Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Chúng ta ai cũng từng trải qua cảm giác này: dù bạn và ai đó đã đường ai nấy đi, nhưng dường như hình bóng của họ vẫn quẩn quanh đâu đây như một nỗi ám ảnh không nguôi. Khi chia tay tình cũ hoặc chấm dứt tình bạn với một người, có lẽ bạn phải mất đến nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để xua đi hình ảnh họ khỏi tâm trí. Những ký ức xưa cũ và những câu hỏi “nếu như” vẫn mãi lởn vởn trong đầu nếu bạn không hành động để thay thế những ý nghĩ đó bằng những điều tích cực. Bằng cách buông bỏ quá khứ, thay đổi tư duy và tạo nên những ký ức mới, bạn sẽ quên được một người khiến bạn cảm thấy trống rỗng, giận dữ hay muộn phiền. Hãy bắt đầu với bước 1 dưới đây.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Buông bỏ quá khứ

  1. 1
    Khép lại quá khứ. Có phải bạn nhận thấy mình có những cuộc trò chuyện tưởng tượng với người mà bạn không thể nào quên? Bạn luôn dằn vặt rằng giá như mình có thể nói thêm với họ một lời thì mọi việc đã khác đi? Nếu vẫn có điều chưa giải quyết xong với người mà bạn đang cố quên thì việc xua đi hình ảnh của họ trong tâm trí bạn sẽ khó khăn hơn nhiều. Thật khó mà giũ bỏ cảm giác day dứt về một vấn đề vẫn còn dang dở, thế nên việc tìm cách khép lại mọi chuyện đã qua sẽ là ý hay. Một khi đã không còn điều gì khúc mắc với người đó, vết thương trong lòng bạn sẽ bớt rớm máu, và nỗi buồn rồi sẽ dần phai nhạt.[1]
  2. 2
    Đừng cố hiểu mọi việc. Trước đây mọi thứ dường như đều hoàn hảo, nhưng có điều gì đó đã xảy và làm hỏng mọi chuyện. Nếu như biết nguyên nhân gây ra vấn đề, liệu bạn có thể quay ngược thời gian và làm lại không? Thực ra là không. Phản ứng tự nhiên của chúng ta là cố gắng phân tích mọi việc theo logic, nhưng trong thực tế thì hiếm khi tình cảm thay đổi chỉ vì một nguyên nhân cụ thể. Nếu cứ mãi day đi day lại quá khứ để tìm câu trả lời, bạn sẽ cạn kiệt năng lượng và suy sụp tinh thần. Những chuyện cũ đã thuộc về quá khứ, và việc nghiền ngẫm quá khứ sẽ không thể giúp bạn quên đi người đã khiến bạn trái tim bạn nhói đau.[3]
    • Cố gắng đừng hồi tưởng lại những sự việc đã qua. Bạn đang luyện cho tâm trí mình thường xuyên khơi lại những ký ức đó. Càng ngẫm nghĩ về những việc đã qua, bạn sẽ càng tiếp tục suy nghĩ về nó.
  3. 3
    Loại bỏ các vật kỷ niệm. Bỏ đi những kỷ vật nhắc nhớ về một người mà chúng ta từng yêu thương có lẽ không phải là điều dễ dàng. Có thể bạn còn giữ những bức ảnh, thư từ, vật kỷ niệm và những món quà của người mà bạn không thể quên. Dẫu sao thì vẫn sẽ là bước đi tích cực và đúng hướng nếu bạn buộc bản thân phải vứt bỏ mọi thứ, dù có khó khăn đến đâu. Làm sao bạn có thể quên được nếu nhìn đâu cũng thấy những thứ gợi lại hình ảnh của người cũ?
  4. 4
    Hạ bệ tượng đài. Nhiều người trong chúng ta có xu hướng để cho thời gian khỏa lấp mọi khuyết điểm của ai đó. Có thể bạn đã quên hết những lần cãi vã với người yêu cũ, bạn chỉ còn nhớ mái tóc của cô ấy lộng lẫy làm sao khi hai người sánh bước bên nhau dưới ánh nắng mặt trời, và cảm giác thật tuyệt vời ở bên nàng khi màn đêm buông xuống. Có thể bạn nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ có lại được những cảm giác đã mất đi theo người yêu cũ. Nếu muốn quên đi một người, bạn cần phải phá bỏ bệ đá mà bạn đã đặt họ lên đó và nhớ lại những gì thực sự thuộc về họ.
    • Thử viết ra tất cả các nguyên nhẫn dẫn đến tan vỡ, dù đó là quan hệ bạn bè, quan hệ yêu đương hay một điều gì đó hoàn toàn khác. Hãy hoàn toàn trung thực.
    • Không nhất thiết đó phải là bản liệt kê dài dằng dặc những điểm tiêu cực của người kia. Có nhiều lý do chính đáng khiến một mối quan hệ chấm dứt. “Mình và người ấy có các mục tiêu khác nhau”, “Cô ấy không hiểu con người thật của mình”, “Hồi ấy mình khác bây giờ”. Hãy tin rằng một mối quan hệ kết thúc cũng có lý do hợp lý, bất kể ai là người chủ động nói lời chia tay.
  5. 5
    Hãy tin rằng nhất định bạn sẽ quên. Nếu những ký ức về người mà bạn đang cố quên đi luôn bám theo bạn không rời, bạn sẽ tưởng rằng mình không bao giờ có thể vượt qua. Người ta vẫn thường nói “Thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương”, vậy thì vì sao vết thương của bạn chưa lành? Nhất định nó sẽ lành thôi. Khi đọc bài viết này và thực hiện các bước để thay đổi lối suy nghĩ của mình là bạn đang đi đúng hướng. Bạn sẽ không đạt được điều mình muốn trong một sớm một chiều, nhưng cuối cùng bạn sẽ vượt qua. Bạn không thể xoá hết hình ảnh người đó ra khỏi bộ nhớ của mình, nhưng bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi sự chi phối của họ đối với cảm xúc của bạn, và bạn đã sẵn sàng bước tiếp.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Điều chỉnh lối suy nghĩ

  1. 1
    Học cách sống trong hiện tại. Khi những ý nghĩ của bạn luôn hướng về những gì đã có thể xảy ra, bạn sẽ khó mà chú ý đến những gì đang xảy ra ngay lúc này. Nhưng khi bạn để tâm đến những gì đang diễn ra và kết nối với hiện tại, tâm trí bạn sẽ không còn chỗ cho những ký ức và những lo âu. Chánh niệm là bài tập thực sự hữu ích giúp bạn chú tâm vào khoảnh khắc hiện tại.[4] Sau đây là vài điều bạn có thể thực hiện khi những ý nghĩ của bạn quay cuồng không dứt trong vòng xoáy của những kỷ niệm về người cũ:
  2. 2
    Bám sát thực tế. Dù có mong muốn đến mấy, đơn giản là bạn không thể quay trở lại và thay đổi những việc đã xảy ra. Bạn có thể đau lòng khi phải thừa nhận, nhưng việc nhắc nhở bản thân về điều này sẽ giúp bạn quên đi người đó. Hãy lập kế hoạch để trở về thế giới hiện thực khi những ký ức về người cũ chỉ chực chờ làm khổ bạn cả ngày. Việc sống trong hiện tại sẽ giúp thể xác và tâm trí bạn nhớ rằng giây phút này mới là quan trọng. Sau đây là một số việc bạn có thể làm:
  3. 3
    Tìm những thú tiêu khiển. Khi mọi thứ dường như không chịu nổi, thi thoảng bạn đắm mình trong những thú vui thì cũng không sao. Những thú tiêu khiển có thể giúp tâm trí bạn nghỉ ngơi và nhắc bạn nhớ rằng bạn cũng có thể nghĩ về những việc khác ngoài nỗi ưu phiền đang xâm chiếm tâm trí bạn.
  4. 4
    Hãy tin rằng ngày mai trời lại sáng. Ý nghĩ rằng quãng đời tươi đẹp nhất của bạn đã trôi qua không bao giờ trở lại có thể chỉ là quan niệm méo mó. Nếu bạn cho rằng người đang ám ảnh bạn chính là hình ảnh đại diện cho những tháng năm rực rỡ của mình, vậy thì đừng ngạc nhiên vì sao bạn lại khó buông bỏ đến thế. Đã đến lúc bạn cần trở về hiện tại, nhìn tới tương lai và nhận ra rằng bạn có nhiều thứ khác để hướng tới.
    • Nếu bây giờ bạn nhung nhớ người mà bạn đã từng yêu thương, rồi sẽ đến lúc bạn có thể thích thú khi nhớ về những kỷ niệm và mối quan hệ đó như nó vốn có và cả vai trò của nó trong câu chuyện của cuộc đời bạn.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Đón nhận những điều mới mẻ

  1. 1
    Tìm những trải nghiệm mới. Để quên đi một người, không có gì tốt hơn là tạo nên những ký ức mới. Những người vừa mới li hôn, chia tay hoặc trải qua những mất mát thường dành thời gian đi du lịch và trải nghiệm. Những trải nghiệm mới mẻ thực sự có thể giúp bạn dọn dẹp đám mạng nhện cũ kỹ kia và lấy lại sự tập trung.
    • Đi thăm thú những nơi bạn chưa từng đến, cho dù chỉ là vài thành phố gần bên.
    • Thử tìm một sở thich mới.
    • Đăng ký một lớp học.
    • Ra khỏi nhà nhiều hơn.
    • Nghe loại nhạc mới.
    • Đến một nhà hàng mới.
    • Vào vai du khách ngay trong thành phố bạn đang sống và đến thăm những nơi mà bạn chưa từng đến.
    • Khám phá những công viên và khu bảo tồn thiên nhiên ở địa phương.
    • Đến thăm viện bảo tàng.
    • Tham dự các lễ hội và hội chợ.
  2. 2
    Quan tâm đến thế giới xung quanh. Việc để tâm đến mọi thứ xung quanh mình luôn song hành với chánh niệm. Thay vì lúc nào cũng luẩn quẩn với những ý nghĩ trong đầu, bạn hãy nhìn ra ngoài và chú ý tới những gì đang diễn ra. Thói quen nghĩ về những sự việc khác thay vì những rắc rối của chính mình đòi hỏi sự luyện tập. Cho dù ban đầu không dễ dàng, bạn hãy cứ giả vờ làm được - rồi cuối cùng bạn sẽ nhận ra rằng khoảnh khắc hiện tại thú vị hơn quá khứ biết bao nhiêu.
  3. 3
    Thay đổi môi trường xung quanh. Nếu vẫn đang sống cùng một nơi với người mà bạn đang cố quên, bạn có thể khó mà thoát khỏi những ký ức đó. Thay đổi môi trường sẽ là cách cực kỳ hữu ích. Ngay cả khi không có điều kiện dọn đi, bạn vẫn có thể làm nhiều việc để làm mới lại những thứ xung quanh mình.
  4. 4
    Thay đổi diện mạo. Một vài sự thay đổi về ngoại hình cũng giúp bạn có thêm niềm vui trong cuộc sống. Mục đích ở đây không phải là để biến thành một người hoàn toàn mới mà chỉ là tạo nên một vài thay đổi để bạn có cảm giác như đang bước sang một trang mới của cuộc đời - hạnh phúc, lành mạnh và quan tâm. Sau đây là vài ý tưởng:
  5. 5
    Gặp gỡ những người mới. Kết giao với những con người mới là một cách tuyệt vời để xóa đi hình ảnh của người mà bạn đang muốn quên. Hãy ở bên cạnh những người lạc quan và truyền cảm hứng. Dù mục đích của bạn là kết bạn hay tìm kiếm một nửa của mình, việc gặp gỡ những người mới là một cách rất lý thú kết nối lại với thế giới. Tâm trí bạn sẽ đầy ắp những kế hoạch và triển vọng, rồi hình ảnh của người mà bạn muốn quên cuối cùng sẽ lùi xa trước cả khi bạn kịp nhận ra.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Hãy mạnh mẽ.
  • Kết giao với những người bạn mới.
  • Hãy tiếp tục vui sống và gặp một người mới.
  • Cố gắng nhìn nhận tình huống một cách nhẹ nhàng.

Cảnh báo

  • Nếu bạn bị trầm cảm nặng hoặc có ý định tự tử, hãy đến gặp chuyên gia trị liệu tâm lý ngay lập tức.

Bài viết wikiHow có liên quan

Biến ước mơ thành sự thật sau một đêmBiến ước mơ thành sự thật sau một đêm
Vượt qua Sự tự tiVượt qua Sự tự ti
Khóc và Giải toả Áp lựcKhóc và Giải toả Áp lực
Giữ Bình tĩnh khi Cha mẹ Bạn đang La mắng BạnGiữ Bình tĩnh khi Cha mẹ Bạn đang La mắng Bạn
Vượt qua Sự nhút nhátVượt qua Sự nhút nhát
Tự Thôi miênTự Thôi miên
Nhận biết các dấu hiệu thiếu tôn trọng13 dấu hiệu khẳng định người ta không tôn trọng bạn
An ủi người đang khócAn ủi người đang khóc
Thoát khỏi lối suy nghĩ quá nhiềuThoát khỏi lối suy nghĩ quá nhiều
Trở nên Vui vẻ Ngay cả khi Bạn Chỉ có Một mìnhTrở nên Vui vẻ Ngay cả khi Bạn Chỉ có Một mình
Cầm Nước mắtCầm Nước mắt
Làm Ai đó Cười
Nhận diện Kẻ Thái nhân cáchNhận diện Kẻ Thái nhân cách
Hết Buồn bãHết Buồn bã
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Julia Yacoob, PhD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học lâm sàng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Julia Yacoob, PhD. Julia Yacoob là nhà tâm lý học lâm sàng hành nghề tại Thành phố New York. Cô chuyên cung cấp liệu pháp hành vi nhận thức dành cho người lớn đang gặp áp lực trong cuộc sống. Yacoob có bằng thạc sĩ và tiến sĩ về tâm lý học lâm sàng của Đại học Rutgers, đã theo học chuyên sâu tại Đại học Y khoa Weill Cornell và được đào tạo tại Bệnh viện Giáo hội New York, Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering, Viện Liệu pháp Hành vi và Trung tâm Ung thư Bệnh viện Bellevue. Yacoob là thành viên của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Phụ nữ, Hiệp hội Liệu pháp Hành vi Nhận thức NYC và Hiệp hội Liệu pháp Hành vi và Nhận thức. Bài viết này đã được xem 17.838 lần.
Trang này đã được đọc 17.838 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo