Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Chuột hamster là loài động vật gặm nhấm nhỏ bé, đáng yêu, tương đối dễ chăm sóc và là những chú thú cưng tuyệt vời. Hamster có bản tính tò mò và thích gặm bất cứ thứ gì chúng vớ được. Vì lẽ đó, một điều cực kỳ quan trọng là bạn phải đề phòng cẩn thận để chúng không ăn phải thức ăn độc hại và đảm bảo môi trường an toàn không có chất độc xung quanh. Nếu bạn cho hamster ra khỏi chuồng để vận động thì điều này lại càng cần thiết. Nếu nghi ngờ chuột hamster bị ngộ độc, bạn hãy lập tức đem nó đến bác sĩ thú y ngay.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Tránh thức ăn độc hại

  1. 1
    Hỏi bác sĩ thú y về các loại thức ăn độc hại với chuột hamster. Chuột hamster thường ăn thức ăn viên kết hợp với hoa quả và rau củ tươi. Một số loại hoa quả tốt cho hamster, nhưng có những loại độc hại với chúng. Ví dụ, một số thức ăn độc hại với hamster bao gồm:[1]
    • Lá cây cà chua
    • Hạnh nhân
    • Quả bơ
    • Khoai tây và khoai tây chiên
    • Hành
    • Tỏi
    • Sô cô la
    • Hạt táo
    • Xà lách Mỹ (nếu ăn nhiều)
  2. 2
    Rửa sạch rau quả. Bước này giúp loại bỏ thuốc trừ sâu có thể đã được xịt lên hoa quả và rau củ. Bạn đừng quên rửa sạch và cắt nhỏ rau trước khi cho hamster ăn.[2]
  3. 3
    Không cho hamster ăn thức ăn bị mốc. Nhiều người hay cho hamster ăn các mẩu rau củ và hoa quả thừa. Bạn luôn luôn nên cho hamster ăn thức ăn tươi và không bị thối rữa. Sau một thời gian, mốc có thể xuất hiện trên rau quả mà nếu hamster ăn vào thì sẽ bị ngộ độc.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Loại bỏ các chất độc hại trong môi trường

  1. 1
    Trông chừng cẩn thận khi bạn cho hamster ra khỏi chuồng. Nếu có cho hamster ra khỏi chuồng để vận động, bạn nhất định phải giữ chúng trong không gian kín. Những chú chuột hamster rất bé nhỏ và có thể lách qua các khe hẹp hoặc chui tọt vào gầm các đồ nội thất. Bạn sẽ phải luôn để mắt dến chúng và cất kỹ tất cả những chất nguy hại xung quanh.[3]
    • Ví dụ, khi cho hamster ra ngoài chuồng để vận động, bạn có thể cho chúng vào lồng để giữ an toàn.
    • Bạn cũng nên đảm bảo tất cả dây điện phải được che đậy hoặc gỡ đi và các vật nuôi khác trong nhà không được lai vãng đến.
  2. 2
    Đừng hút thuốc khi ở cạnh chuột hamster. Thuốc lá và khói thuốc là chất độc với hamster. Hãy tránh hút thuốc khi bạn ở trong phòng có hamster và đảm bảo là không có đầu mẩu thuốc lá nào ở gần chúng.[4]
  3. 3
    Tránh sử dụng bả chuột trong nhà. Nhiều người dùng bả chuột (thuốc diệt chuột) trong nhà để loại bỏ những loài gây hại. Thuốc này cực kỳ độc hại cho chuột hamster và chúng có thể chết nếu nuốt phải.[5]
  4. 4
    Di chuyển các chậu cây có độc đi nơi khác. Một số loại cây cũng có thể độc hại với hamster. Nếu bạn cho hamster ra khỏi chuồng, hãy đảm bảo tất cả các cây độc hại với hamster đã được đem ra khỏi phòng. Các cây trong số này bao gồm:[6]
    • Xương rồng
    • Hoa tử đằng
    • Đỗ quyên
    • Hoa ông lão
    • Hoa cúc
    • Dương xỉ
    • Thường xuân
    • Cẩm tú cầu
    • Loa kèn
  5. 5
    Cất kỹ thuốc và các chất tẩy rửa. Thuốc và các chất tẩy rửa gia dụng có thể độc hại với chuột hamster. Bạn cần cất kỹ những thứ này trong ngăn tủ ngoài tầm với của chúng. Thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng viêm và thuốc ngừa thai là những loại thuốc phổ biến độc hại với hamster.[7]
    • Ngoài ra, bạn cũng đừng quên rửa nước thật kỹ khi làm vệ sinh chuồng của hamster để chúng khỏi tiếp xúc với các hoá chất độc hại.
    Quảng cáo

