Bài viết này đã được cùng viết bởi David Levin. David Levin là chủ sở hữu của Citizen Hound, một công ty cung cấp dịch vụ dẫn chó đi dạo tại Khu Vực Vịnh San Francisco. Với hơn 9 năm kinh nghiệm huấn luyện và dẫn chó đi dạo, công ty của David đã được Beast of the Bay bầu chọn là “Best Dog Walker SF” trong các năm 2019, 2018 và 2017. Citizen Hound cũng được SF Examiner xếp hạng là công ty dẫn chó đi dạo #1 và được xếp vào Danh sách A trong các năm 2017, 2016, 2015. Citizen Hound tự hào về dịch vụ khách hàng, kỹ năng chăm sóc và uy tín của mình.
Có 10 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 10.369 lần.
Khi chó cưng có hành vi xấu thì bạn sẽ cần phạt để nó biết rằng hành vi đó không được chấp nhận. Thay vì la mắng hay đánh chó, bạn nên dùng những biện pháp hiệu quả hơn, chẳng hạn như phớt lờ hoặc không chú ý đến nó nữa. Vì hầu hết các chú chó đều ưa những biện pháp củng cố tích cực nên chú chó cưng của bạn sẽ nhanh chóng học được hành vi nào là không tốt.
Các bước
Đáp lại những hành vi xấu
-
1Sửa chữa hành vi của chó. Nếu chú chó cư xử không đúng, bạn hãy ra dấu hoặc ra hiệu cho nó biết là nó đã làm sai. Bạn có thể bảo nó là "nghĩ lại đi", hoặc dùng một cụm từ tương tự với giọng vui vẻ nhưng nghiêm khắc. Bạn cần nói với giọng điệu giống như muốn hỏi nó là "Mày có chắc là muốn làm thế không?" Chú chó sẽ nhận ra giọng điệu đó và cả những câu từ mà bạn nói.[1]
- Hãy nhớ rằng không phải chú chó cố tình không nghe lời. Khi nó làm điều gì đó mà bạn không vừa ý, hãy cho nó biết là nó không được lặp lại hành vi đó nữa.[2]
- Phản ứng nhanh với các hành vi xấu của chó mà bạn muốn ngăn chặn. Sự liên hệ giữa hành vi xấu và hình phạt sẽ phải diễn ra ngay để chú chó hiểu được mối liên hệ giữa hai sự việc.
-
2Không chú ý đến chó nữa. Nếu chú chó vẫn tiếp tục có hành vi không tốt, bạn hãy ngừng chú ý đến nó bằng cách quay lưng đi hoặc rời khỏi phòng.[4] Chó là loài động vật có tính xã hội và luôn muốn là trung tâm của sự chú ý. Việc bị cho ra rìa hoặc phớt lờ sẽ khiến chúng cân nhắc lại hành động của mình. Nếu sớm phát hiện ra hành vi xấu của chó, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn trước khi hành vi đó ăn sâu thành thói quen.[5]
- Ví dụ, nếu bạn dạy chú chó một câu lệnh và nó không chịu làm theo, hãy nói: "nghĩ lại đi" và quay lưng đi. Chú chó sẽ nhận ra là nó vừa làm điều không đúng. Sau đó bạn quay lại và lặp lại câu lệnh lúc trước. Nếu chú chó vẫn không hợp tác, bạn hãy nói "nghĩ lại đi" và quay lưng đi. Tiếp tục lặp lại hành động như vậy cho đến khi chú chó hiểu được hành vi nào là đúng.[6]
-
3Tránh chú ý đến những hành vi xấu. Khi đã biết cách đáp lại một chú chó không nghe lời, bạn nên chú ý đến những phản ứng sẽ củng cố hành vi xấu của nó. Đôi khi, hành vi xấu của chó là nhằm mục đích thu hút sự chú ý của bạn. Nếu bạn ghi nhận hoặc la mắng chó thì vô tình cũng giống như đang dùng sự chú ý để khen thưởng cho nó vậy. Điều này sẽ khiến chú chó dễ lặp lại hành vi đó trong tương lai. Hãy nhớ rằng kể cả những trách móc và la mắng cũng là phần thưởng đối với các chú chó.[7]
- Ví dụ, chuông cửa reo có thể sẽ khiến chú chó giật mình và sủa. Nếu bạn phớt lờ tiếng sủa của nó, nó sẽ không nhận được gì và lần tới sẽ không sủa khi nghe thấy tiếng chuông cửa nữa. Nhưng nếu bạn quát nó im lặng thì vô tình tiếng sủa của nó đã được chú ý và lần sau nó sẽ lại sủa khi chuông cửa kêu.
-
4Không to tiếng hoặc đánh chó. Trừng phạt bằng la mắng và đòn roi không phải là biện pháp hữu ích để ngăn chặn hành vi xấu. Làm vậy chỉ khiến chú chó sợ bạn. Ví dụ, bạn đánh chó sau khi nó tè trong nhà sẽ chỉ khiến chú chó che giấu chỗ nó đi tiểu, đi tiểu một cách kín đáo và vụng trộm hơn. Điều này sẽ không giúp ích gì vì bạn sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để tìm ra chỗ chó làm bẩn và dọn dẹp.[8]
- Chó không hiểu được sự trách phạt bằng la mắng và đòn roi. Chúng sẽ chỉ bị đau và bối rối, và điều này sẽ khiến chúng ngày càng xa cách bạn.
- Điều quan trọng nhất trong việc phạt chó là phải rõ ràng, chậm rãi và lặp đi lặp lại thay vì ép buộc.
-
5Dạy chó kiềm chế hành động cắn. Cắn là một hành vi xấu của chó cần được kiểm soát. Bạn hãy dạy chó rằng khi cắn nó sẽ khiến người khác bị đau. Khi chú chó cắn tay bạn, bạn hãy kêu lên và bỏ tay ra, sau đó đưa tay ra chỗ khác và ngừng chơi với nó một vài phút hoặc rời khỏi phòng. Chú chó sẽ hiểu việc bị chấm dứt vui đùa và không được chú ý nữa là một hình phạt dành cho nó. Nó sẽ sớm nhận ra việc chơi đùa bằng bạo lực đồng nghĩa với việc trò chơi sẽ chấm dứt và sẽ tránh lặp lại hành vi này.[8]
- Những chú chó hoàn toàn trưởng thành có thể cắn người do hung hăng và lúc này nếu không có sự giúp chuyên nghiệp thì sẽ rất khó để huấn luyện cho chúng ngừng lại. Nếu là vậy thì bạn nên liên lạc với bác sĩ thú y hoặc một người huấn luyện chó để tìm biện pháp xử lý.
Quảng cáo
Ngăn chặn hành vi xấu
-
1Xác định nguyên nhân gây ra hành vi xấu. Hãy nhớ rằng hành vi xấu không phải là bản năng của chó. Nếu chú chó có những hành động như nhai giày, phá đồ khi bạn không có nhà hay gầm gừ người lạ thì đều là vì nguyên nhân nào đó mà bạn chưa nhận ra. Bạn hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu tại sao nó lại hành động như vậy.[11]
- Ví dụ, nếu chú chó nhai đồ đạc khi bạn vắng nhà, có thể là do nó buồn chán hoặc căng thẳng khi phải xa bạn.
-
2Loại bỏ nguyên nhân gây ra hành vi xấu. Khi đã xác định được nguyên nhân dẫn đến hành vi xấu của chó, bạn hãy cố gắng loại bỏ chúng. Nếu chú chó hay sủa khi thấy gì đó làm nó kích động, chẳng hạn như thấy người đi đường hoặc xe ô tô chạy qua thì để ngăn điều này, bạn có thể kéo rèm cửa lại.
- Bạn cũng có thể sắp xếp để chú chó hạn chế bị giật mình, cũng là hạn chế nguyên nhân dẫn đến rất nhiều hành vi xấu. Ví dụ, nếu chú chó của bạn dễ giật mình vì một số nguyên nhân nhất định, chẳng hạn như người đưa thư thì hàng ngày bạn có thể đưa nó ra sân sau trước giờ người đưa thư đến.[10]
-
3Khen thưởng hành vi tốt. Mặc dù phạt hành vi xấu cũng là một cách, nhưng các tốt nhất vẫ là thưởng cho hành vi tốt để giúp chó học được các thói quen tốt. Bạn nên dùng biện pháp củng cố tích cực khi chó cưng của bạn chơi ngoan, biết nghe hiệu lệnh hoặc đi vệ sinh đúng chỗ. Hãy thưởng đồ ăn cho chú chó hoặc khen "Ngoan" bằng giọng vui vẻ, gãi đầu hoặc xoa bụng chó.[11]
- Bạn nên mang theo phần thưởng bên mình để thưởng cho chú chó mỗi khi nó có hành vi tốt. Nếu bạn khen thưởng quá sớm hay quá muộn, chú chó đều sẽ không hiểu vì sao nó lại được thưởng như vậy.
-
4Cho chó vận động nhiều. Những chú chó buồn chán hoặc ít được vận động sẽ có xu hướng sủa nhiều hơn những chú chó vận động nhiều. Nếu phần lớn thời gian chó phải ở trong nhà thì nó có thể sẽ nhảy lên, sủa hoặc tỏ ra quá khích khi thấy bạn về. Vậy nên hãy cố gắng cho chó đi dạo hoặc chạy nhảy ở ngoài trời ít nhất 1 giờ mỗi ngày. Vận động nhiều sẽ giúp chó hạn chế có những hành vi xấu.[12]
- Cho chó nhiều đồ chơi để nhai. Điều này sẽ giúp nó được vận động và bận rộn khi phải ở trong nhà, đồng thời cũng ngăn chặn những hành vi xấu, chẳng hạn như gặm hoặc nhai đồ đạc.
-
5Hình thành thói quen cho chó. Chó có thể có hành vi xấu nếu chúng cảm thấy căng thẳng hoặc bối rối về môi trường xung quanh. Bạn có thể khiến chúng cảm thấy an toàn và thư giãn hơn bằng việc hình thành cho chúng một số thói quen đơn giản. Ví dụ, nếu chó đi tiểu không đúng chỗ, bạn có thể bắt đầu bằng việc huấn luyện cho nó ở trong chuồng và đưa nó ra ngoài để đi tiểu ở một chỗ nhất định, dần dần chú chó sẽ học được cách đi tiểu đúng chỗ.[13]
- Bạn cũng nên cho chó ăn và chơi đùa với nó vào những khoảng thời gian nhất định. Điều này sẽ giúp chú chó biết được khi nào thì nó sẽ được chú ý và quan tâm. Nó sẽ không nhặng xị lên và cố khiến bạn phải chú ý nếu biết là thời gian chơi đùa sắp đến.[14]
-
6Biết khi nào cần nhờ giúp đỡ. Nếu không thể xác định được nguyên nhân khiến chó có hành vi xấu hoặc hành vi xấu của chó không cải thiện thì bạn nên tham khảo lời khuyên của một chuyên gia về hành vi động vật hoặc chuyên gia về tâm lý thú cưng. Bạn có thể nhờ bác sĩ thú y giới thiệu cho mình một chuyên gia uy tín.[18] Bạn cũng có thể nhờ bác sĩ thú y khám tổng quát cho chú chó để xem hành vi xấu của nó có bắt nguồn từ nguyên nhân về sức khỏe hay không.
- Việc khám tổng quát đặc biệt quan trọng đối với những chú chó đã lớn tuổi. Ví dụ, chó có thể gặp vấn đề với việc đi tiêu, đi tiểu không kiểm soát do bị bệnh. Khi thăm khám, bác sĩ thú y sẽ có thể chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị y tế hoặc điều trị hành vi cho nó.[16]
Quảng cáo
Lời khuyên
- Nếu bạn đang phạt chó bằng phương pháp cách ly hoặc ngừng chú ý, đừng nhìn hay giao tiếp với nó bằng ánh mắt. Chú chó sẽ biết là bạn đang nhìn và sẽ càng cố gắng thu hút sự chú ý của bạn.
- Thay vì phạt chó vì những lý do như đi tiểu không đúng chỗ, bạn nên quan sát những dấu hiệu cho thấy nó cần phải ra ngoài đi vệ sinh. Nếu chú chó lỡ đi vệ sinh không đúng chỗ, bạn chỉ cần dọn dẹp bằng nước tẩy rửa có chứa enzym để khử sạch mùi là được.[20]
Tham khảo
- ↑ The Power of Positive Dog Training. Pat Miller. Publisher: Howell Book House.
- ↑ The Power of Positive Dog Training. Pat Miller. Publisher: Howell Book House.
- ↑ The Power of Positive Dog Training. Pat Miller. Publisher: Howell Book House.
- ↑ Don't Shoot the Dog. Karen Pryor. Publisher: Ebury Press.
- ↑ The Power of Positive Dog Training. Pat Miller. Publisher: Howell Book House.
- ↑ Don't Shoot the Dog. Karen Pryor. Publisher: Ebury Press.
- ↑ Don't Shoot the Dog. Karen Pryor. Publisher: Ebury Press.
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/mouthing-nipping-and-play-biting-adult-dogs
- ↑ Don't Shoot the Dog. Karen Pryor. Publisher: Ebury Press.
- ↑ http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/how_to_stop_barking.html?referrer=https://www.wikihow.com/Punish-a-Dog
- ↑ http://www.humanesociety.org/animals/dogs/tips/dog_training_positive_reinforcement.html?referrer=https://www.google.com/
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/exercise-dogs
- ↑ http://www.dogbreedinfo.com/housebreaking.htm
- ↑ http://www.petco.com/Content/ArticleList/Article/30/1/285/Stress-and-the-Importance-of-Routine-for-Dogs.aspx
- ↑ The Power of Positive Dog Training. Pat Miller. Publisher: Howell Book House.
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/house-training-your-adult-dog
- ↑ Don't Shoot the Dog. Karen Pryor. Publisher: Ebury Press.