Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nhận được lời xin lỗi từ một người ái kỷ đôi khi lại là trải nghiệm khó xử. Bạn có thể cảm thấy tức giận và thất vọng, nhưng kèm theo đó còn là cảm giác áy náy và muốn làm người rộng lượng bao dung. Ái kỷ là một bệnh rối loạn nhân cách nghiêm trọng, nhưng nhiều người cũng tìm được cách duy trì mối quan hệ với những người ái kỷ một cách lành mạnh mà không phải nhượng bộ những đòi hỏi của họ hết lần này đến lần khác. Chúng tôi sẽ mách cho bạn những cách phản hồi lời xin lỗi của người ái kỷ và cho bạn một số lời khuyên về cách quản lý mối quan hệ này để có cảm giác an toàn và được yêu thương.

1

Nhận biết một lời xin lỗi không chân thành.

  1. Chỉ chấp nhận lời xin lỗi khi bạn cảm thấy nó không hoàn toàn vụ lợi. Người ái kỷ không cần biết bạn có bị tổn thương hay không, nhưng họ lại lo sợ bị mất quyền kiểm soát đối với bạn, do đó họ thường nói ra những lời xin lỗi giả tạo và đầy toan tính. Hãy để ý một số dấu hiệu của lời xin lỗi không chân thành như sau:[1]
    • Những cụm từ như “Anh xin lỗi vì làm em nổi giận” hoặc “Anh xin lỗi vì làm em buồn bực” hàm ý đổ lỗi cho bạn thay vì xin lỗi vì hành động của họ.
    • Những câu xin lỗi trống rỗng chỉ với ba từ “Tôi xin lỗi.”
    • Câu xin lỗi nửa chừng, tuy có dài hơn câu “Tôi xin lỗi” nhưng không thể hiện sự hối lỗi hoặc có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy họ có ý định thay đổi hành vi trong tương lai.
    • Các cụm từ phủ nhận là người nói đã sai lầm ngay từ đầu, chẳng hạn như “Đó không phải là lỗi của tôi.”
    Quảng cáo
2

Hỏi họ có hiểu quan điểm của bạn không.

  1. Những người ái kỷ thiếu sự đồng cảm, thế nên bạn hãy làm một phép thử. Một câu xin lỗi chân thành phải thể hiện rằng người nói đã hiểu những hành động họ đã tác động hoặc gây hại cho đối phương đến mức độ nào. Khi phản hồi lời xin lỗi của người ái kỷ, bạn hãy thử xem họ có hiểu họ đã làm tổn thương bạn như thế nào không. Hãy hỏi một câu như “Anh nghĩ em cảm thấy thế nào khi anh làm như vậy?” hoặc “Anh có nghĩ rằng hành động của anh sẽ ảnh hưởng đến em đến mức nào không?”
    • Một người ái kỷ mức độ cao hoàn toàn không có khả năng đồng cảm với người khác, nhưng đối với người chưa đến mức đó, bạn có thể khơi gợi sự đồng cảm này để xây dựng lại mối quan hệ.
    • Nếu người này không có dấu hiệu nào cho thấy họ hiểu quan điểm của bạn thì sự giao tiếp với họ sẽ tiếp tục là một thách thức, đơn giản là vì thế giới của người ái kỷ đó không đủ chỗ để họ đặt mối quan tâm của bạn ngang hàng với mối quan tâm của họ.
3

Truyền đạt các ranh giới của bạn một cách rõ ràng.

  1. Những người ái kỷ không tôn trọng các ranh giới, do đó bạn cần phải thực thi việc này. Khi một người ái kỷ vượt qua ranh giới của bạn, hãy chuẩn bị tinh thần là hành động này sẽ còn lặp lại. Cảnh báo cho họ biết rằng nếu sau này họ còn làm như vậy nữa thì sẽ có hậu quả, và hãy thực hiện như bạn đã nói. Mở đầu cuộc đối thoại bằng một câu như “Đã đến lúc phải vạch ra các ranh giới trong mối quan hệ của chúng ta.”[2]
    • Ví dụ, nếu đang đối phó với cha hoặc mẹ là người ái kỷ, bạn có thể nói “Nếu lần sau mà mẹ quát mắng con như vậy thì con sẽ không gọi điện về nhà mỗi tuần nữa mà mỗi tháng mới gọi một lần.”
    Quảng cáo
4

Cho họ biết rằng họ khiến bạn thất vọng.

  1. Nếu mối quan hệ giữa bạn và người ái kỷ là quan trọng, hãy nhẹ nhàng nhưng kiên quyết. Khi phê phán hành vi của người ái kỷ, bạn sẽ làm tổn thương hình ảnh hoàn hảo mà họ tưởng tượng về bản thân và có thể khiến họ nổi giận hoặc phòng thủ. Hãy nói chuyện bằng thái độ điềm tĩnh và tôn trọng, chẳng hạn như “Em rất thất vọng vì những việc anh đã làm. Em đang cố gắng tìm cách để tin anh.”[3]
    • Hãy tôn trọng bản thân – đừng nói dối để làm hài lòng họ, và nói rõ rằng những hành động của họ đã gây hại cho mối quan hệ như thế nào.
5

Nói rằng bạn không thể chấp nhận lời xin lỗi của họ vào lúc này.

  1. Đừng buộc bản thân phải tha thứ khi bạn chưa sẵn sàng. Điều quan trọng ở đây là đừng nhẫn nhịn chịu thiệt để chiều lòng hoặc dỗ dành người ái kỷ. Bạn không có bổn phận phải chấp nhận lời xin lỗi, ngay cả khi họ khiến bạn cảm thấy tội lỗi. Bạn có thể nói những câu như “Bây giờ em chưa thể tha thứ cho anh được, nhưng em cũng cảm ơn anh – em cần nghe câu xin lỗi của anh.”[4]
    • Bạn cũng có thể nói điều gì đó như “Em cảm ơn anh đã bỏ thời gian để xin lỗi em, nhưng em vẫn còn rất buồn và chưa thể chấp nhận lời xin lỗi vào lúc này. Để vài tháng nữa mình hãy thử sửa chữa mối quan hệ.”
    Quảng cáo
6

Giữ an toàn cho bản thân khi họ bùng nổ cơn giận.

  1. Những người ái kỷ rất dễ nối cơn thịnh nộ, do đó bạn cần giảm xung đột. Khi có cuộc đối thoại căng thẳng với một người ái kỷ, bạn hãy rời khỏi phòng khi họ bắt đầu hung hăng. Cãi lý với người ái kỷ rất hiếm khi có tác dụng vì họ thường không chịu nghe, bất kể bạn có lý như thế nào đi nữa. Tốt nhất là bạn chỉ nói “Em không đồng ý với cách anh đánh giá em,” và cố gắng lái câu chuyện sang hướng xây dựng hơn.[5]
    • Nhớ rằng những hành động của người ái kỷ thường xuất phát từ sự tổn thương sâu sắc. Điều này có thể khiến họ làm tổn thương những người khác vì họ đã từng trải qua đau khổ. Hãy thông cảm với họ trong trường hợp này, nhưng đừng dung dưỡng cho bất cứ hình thức bạo hành nào.
7

Đặt ra mong đợi cho mối quan hệ tình cảm.

  1. Tự hỏi mình rằng bạn được gì và mất gì trong mối quan hệ này. Bạn có thể viết ra những cảm giác của mình về mối quan hệ với một người ái kỷ để có thể hiểu rõ hơn về những suy nghĩ của bạn. Một người ái kỷ có thể không bao giờ cho bạn tình yêu đích thực, nhưng mối quan hệ của bạn có thể cho bạn nhiều thứ khác, do đó bạn nên cân nhắc mọi mặt.
    • Nếu bạn biết mình không thể mong đợi sự công nhận và tình yêu từ một người ái kỷ thì đừng đòi hỏi điều này khi họ xin lỗi. Hãy tìm kiếm những điều nay ở nơi khác và đề nghị người ái kỷ đó cùng làm những việc dễ thực hiện hơn, chẳng hạn như tôn trọng các ranh giới của bạn.
    • Nếu bạn nhận thấy mối quan hệ của bạn với người ái kỷ lấy đi của bạn quá nhiều thứ mà không bù đắp cho bạn được bao nhiêu, hãy rời khỏi họ. Việc này có thể rất khó khăn nếu người ái kỷ là người thân trong gia đình, nhưng chỉ cần hạn chế tiếp xúc là bạn cũng sẽ cảm thấy an toàn hơn.[6]
    Quảng cáo
8

Đề phòng người ái kỷ trả đũa.

  1. Những người ái kỷ vốn quen điều khiển người khác và không thể chịu được khi thiếu quyền lực này. Nếu bạn không chấp nhận lời xin lỗi của họ và hoàn toàn tha thứ, họ có thể tìm cách trừng phạt bạn bằng cách lạnh nhạt với bạn, đặt ra các đòi hỏi mới hoặc tìm cách thao túng bạn. Bạn không thể kiểm soát hành động của họ, nhưng bạn có thể kiên quyết yêu cầu được đối xử theo cách mà bạn xứng đáng được nhận.[7]
    • Những người ái kỷ không dễ dàng tha thứ nếu họ bị tổn thương. Nếu họ rời xa bạn, hãy cứ mặc kệ họ - nếu thực sự cần bạn thì họ sẽ quay lại.[8]
9

Chấp nhận rằng bạn không thể thay đổi một người ái kỷ.

  1. Đừng tự huyễn hoặc mình rằng người ái kỷ có thể thay đổi. Hãy hiểu rằng người mắc chứng ái kỷ hầu như không bao giờ thay đổi, thế nên mọi việc bạn có thể làm là kiểm soát mối quan hệ của bạn với họ để bạn có thể bảo vệ phẩm giá và hạnh phúc của bản thân.
    • Ái kỷ là một bệnh rối loạn nhân cách nghiêm trọng, đòi hỏi nhiều thời gian trị liệu và tư vấn tâm lý để giúp người ái kỷ gỡ bỏ định kiến về phiên bản vĩ đại của bản thân họ. Thật không may, trị liệu tâm lý là điều mà hầu hết những người ái kỷ không muốn tìm đến.
    Quảng cáo
10

Tìm một hệ thống hỗ trợ đối xử với bạn theo cách mà bạn xứng đáng được nhận.

  1. Một số người ái kỷ dùng cách cô lập để kiểm soát người ở bên cạnh. Do đó, điều quan trọng là bạn phải duy trì các mối quan hệ với nhiều người thuộc các nhóm khác nhau qua công việc, hoạt động tình nguyện và các hoạt động xã hội khác. Khi tìm được các mối quan hệ khác tích cực hơn, bạn sẽ có được cảm giác an toàn hơn và không bị người ái kỷ dìm xuống.[9]
    • Một người ái kỷ sẽ cố gắng khiến bạn tin rằng bạn tệ hơn rất nhiều so với con người thật của mình, nhưng đừng để bị họ đánh lừa. Nếu bạn tin vào hình ảnh của mình do người ái kỷ vẽ ra, bạn sẽ khó mà thoát ra khỏi vòng kìm kẹp của họ.[10]
11

Tìm một chuyên gia trị liệu để giúp bạn hồi phục.

  1. Việc duy trì mối quan hệ với một người ái kỷ có thể gây tổn hại cho sức khỏe tinh thần của bạn. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến các tương tác của bạn với những người khác trong tương lai và mức độ tin tưởng mà bạn đặt vào các mối quan hệ. Đừng để cho một người điều khiển cuộc sống của bạn – hãy nói chuyện với chuyên gia trị liệu hoặc một chuyên gia sức khỏe tâm thần để hồi phục và lấy lại sự tự tin.[11]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Khen một cô gái xinh đẹp qua tin nhắnKhen một cô gái xinh đẹp qua tin nhắn
Mở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không có gì để nóiMở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không có gì để nói
Phải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạnPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấy
Trò chuyện với Một Cô gái mà Không gây Nhàm chánTrò chuyện với Một Cô gái mà Không gây Nhàm chán
Nhắn tin hỏi thăm người ốmCách để nhắn tin hỏi thăm, động viên người ốm
Tán gái qua tin nhắnTán gái qua tin nhắn
Bắt đầu cuộc trò chuyện với một cô gáiBắt đầu cuộc trò chuyện với một cô gái
Tìm kiếm chủ đề để trò chuyệnTìm kiếm chủ đề để trò chuyện
Đưa ra câu hỏi mởĐưa ra câu hỏi mở
An ủi Phụ nữ đang khócAn ủi Phụ nữ đang khóc
Đáp lại lời cảm ơnĐáp lại lời cảm ơn
Biểu tượng hai ngón tay bắt chéo có ý nghĩa gìEmoji 🤞(biểu tượng hai ngón tay bắt chéo) có ý nghĩa gì?
Đáp lại Lời khenĐáp lại Lời khen
Ngừng Nói tụcNgừng Nói tục
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Jay Reid, LPCC
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tư vấn tâm lý lâm sàng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jay Reid, LPCC. Jay Reid là chuyên gia tư vấn tâm lý lâm sàng (LPCC) hành nghề tư nhân tại San Francisco, CA. Anh chuyên giúp bệnh nhân có bố mẹ hoặc bạn đời là người mắc chứng ái kỷ. Quá trình điều trị tập trung vào việc giúp bệnh nhân nhận ra và đối mặt với những suy nghĩ tự xem thường bản thân do bị người ái kỷ lạm dụng. Jay có bằng cử nhân tâm lý học của Đại học Pennsylvania và bằng thạc sĩ về tâm lý học lâm sàng của Đại học Bang Pennsylvania.
Trang này đã được đọc 640 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo