Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bong gân ngón tay cái là một chấn thương phổ biến trong các môn thể thao như bóng chuyền, bóng rổ, bóng mềm, trượt tuyết, xe trượt tuyết, quần vợt và bóng bàn. Nhưng dù có đang chơi thể thao hay không, một khi được chẩn đoán bong gây ngón tay cái, bạn phải biết cách quấn ngón tay để bắt đầu quá trình hồi phục. Sau khi quấn băng xong, bạn sẽ cần thực hiện các bước để ngón tay lành lại, từ việc băng ép đúng cách đến việc tập phục hồi chức năng vận động.

Phần 1
Phần 1 của 4:
Xác định liệu bạn có cần điều trị y tế không

  1. 1
    Hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu bạn đang ở nơi thi đấu hoặc trường học, thường thì sẽ có chuyên gia y tế giúp đỡ. Dù bạn cho rằng ngón tay cái của mình chỉ bị bong gân, nó vẫn có thể bị gãy hoặc trật khớp.Trong một số trường hợp, bác sĩ cần phải cho chụp X-quang hoặc MRI để xác định cách xử lý.[1]
  2. 2
    Tuân theo lời khuyên y khoa. Nếu ngón tay cái bị gãy hoặc trật khớp, bạn phải tuân thủ biện pháp điều trị do bác sĩ đưa ra. Nếu bạn bị bong gân, bác sĩ thường sẽ khuyên bạn dùng nẹp hoặc quấn ngón tay cái. Nếu bạn cần được quấn hoặc băng ngón tay cái, họ có thể giúp bạn.
  3. 3
    Hỏi về các thuốc giảm đau. Nếu ngón tay bị đau (mà chắc chắn là sẽ đau), bạn hãy hỏi chuyên gia y tế xem các loại thuốc giảm đau nào hữu hiệu nhất, liệu bạn nên tiếp tục dùng thuốc không kê toa hay bác sĩ sẽ kê toa thuốc mạnh hơn cho bạn. Ngoài ra, hãy hỏi xem bạn nên uống thuốc giảm đau trong bao lâu.
    Quảng cáo

Phần 2
Phần 2 của 4:
Quấn ngón tay cái bị bong gân

  1. 1
    Tìm vật liệu. Khi tự quấn ngón tay cái, bạn sẽ để lòng bàn tay ngửa lên. Dùng băng kếp hoặc băng co giãn ACE bandage (có bán ở các hiệu thuốc) và một chiếc kéo. Đặt đầu băng sát mặt dưới cố tay bị thương, tại chỗ lõm mà bạn thường bắt mạch, sau đó quấn đầu băng bên kia qua mu bàn tay và ngón út. Dùng tay không bị thương kéo băng qua ngón cái.[2]
    • Bạn có thể dùng băng keo thể thao, nhưng nó có thể gây kích ứng da và khó gỡ ra hơn.
  2. 2
    Quấn cổ tay. Bắt đầu bằng cách quấn quanh cổ tay hai vòng sao cho thoải mái và không quá chặt.[3] Đảm bảo không ngăn chặn tuần hoàn máu. Nếu bạn băng quá chặt, bàn tay và/hoặc các ngón tay sẽ có cảm giác châm chích, lạnh và bắt đầu nhợt nhạt.
  3. 3
    Quấn ngang qua mu bàn tay và các ngón tay. Bắt đầu với đầu băng đặt bên trong cổ tay, tại chỗ lõm thường dùng để bắt mạch. Từ điểm này, bạn sẽ quấn băng xung quanh ức của ngón tay cái và ngang qua bàn tay, chéo về phía đầu ngón tay út.[4] Quấn xung quanh cả 4 ngón tay, sau đó vòng lại sau các ngón tay và băng chéo qua mu bàn tay. Băng sẽ kết thúc ở cạnh bàn tay, bên dưới ngón út.
  4. 4
    Quấn quanh cổ tay và lặp lại vòng đầu tiên. Quấn băng quanh cổ tay một vòng nữa, tiếp tục thao tác quấn tương tự, ngang qua mu bàn tay về phía ngón út, xung quanh các ngón tay và lại quấn xuống ngang qua mu bàn tay lần nữa.
  5. 5
    Gắn đầu băng vào dải băng chéo ngang qua lòng bàn tay. Quấn băng xung quanh ngón cái và cố định tại dải băng chéo qua mu bàn tay.[5]
  6. 6
    Quấn băng xung quanh ngón cái từ một dải băng chéo đến dải bên kia. Đừng quấn chặt đến mức làm nghẽn tuần hoàn máu. Nâng mỗi vòng quấn quanh ngón tay cái cao hơn một chút cho chồng lấn lên nhau. Bạn càng quấn cao hơn xung quanh ngón cái thì khả năng hỗ trợ càng tốt.[6]
    • Khi đã quấn đủ vòng, bạn hãy kéo băng ra sau mu bàn tay, xuống cổ tay. Cắt phần băng thừa nếu có.
  7. 7
    Kiểm tra tuần hoàn máu ở ngón cái bị thương. Bạn có thể kiểm tra bằng cách ấn vào móng tay của ngón cái trong 2 giây. Nhìn vào móng tay sau khi thả ra. Nếu móng tay hồng trở lại sau 1-2 giây thì nghĩa là tuần hoàn máu ở ngón tay cái vẫn tốt. Nếu phải mất hơn 2 giây móng tay mới hồng lại, có lẽ băng đã quá chặt. Cách duy nhất để sửa chữa là phải tháo ra băng lại.[7] :
    • Cảm giác tê bì, châm chích hoặc căng tức cũng có thể là dấu hiệu cho thấy băng quá chặt.
  8. 8
    Cố định băng tại cổ tay. Dùng băng dính y tế để cố định đau băng tại cổ tay.[8]
    Quảng cáo

