua các ngôi sao.[15]Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:Nâng cao trải nghiệm của bạn
-
1Mang theo sơ đồ sao để tìm các cụm sao. Tùy thuộc vào vĩ độ và mùa của khu vực bạn sống mà sẽ thấy các cụm sao khác nhau. Sơ đồ sao sẽ cho bạn biết cụm sao nào có thể quan sát. Tìm một sơ đồ sao được thiết kế riêng cho khu vực của bạn và thời gian trong năm.[16]
- Một số cụm sao phổ biến xuất hiện gần Ngân Hà bao gồm Sagittarius, Alpha Centauri, Cygnus, và Đám mây Magellan.
- Bạn có thể mua sơ đồ sao tại trạm thiên văn, viện bảo tàng khoa học, hoặc trực tuyến.
- Bạn cũng có thể cài các ứng dụng như Stellarium hay SkyGuide để tải sơ đồ sao về điện thoại.
-
2Sử dụng ống nhóm hay kính thiên văn để quan sát rõ hơn. Tìm dải Ngân Hà bằng mắt thường trước và chĩa ống kính về hướng đó. Sau đó, nhìn qua kính để xem từng ngôi sao và thiên hà ở khoảng cách gần hơn.[17]
- Bất kỳ loại ống nhóm hay kính thiên nào đều dùng được. Với độ phóng đại hay góc nhìn lớn hơn thì bạn sẽ thấy chi tiết hơn, nhưng bạn vẫn có thể phân biệt được từng ngôi sao với độ phóng đại thấp.
-
3Chụp một tấm ảnh với thời gian phơi sáng dài bằng máy ảnh kỹ thuật số. Ảnh chụp sẽ ghi lại màu sắc sặc sỡ của thiên hà và các ngôi sao. Để chụp một tấm ảnh đẹp, hãy điều chỉnh camera để thời gian phơi sáng dài hơn. Gắn ống kính lớn nhất mà bạn có. Để có kết quả tốt nhất thì bạn nên đặt camera lên chân đỡ. Hướng ống kính sao cho bạn có thể thấy bầu trời ở góc nhìn rộng nhất trước khi chụp ảnh.[18]
- Nếu có thể, hãy điều chỉnh tốc độ chụp theo kích cỡ của ống kính. Chia 500 cho đường kính của ống kính, và dùng kết quả này để chọn tốc độ chụp. Ví dụ, nếu ống kính có đường kính 25mm, bạn nên đặt tốc độ chụp là 20 giây.
- Sau đó bạn có thể phải chỉnh độ tương phản để có tấm ảnh đẹp nhất.
Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ http://darksitefinder.com/how-to-see-the-milky-way/
- ↑ http://www.craigfouche.co.za/a-photographers-guide-to-the-milky-way/
- ↑ http://darksitefinder.com/how-to-see-the-milky-way/
- ↑ http://darksitefinder.com/how-to-see-the-milky-way/
- ↑ https://www.space.com/26901-milky-way-summer-observing-tips.html
- ↑ http://www.youcanseethemilkyway.com/#milky-way-from-earth
- ↑ http://darksitefinder.com/how-to-see-the-milky-way/
- ↑ http://earthsky.org/clusters-nebulae-galaxies/the-great-rift-in-the-milky-way
- ↑ http://www.craigfouche.co.za/a-photographers-guide-to-the-milky-way/
- ↑ https://www.space.com/16417-milky-way-galaxy-july-night-sky.html
- ↑ http://www.youcanseethemilkyway.com/#milky-way-from-earth
- ↑ http://curious.astro.cornell.edu/about-us/93-the-universe/the-milky-way/general-questions/503-which-hemisphere-has-the-best-view-of-the-milky-way-beginner
- ↑ https://www.space.com/16417-milky-way-galaxy-july-night-sky.html
- ↑ https://www.space.com/16417-milky-way-galaxy-july-night-sky.html
- ↑ https://briankoberlein.com/2015/07/04/under-your-skies/
- ↑ https://www.lonelyspeck.com/how-to-find-the-milky-way/
- ↑ https://www.space.com/16417-milky-way-galaxy-july-night-sky.html
- ↑ https://www.lightstalking.com/how-to-photograph-the-milky-way/