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Chữa trị hamster bị ngộ độc

  1. 1
    Nhận biết các triệu chứng ngộ độc thường gặp. Chuột hamster sau khi tiếp xúc với chất độc thường có các triệu chứng khó thở, thở nhanh, kiệt sức, gục xuống hoặc rơi vào trạng thái như hôn mê. Nếu nhận thấy bất cứ triệu chứng nào trên đây, bạn cần đem chuột hamster đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
  2. 2
    Nhanh chóng đưa hamster đến bác sĩ thú y. Nếu bạn nghi ngờ chú chuột của mình bị ngộ độc, hãy đưa nó đến phòng khám thú y ngay lập tức. Hamster rất nhỏ, và chất độc có thể tác động rất nhanh trong cơ thể chúng.[8]
    • Nếu ở Mỹ, bạn có thể gọi đường dây hỗ trợ có trả phí để được hướng dẫn cấp cứu từ bác sĩ thú y chuyên khoa chống độc. Cân nhắc gọi Trung Tâm Phòng Chống Độc Chất cho Động vật, số (888) 426-4435 hoặc đường dây hỗ trợ chống độc ở động vật, số 855-764-7661.
    • Tuyệt đối không chờ các triệu chứng xảy ra nếu chuột hamster tiếp xúc với chất độc.
  3. 3
    Đem theo chất độc mà bạn nghi ngờ đến bác sĩ thú y. Bạn có thể giúp bác sĩ chẩn đoán và chữa trị cho hamster nếu bạn biết chắc chất gì gây ra phản ứng. Ví dụ, bạn hãy đem bao bì, cây cối hoặc hoá chất đến cho bác sĩ thú y xem. Như vậy, bác sĩ có thể biết rõ chất độc mà chú hamster của bạn nuốt phải là gì và xác định cách chữa trị.[9]
    • Nếu không biết chắc thứ gì đã gây ngộ độc cho hamster, bạn có thể cung cấp cho bác sĩ thú y danh sách các chất có thể gây độc ở trong hoặc gần môi trường của hamster.
  4. 4
    Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Khi điều trị cho chuột hamster, bác sĩ thú y có thể cho bạn bản hướng dẫn cách điều trị hoặc chăm sóc. Hãy đọc kỹ các hướng dẫn để đảm bảo chú chuột của bạn được chăm sóc đúng cách.[10]
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Đừng bao giờ tự chữa trị ngộ độc cho chuột hamster mà không tìm sự chăm sóc y tế.

Bài viết wikiHow có liên quan

Chăm sóc Cua ẩn sĩChăm sóc Cua ẩn sĩ
Nuôi ThỏNuôi Thỏ
Nhận biết chuột hamster sắp chếtNhận biết chuột hamster sắp chết
Nhận biết Rùa Đực và Rùa CáiNhận biết Rùa Đực và Rùa Cái
Nhận biết chuột hamster mang thaiNhận biết chuột hamster mang thai
Xác định giới tính cá BettaXác định giới tính cá Betta
Điều trị gãy chân cho chuột HamsterĐiều trị gãy chân cho chuột Hamster
Ẵm thỏẴm thỏ
Xử lý khi chuột hamster không cử độngXử lý khi chuột hamster không cử động
Cho thỏ ăn đúng loại rauCho thỏ ăn đúng loại rau
Chăm sóc Chuột LangChăm sóc Chuột Lang
Nuôi rùa nướcNuôi rùa nước
Xác định giới tính của chuột langXác định giới tính của chuột lang
Chăm sóc chuột conChăm sóc chuột con
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Deanne Pawlisch, CVT, MA
Cùng viết bởi:
Kỹ thuật viên thú y được cấp phép
Bài viết này có đồng tác giả là Deanne Pawlisch, CVT, MA, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 1.283 lần.
Chuyên mục: Thú cưng
Trang này đã được đọc 1.283 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo