Bài viết này đã được cùng viết bởi Amber Rosenberg, PCC. Amber Rosenberg là huấn luyện viên nghề nghiệp được Liên đoàn Huấn luyện viên Quốc tế chứng nhận, hoạt động tại khu vực Vịnh San Francisco. Cô có hơn 20 năm kinh nghiệm huấn luyện và từng làm việc cho các tập đoàn, công ty công nghệ và tổ chức phi lợi nhuận. Amber làm việc cho Viện Đào tạo Huấn luyện viên và là thành viên của Liên đoàn Huấn luyện viên Quốc tế (ICF).
Có 9 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 12.828 lần.
Việc bị phớt lờ sẽ khiến bạn cảm thấy tổn thương. Quyết định xem phải phản ứng thế nào trước tình huống đó cũng khiến bạn đau đầu, đặc biệt khi không biết mình bị phớt lờ một cách vô tình hay có chủ đích. Cách phản ứng của bạn cần phải dựa vào việc người phớt lờ bạn có thường xuyên làm như vậy hay không và cách giao tiếp của họ như thế nào. Hiểu tại sao bị người khác phớt lờ sẽ giúp bạn phản ứng một cách chủ động và lành mạnh.
Các bước
Hỏi tại sao bạn bị đối xử lạnh nhạt
-
1Tự hỏi tại sao một người nào đó lại phớt lờ bạn.[1] Họ có thể vô tình hoặc cố tình phớt lờ bạn. Nghĩ về lần cuối cùng mà bạn trò chuyện với họ - họ có giận dữ hoặc tỏ thái độ thù địch với bạn không? Bạn có nói điều gì làm họ phật lòng không? Nếu có, chắc hẳn họ vẫn đang ấm ức vì những gì bạn đã nói trước đó. Ngược lại, nếu lần trước bạn đã vui vẻ với họ, có lẽ họ bị việc gì đó tác động dẫn đến hành động vô tình phớt lờ bạn. Có thể họ đang bận học cho kỳ thi hoặc đang say đắm trong tình yêu mới.
-
2Hỏi một bên thứ ba xem tại sao bạn bị phớt lờ. Nếu bị bạn bè hoặc đồng nghiệp phớt lờ, bạn thử hỏi một người bạn hoặc đồng nghiệp chung xem họ có biết tại sao bạn lại bị như vậy không. Có lẽ người bạn chung này sẽ nhận ra hoặc giải thích được tại sao bạn bị phớt lờ. Có thể bạn nổi giận với người đó mà không hề hay biết nhưng thay vì nói thẳng với bạn, họ quyết định phớt lờ để tránh khiến bất đồng nghiêm trọng hơn. Bên thứ ba sẽ nhìn rõ tình huống một cách khách quan và giúp bạn hiểu tại sao mình bị phớt lờ.
-
3Hỏi thẳng người phớt lờ bạn xem tại sao họ làm như vậy. Đối mặt với người phớt lờ bạn. Trao đổi riêng với họ. Tìm một nơi yên tĩnh, riêng tư và bình tĩnh nói “Mình không hiểu tại sao bạn lại phớt lờ mình?” Đưa ra bằng chứng họ đang phớt lờ bạn, chẳng hạn như không trả lời cuộc gọi hoặc email của bạn, không phản ứng khi bạn trò chuyện với họ. Sau đó chú ý lắng nghe lời giải thích của họ.[2]
-
4Nhận diện hành vi thao túng. Nếu đây là lần đầu tiên họ phớt lờ bạn, chắc hẳn là có lý do chính đáng. Tuy nhiên, nếu một người bạn hoặc đồng nghiệp có dấu hiệu phớt lờ bạn hoặc người khác, chắc là họ đang cảm thấy thỏa mãn từ hành động đó.[3] Hoặc, họ đang dùng sự im lặng để yêu cầu một lời xin lỗi hoặc để đạt được một yêu cầu nào đó. Cuối cùng, họ phớt lờ bạn để hạ thấp giá trị của bạn: chẳng hạn như họ sẽ nói “Nếu hiểu rõ về tôi/yêu tôi, bạn sẽ không hỏi tại sao lại bị tôi phớt lờ”. Những ví dụ trên đều là biểu hiện của tính cách ích kỷ và bạn không nên dung túng cho điều đó.Quảng cáo
Nhìn nhận vấn đề
-
1Đánh giá người phớt lờ bạn qua hành động của họ. Giả sử bạn đối mặt với người phớt lờ mình và họ nói rằng hiểu băn khoăn của bạn. Có thể họ còn xin lỗi vì phớt lờ bạn. Tuy nhiên, sau đó, bạn lại tiếp tục bị phớt lờ. Trong trường hợp này, bạn phải hiểu rằng họ không thật lòng và không có nhã ý gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp với mình.
-
2Chấp nhận việc họ quyết định giữ khoảng cách với bạn.[4] Đừng tiếp tục ép họ xin lỗi vì phớt lờ bạn hoặc van nài họ giải thích tại sao lại cư xử như vậy nếu trước đó bạn đã hỏi họ rồi. Người thường xuyên lạnh nhạt với bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn khi làm như vậy; đừng tham gia trò chơi của họ bằng cách cố gắng giảng hòa nhiều lần.
-
3Đừng đổ lỗi cho bản thân vì hành động của họ.[5] Nếu ai đó tiếp tục phớt lờ kể cả sau khi bạn đã nỗ lực để làm lành với họ thì đó là quyết định của họ. Bạn không nên tự trách mình vì đã không nói những gì mình nên nói hoặc làm khác đi để khiến họ quan tâm đến bạn và quan điểm của bạn hơn.
-
4Luôn mở lòng. Cho người bạn hoặc người thân đang phớt lờ bạn biết thiện chí muốn giảng hòa của bản thân.[6] Đừng quay lưng với họ. Một số người phải đối mặt với vấn đề cá nhân trước khi hiểu ra nên làm thế nào để gìn giữ mối quan hệ lành mạnh. Hãy để họ biết rằng bạn sẽ luôn có mặt nếu họ muốn trò chuyện hoặc cần giúp đỡ.Quảng cáo
Hòa giải mâu thuẫn với người đang phớt lờ bạn
-
1Coi vấn đề này là sự khác biệt trong cách giao tiếp.[7] Đừng nghĩ rằng bạn bè và người yêu phớt lờ bạn vì mục đích xấu. Có thể người yêu phớt lờ bạn chỉ vì muốn tránh xé to mâu thuẫn và làm mọi chuyện nghiêm trọng hơn. Có lẽ họ muốn có không gian riêng và để hai bạn bình tĩnh hơn sau cuộc tranh luận. Nếu hiểu quan điểm của người ấy khi chọn giữ im lặng, bạn sẽ dễ dàng làm lành với họ và tránh làm tăng thêm mâu thuẫn.
-
2Chấp nhận cảm xúc của bạn. Cảm giác khi bị người mà mình quan tâm phớt lờ là rất đau đớn. Bạn sẽ cảm thấy thất vọng, giận dữ và buồn bã vì bị phớt lờ. Nếu cảm thấy như vậy, bạn đừng giả vờ nghĩ rằng mình không sao.[8] Chấp nhận cảm xúc của mình là bước đầu tiên trong việc thể hiện bản thân và để người khác biết rằng họ đang cư xử thiếu tử tế.
-
3Lên kế hoạch cho cuộc hòa giải. Cuộc hòa giải thường diễn ra vào một thời điểm cụ thể vì một mục đích nào đó với quy định không to tiếng và không lăng mạ nhau. Trong cuộc hòa giải, cả hai bên sẽ chuẩn bị để đối mặt với vấn đề và đưa ra quan điểm của mình.[9] Việc đề nghị tham gia cuộc hòa giải có thể hữu ích nếu ai đó phớt lờ bạn vì một vấn đề dai dẳng hoặc nhiều vấn đề khiến bạn khó mà xây dựng một mối quan hệ thân thiết hơn.
-
4Hành động khác với thường ngày. Bạn sẽ thử áp dụng một cách giao tiếp khác.[10] Nếu là người tranh luận "nóng nảy" - thường hét to, giận dữ và dễ bùng nổ cảm xúc, bạn nên tập kiểm soát không khí nảy lửa tại thời điểm đó. Nếu là người tranh luận "lạnh lùng" - phớt lờ người khác, bỏ đi để tìm không gian riêng khi cuộc tranh luận xảy ra và chỉ cố gắng giải thích cho bản thân và quan điểm của mình sau vài phút cân nhắc câu trả lời, bạn cần thêm sự thẳng thắn và đưa cảm xúc vào việc giải quyết mâu thuẫn (nhưng đừng hét to và nói lời nguyền rủa).
-
5Nói lời xin lỗi khi cần. Nếu nhận ra hành động gây tổn thương của mình qua lời giải thích của họ, bạn nên giải thích rằng mình không cố ý làm vậy và nói lời xin lỗi. Tuy nhiên, hãy giải thích rõ ràng là bạn cũng cảm thấy tổn thương khi bị họ phớt lờ. Tha thứ cho người phớt lờ bạn và thể hiện mong muốn họ cũng sẽ tha thứ cho bạn, nếu cần.[11]
- Đôi khi rất khó hiểu tại sao người khác lại khó chịu vì những điều vô thưởng vô phạt mà bạn nói hoặc làm. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên xin lỗi nếu họ có đưa ra lời giải thích khó hiểu hoặc không chính đáng cho việc phớt là bạn.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Cho người phớt lờ bạn thêm thời gian. Sau đó dần dần bắt chuyện lại với họ! Nếu họ thật sự muốn duy trì tình bạn đó, họ sẽ không tiếp tục phớt lờ bạn.
- Nếu không hiểu tại sao ai đó phớt lờ mình, bạn nên trao đổi với họ và cố gắng giải quyết khúc mắc.
- Thông thường, nhiều người phớt lờ người khác khi cần thời gian và không gian để giải quyết vấn đề cá nhân. Đừng để bụng chuyện đó mà hãy tôn trọng quyền riêng tư của họ.
Tham khảo
- ↑ http://www.clarke.edu/page.aspx?id=3568
- ↑ http://www.clarke.edu/page.aspx?id=3568
- ↑ http://blogs.psychcentral.com/therapy-soup/2014/11/the-silent-treatment-and-what-you-can-do-to-stop-it-cold/
- ↑ http://www.clarke.edu/page.aspx?id=3568
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/romance-redux/201205/why-you-blame-yourself-bad-relationships-and-how-stop
- ↑ http://psychcentral.com/ask-the-therapist/2009/02/19/family-feud/
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2014/05/10/different-communication-styles-dont-have-to-wreak-havoc-on-your-marriage/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/pieces-mind/201204/understanding-validation-way-communicate-acceptance
- ↑ https://books.google.com/books?id=kVEiyrmDDJIC&lpg=PA180&ots=cjWs5BQkqV&dq=structured%20conversation%20relationships&pg=PA177#v=onepage&q&f=false