Phần 3
Phần 3 của 4:
Điều trị bong gân ngón tay cái

  1. 1
    Tuân thủ nguyên tắc RICE để đẩy nhanh quá trình hồi phục. RICE là từ viết tắt tiếng Anh biểu thị cho Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá), Compression (băng ép), và Elevation (nâng cao). Mặc dù không có bằng chứng thuyết phục cho thấy nguyên tắc RICE công hiệu như trước đây người ta tin tưởng, nhưng nhiều bác sĩ vẫn khuyến khích thực hiện để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
    • Đặt ngón tay cái lên bề mặt mềm và đừng cố làm việc gì đụng đến nó, đặc biệt là các hoạt động thể chất có thể gây chấn thương thêm.
    • Chườm đá lên ngón tay cái để giảm đau và sưng. Bạn có thể dùng túi đá hoặc túi đậu đông lạnh. Nhớ bọc túi đá trong khăn để tránh tiếp xúc trực tiếp với da. Chườm túi đá lên ngón tay cái từng đợt 10-20 phút.
    • Băng ép ngón tay cái bằng cách quấn băng.
    • Nâng cao ngón tay cái trong 5 giây, sau đó để lại chỗ nghỉ. Lặp lại như vậy khoảng mỗi tiếng một lần.
  2. 2
    Tránh các yếu tố HARM – từ tiếng Anh viết tắt của heat (nhiệt), alcohol (rượu bia), running (chạy), và massage (xoa bóp) trong 72 giờ đầu tiên sau khi bị thương. Bốn tác nhân này ảnh hưởng xấu đến khả năng hồi phục. Trong một số trường hợp, chúng có thể khiến tình trạng bong gân nặng hơn.[9]
  3. 3
    Uống thuốc giảm đau. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) giúp giảm đau do bong gân ngón tay cái, nhưng không nên dùng trong vòng 48 giờ đầu tiên, vì thuốc có thể cản trở quá trình hồi phục trong giai đoạn đầu. Thuốc có tác dụng giảm viêm do bong gân. Ibuprofen là một trong nhóm thuốc NSAID thông dụng nhất trong điều trị bong gân.[10]
    • Liều dùng khuyến nghị là uống 200 - 400 mg cách 4 -6 tiếng một lần. Ăn thứ gì đó trước khi uống ibuprofen để tránh khó chịu trong dạ dày.
    • Bạn cũng có thể dùng thuốc NSAID dạng gel bôi ngoài da, quanh chỗ đau nhất. Xoa cho gel thấm hoàn toàn vào da.
  4. 4
    Dùng kim sa (arnica) để chống bầm tím. Kim sa là một loại thảo dược có thể giúp giảm bầm tím và sưng do bong gân ngón tay cái. Bạn có thể uống thực phẩm chức năng cây kim sa để trị sưng, hoặc thoa lên vùng bị đau.
    • Mua kem kim sa tại các hiệu thuốc để thoa lên ngón tay cái bong gân.
    • 1-2 giọt tinh dầu phong lữ hoặc oải hương thêm vào kem kim sa để giúp giảm bầm tím.
  5. 5
    Thực hiện các bài tập để tăng khả năng vận động của ngón tay cái. Ngón tay cái bị bong gân thường có tầm vận động hạn chế. Để khôi phục lại tầm vận động của ngón cái, bạn sẽ phải tập một số bài tập như sau:
    • Xoay ngón tay cái theo vòng tròn.
    • Cầm lấy các vật nhỏ như viên bi hoặc bút chì. Ấn ngón tay cái trong khi bóp đồ vật trong tay. Lặp lại động tác này trong 5 phút.
    • Bóp một quả bóng nhỏ trong bàn tay. Giữ như vậy 5 giây. Lặp lại động tác. Thực hiện 2 hiệp 15 lần để tăng cường sức bám.
    • Di chuyển ngón tay cái ra xa các ngón còn lại. Giữ càng xa càng tốt trong 5 giây, sau đó trở lại vị trí cũ.
    • Gập ngón tay cái về phía lòng bàn tay. Giữ ngón cái càng sát vào lòng bàn tay càng tốt trong 5 giây. Trở lại vị trí cũ sau khi hết 5 giây.
    • Di chuyển ngón cái ra xa lòng bàn tay. Động tác này giống như bạn đang tung đồng xu. Ngả ngón tay cái ra xa lòng bàn tay trong 5 giây, sau đó quay trở lại vị trí cũ.
    • Không tác động ngoại lực lên ngón tay bong gân cho đến khi gần hồi phục hẳn. Để cho ngón tay bong gân tự lành – đừng dùng tay kia kéo hoặc giữ ngón tay đau.
  6. 6
    Ăn thực phẩm lành mạnh để mau hồi phục. Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp bạn hồi phục nhanh hơn. Đặc biệt, ngón tay cái bị bong gân cần có protein và canxi để hồi phục. Cố gắng đừng sử dụng ngón tay cái khi ăn để tránh chấn thương thêm. Ăn chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau quả tươi, protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt và các axit béo omega.[11]
    • Cố gắng tránh thức ăn nhiều chất béo, tinh bột hoặc đường.
    Quảng cáo

