X
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Bài viết này đã được xem 1.730 lần.
Thiết bị Android của bạn có thể quét bất kỳ mã vạch hoặc mã QR nào bằng cách sử dụng một ứng dụng miễn phí từ Cửa hàng Play Store. Khi đã cài đặt ứng dụng quét mã vạch, máy ảnh của thiết bị sẽ được sử dụng làm máy quét. Sau đó, bạn có thể thực hiện các thao tác khác nhau tùy thuộc vào nội dung mã vạch.
Các bước
Phần 1
Phần 1 của 3:
Cài đặt Barcode Scanner
-
1Mở Cửa hàng Play Store trên thiết bị. Bạn có thể tìm thấy Cửa hàng Play Store trong danh sách ứng dụng của mình. Biểu tượng trông giống như một chiếc túi mua sắm có logo Google Play bên trên.
-
2Nhấn vào thanh Search (Tìm kiếm). Thanh này có thể được tìm thấy ở đầu màn hình Cửa hàng Play Store.
-
3Nhập barcode scanner.
-
4Nhấn QR & Barcode Scanner từ Gamma Play. Bạn có thể thử nhiều loại máy quét khác có sẵn. Tính năng làm việc của hầu hết các máy đều tương tự nhau.
-
5Nhấn Install (Cài đặt).
-
6Nhấn Accept (Chấp nhận).
-
7Nhấn Open (Mở). Nút này sẽ hiển thị sau khi ứng dụng đã tải xuống và cài đặt thành công.Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:
Quét mã vạch
-
1Hướng máy ảnh vào một mã vạch.
-
2Đảm bảo mã vạch được chiếu sáng đủ. Máy quét sẽ gặp khó khăn khi đọc nếu một phần hoặc toàn bộ mã vạch bị tối.
-
3Xếp toàn bộ mã QR trong khung ngắm. Đảm bảo toàn bộ mã vuông nằm gọn trong khung trên màn hình.
-
4Xếp mã vạch truyền thống trong khung ngắm. Khi quét mã vạch truyền thống, đường kẻ trong khung ngắm cần phải vuông góc với đường kẻ của mã vạch.
-
5Điều chỉnh khoảng cách giữa máy ảnh và mã vạch. Điều này có thể giúp lấy nét mã vạch nếu chúng bị mờ.
-
6Giữ thiết bị ổn định trong quá trình quét mã vạch. Khi quét thành công, bạn sẽ thấy thiết bị rung lên và nghe thấy tiếng bíp.Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:
Giải mã mã vạch
-
1Xem lại thông tin của mã vạch. Sau khi quét mã, bạn sẽ thấy loại thông tin chứa trong đó. Nội dung có thể bao gồm từ văn bản đến URL trang web. Nội dung sẽ được hiển thị ở trên cùng của màn hình.
-
2Nhấn nút hành động để giải mã mã vạch. Các thao tác có thể thực hiện sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại mã được quét.[1]
- Ví dụ: nếu quét mã cho địa chỉ trang web, bạn có thể nhấn nút Open (Mở) để mở trang web trong trình duyệt của mình hoặc nút Share (Chia sẻ) để gửi mã cho người khác.
- Nếu quét một số liên lạc, bạn có thể thêm số này vào danh bạ của mình hoặc chia sẻ nó.
- Nếu đã quét một sản phẩm, bạn có thể thực hiện tìm kiếm sản phẩm và tìm kiếm trên web. Việc tìm kiếm sản phẩm sẽ tìm ra các cửa hàng bán lẻ có sản phẩm đó.
- Nếu quét sự kiện trên lịch, bạn có thể thêm nó vào lịch của mình.
-
3Khắc phục sự cố mã không hoạt động. Mã QR có thể chứa nhiều loại liên kết và nội dung khác nhau. Mã vạch truyền thống chỉ chứa một số. Con số này có thể được liên kết với một sản phẩm nếu sản phẩm đó phổ biến. Nếu mã vạch được tạo riêng cho một cửa hàng hoặc một số cửa hàng địa phương khác, nó có thể chỉ là những con số vô nghĩa.Quảng cáo
Lời khuyên
- Mã vạch truyền thống thường chỉ chứa thông tin định danh cơ bản mà các cửa hàng sử dụng để tra cứu thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu cá nhân. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không thể quét sản phẩm trong cửa hàng và xem giá cả tại cửa hàng đó hoặc bất kỳ thông tin chi tiết nào khác. Hơn nữa, bạn chỉ có thể so mã sản phẩm với kết quả tìm kiếm trên web.
Cảnh báo
- Hãy cảnh giác khi truy cập các liên kết từ mã QR. Một số người có thể cài một nhãn dán chứa liên kết độc hại trên mã vạch có vẻ như là vô hại.
Về bài wikiHow này
Trang này đã được đọc 1.730 lần.
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Quảng cáo