Phần 4
Phần 4 của 4:
Hiểu về bong gân ngón tay cái

  1. 1
    Nhận biết các triệu chứng bong gân ngón tay cái. Việc nhận biết các triệu chứng sẽ rất hữu ích nếu bạn không chắc mình có bị bong gân ngón tay cái không. Các triệu chứng này bao gồm[12] :
    • Đau nhói và/hoặc dữ dội
    • Sưng
    • Bầm tím
  2. 2
    Tìm hiểu về các nguyên nhân gây bong gân ngón tay cái. Mặc dù ngón tay cái có thể bị bong gân do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng các nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm:
    • Các hoạt động lặp đi lặp lại có sử dụng ngón tay cái và tạo nhiều áp lực lên các khớp ngón tay.
    • Các môn thể thao như bóng rổ, bóng chuyền và các môn khác có khả năng cao quả bóng tạo áo lực mạnh lên ngón tay cái.
    • Các môn thể thao tiếp xúc như bóng bầu dục và võ thuật.
  3. 3
    Hiểu lợi ích của việc quấn ngón tay cái. Quấn ngón tay cái bị bong gân không chỉ giúp ổn định ngón tay bị thương mà còn là liệu pháp băng ép ngón tay. Biện pháp băng ép hỗ trợ kích thích dòng chảy của dịch bạch huyết giúp vận chuyển các dưỡng chất quan trọng đến các mô tổn thương xung quanh vết thương. Dịch bạch huyết cũng đào thải chất cặn bã ra khỏi tế bào và các mô cơ thể, vốn là một chức năng quan trọng trong quá trình tái tạo mô. Quấn ngón tay cái cũng giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và giữ cho chấn thương không nặng thêm.
    • Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần tháo băng ra, để cho ngón cái bị thương nghỉ, sau đó băng lại mỗi ngày vài lần. Như vậy, hệ bạch huyết có thể thoát ra khỏi chỗ bị thương.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Sử dụng túi chườm nước nóng
Xử lý khi cắn phải lưỡiXử lý khi cắn phải lưỡi
Quấn băng ngón tay cái
Lấy dằm dưới móngLấy dằm dưới móng
Lấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân
Nhanh chóng Hết Buồn NônNhanh chóng Hết Buồn Nôn
Sống sót qua thảm họa tận thếSống sót qua thảm họa tận thế
Lấy dị vật ra khỏi taiLấy dị vật ra khỏi tai
Loại bỏ dằm đâm sâu trong daLoại bỏ dằm đâm sâu trong da
Xử lý khi bị Mèo CàoXử lý khi bị Mèo Cào
Chữa lành đầu gối bị trầy xướcChữa lành đầu gối bị trầy xước
Chữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tayChữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tay
Nhận biết ngón tay bị gãyNhận biết ngón tay bị gãy
Điều trị ngón chân bị vấpĐiều trị ngón chân bị vấp
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Anthony Stark, EMR
Cùng viết bởi:
Phản ứng viên khẩn cấp
Bài viết này có đồng tác giả là Anthony Stark, EMR, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 3.148 lần.
Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu
Trang này đã được đọc 3.148 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo