Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Giãn tĩnh mạch là tình trạng mạch máu bị giãn rộng, chủ yếu xuất hiện trên chân và tác động đến khoảng phân nửa dân số trưởng thành của Hoa Kỳ. Bệnh xảy ra do áp lực trong tĩnh mạch làm suy yếu và theo thời gian phá hỏng các van nhỏ và vách của mạch máu. Thông thường giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện (còn gọi là giãn mao mạch) chỉ khiến chân khó coi nhưng đôi khi chúng cũng gây đau nhiều khi bạn bước đi và đứng, với các ca nặng có thể hình thành vết loét da. Mặc dù không có cách nào chắc chắn để phòng ngừa giãn tĩnh mạch nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp để giảm nguy cơ này.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Thực hiện các biện pháp đề phòng cơ bản

  1. 1
    Xác định yếu tố rủi ro. Một số người dường như dễ bị giãn tĩnh mạch hơn những người khác. Nếu biết được các yếu tố rủi ro bạn có thể chọn cho mình một lối sống lành mạnh để đề phòng bệnh này. Tuy nhiên nếu có nhiều yếu tố rủi ro thì bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn về cách kiểm soát những yếu tố đó.
    • Tuổi tác. Tuổi tác là một yếu tố quan trọng quyết định bạn có khả năng bị giãn tĩnh mạch hay không. Quá trình lão hóa khiến tĩnh mạch giảm tính đàn hồi, các van trong đó cũng không còn làm việc hiệu quả như trước. Tình trạng này tạo điều kiện phát triển bệnh giãn tĩnh mạch.[1]
    • Giới tính. Phụ nữ dễ bị giãn tĩnh mạch hơn đàn ông, có lẽ vì họ thường phải trải qua những thay đổi về hóc môn, chẳng hạn vào thời kỳ mãn kinh hay khi mang thai.[2]
    • Di truyền. Nếu một thành viên trong gia đình trực hệ của bạn bị giãn tĩnh mạch thì bạn có nguy cơ phát triển bệnh này cao hơn.[3] Ngoài ra nếu bạn bẩm sinh đã có van tĩnh mạch yếu thì sẽ có rủi ro cao hơn.
    • Béo phì. Tình trạng quá cân tạo nhiều áp lực lên tĩnh mạch và có thể phát triển thành bệnh giãn tĩnh mạch.[4]
    • Ít vận động. Bạn có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch cao hơn nếu thường xuyên đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Khi bạn giữ yên tư thế đứng hay ngồi quá lâu, tĩnh mạch phải chịu nhiều áp lực hơn để bơm máu về tim.[5]
    • Chấn thương chân. Nếu trước đây từng bị chấn thương ở chân, chẳng hạn huyết khối, bạn sẽ có nguy cơ phát triển bệnh giãn tĩnh mạch cao hơn.[6]
  2. 2
    Duy trì cân nặng lành mạnh. Cân nặng dư thừa tạo nhiều áp lực lên chân và hệ thống tuần hoàn, vì vậy nếu đang béo phì thì bạn nên giảm cân để giảm rủi ro mắc bệnh giãn tĩnh mạch.[7]
  3. 3
    Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh. Tránh ăn thực phẩm giàu năng lượng và ít chất dinh dưỡng. Áp dụng chế độ ăn giàu chất xơ. Một số nghiên cứu chứng minh chế độ ăn ít chất xơ có liên quan với bệnh giãn tĩnh mạch.[8] Ăn nhiều chất xơ cũng giúp giảm cholesterol và hạ thấp huyết áp.[9]
    • Tránh thêm muối nếu được. Giảm lượng muối tiêu thụ có tác dụng giảm sưng ở tĩnh mạch bị giãn, đồng thời cũng giảm độ giữ nước của cơ thể.[10]
  4. 4
    Tập thể dục đều đặn. Đi bộ hoặc chạy bộ có thể tăng cường tuần hoàn máu ở chân, mà tuần hoàn máu tốt sẽ giúp chống lại nguy cơ bị giãn tĩnh mạch hoặc hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn. Huyết áp trung bình sẽ giảm và sức khỏe của toàn hệ thống tuần hoàn được cải thiện nếu bạn tập thể dục đều đặn.
    • Chạy bộ cũng có tác dụng ngăn ngừa tĩnh mạch giãn biểu hiện ra ngoài bề mặt da và tăng cường tuần hoàn máu trong chân.[11]
  5. 5
    Cai thuốc lá. Hút thuốc góp phần gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy huyết áp cao do hút thuốc cũng là nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch. Hút thuốc cũng liên quan đến bệnh “suy tĩnh mạch chi dưới”, là tình trạng máu không lưu thông bình thường dẫn đến tích tụ ở chân.[12]
  6. 6
    Tránh uống thuốc ngừa thai có hàm lượng estrogen cao. Sử dụng thuốc ngừa thai chứa hàm lượng estrogen và progesterone cao trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch. Liệu pháp thay thế hóc môn cũng có tác dụng tương tự. Bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn về lựa chọn phù hợp nhất với mình.
    • Sử dụng estrogen và progesterone trong thời gian dài có thể làm suy yếu van tĩnh mạch và thay đổi tuần hoàn máu trong chân.[13]
    • Các biện pháp ngừa thai sử dụng ít estrogen khó dẫn đến giãn tĩnh mạch hoặc huyết khối.[14]
  7. 7
    Tránh ra nắng. Đối với những người có màu da sáng thì việc ra nắng quá nhiều có khả năng gây ra tình trạng tĩnh mạch mạng nhện. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng tạo ra những rủi ro như ung thư da.[15]
    • Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh khuyến cáo mọi người luôn luôn đeo kính mát khi đi ra ngoài. Đặc biệt bạn nên tránh ra nắng vào buổi trưa khi mặt trời lên cao nhất.[16]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Chăm sóc đôi chân

  1. 1
    Tránh đứng quá lâu. Đứng yên một chỗ trong thời gian dài sẽ làm tăng áp lực tĩnh mạch ở cẳng chân và bàn chân, theo thời gian áp lực này làm suy yếu thành mạch máu. Bệnh giãn tĩnh mạch trở nên nặng hơn nếu bạn thường xuyên đứng lâu một chỗ, thậm chí tăng số lượng tĩnh mạch bị giãn.[17]
    • Vì một số công việc đòi hỏi phải đứng lâu một chỗ nên bạn phải hạn chế tối đa sự tổn hại bằng cách thường xuyên thay đổi vị trí khi có cơ hội. Tối thiểu sau mỗi 30 phút bạn nên đứng dậy bước đi qua lại.
  2. 2
    Ngồi đúng tư thế. Ngồi thẳng lưng và không bắt chéo chân. Tư thế ngồi đúng giúp tăng cường tuần hoàn máu, ngược lại nếu bạn bắt chéo chân máu sẽ bị hạn chế lưu thông vào và ra khỏi chân.[18]
    • Tránh ngồi làm việc quá lâu mà không nghỉ giải lao. Cứ sau khoảng nửa tiếng bạn nên đứng dậy kéo giãn tay chân hoặc đi qua lại.
  3. 3
    Kê cao chân nếu có thể. Thả lỏng và “nâng cao bàn chân” giúp bạn giảm rủi ro mắc bệnh giãn tĩnh mạch,[19] vì vậy bạn cố gắng nâng chân cao hơn tim 15 phút mỗi lần, ngày làm từ 3-4 lần.[20] Cách tập này giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm áp lực trong chân.
    • Nếu có điều kiện bạn nên kê cao chân khi ngồi hoặc ngủ.[21]
    • Các lựa chọn khác là sử dụng bàn đảo ngược hoặc nâng cao chân giường để bàn chân hơi cao hơn đầu trong khi ngủ. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp này.
  4. 4
    Thiết kế lại quần áo. Tăng cường tuần hoàn máu cho phần dưới cơ thể bằng cách tránh mặc quần áo bó sát. Đặc biệt không mặc quần áo bó quanh eo, chân và vùng bẹn. Quần áo bó khiến tình trạng giãn tĩnh mạch nặng hơn và tăng nguy cơ hình thành tĩnh mạch giãn mới.[22]
    • Mang giày đế thấp thay cho giày cao gót. Giày đế thấp giúp bắp chân săn chắc nên máu dễ dàng lưu thông qua các tĩnh mạch.[23] Ngoài ra kích thước giày cũng phải vừa chân để đảm bảo chân không bị bó chặt.[24]
  5. 5
    Mang vớ ép. Nếu bệnh giãn tĩnh mạch đang tiến triển thì bạn nên cố gắng mang vớ ép thường xuyên. Vớ ép có bán ở các cửa hàng bán dụng cụ y tế hoặc ở tiệm thuốc, và có nhiều loại khác nhau để bạn chọn. Nhờ bác sĩ tư vấn trước khi mua hay mang vớ ép.[25]
    • Sử dụng thước dây đo chân để lấy đúng kích thước khi mua vớ. Vớ ép phù hợp phải tạo lực ép vừa đủ chặt nhưng không quá mức.[26]
    • Nếu bạn chuẩn bị đi xa thì nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc mang vớ ép, vì sản phẩm này có thể giảm áp lực trong chân nên sẽ ngăn chặn và hạn chế tình trạng giãn tĩnh mạch tiến triển nặng hơn.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Tìm biện pháp điều trị y khoa

  1. 1
    Nhận diện triệu chứng của giãn tĩnh mạch. Thông thường giãn tĩnh mạch không gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên bệnh gây khó chịu, đau và làm mất thẩm mỹ đôi chân. Cho dù bệnh không gây mối nguy hiểm nào nhưng có lẽ bạn cũng muốn tìm cách kiểm soát tình trạng này. Các triệu chứng phổ biến của giãn tĩnh mạch là:
    • Đau và nhức ở chân
    • Nhói đau hoặc chuột rút
    • Cảm thấy nặng hay sưng ở chân
    • Da ngứa, khó chịu hoặc trở nên thẫm màu
    • Chân có cảm giác bồn chồn, bứt rứt
  2. 2
    Biết khi nào nên đi khám bệnh. Mặc dù hầu hết các trường hợp giãn tĩnh mạch không gây ra mối đe dọa nào cho sức khỏe, nhưng đôi khi cũng xảy ra những vấn đề mà bạn nên can thiệp. Nếu bị giãn tĩnh mạch và gặp bất kì triệu chứng nào dưới đây thì bạn nên đi khám bệnh:[27]
    • Chân đột ngột sưng
    • Ửng đỏ hay ấm xung quanh tĩnh mạch
    • Thay đổi độ dày hoặc màu sắc da
    • Chảy máu xung quanh hoặc tại vị trí tĩnh mạch giãn
    • Xuất hiện cục u sờ thấy đau ở chân
    • Vết loét hở
  3. 3
    Tìm hiểu các lựa chọn điều trị khác. Sau khi tự thực hiện một số điều chỉnh trong sinh hoạt hằng ngày mà tình trạng không cải thiện thì bạn nên xem xét các giải pháp điều trị. Nhờ bác sĩ tư vấn về các lựa chọn thích hợp.[28]
    • Liệu pháp gây xơ cứng. Đây là cách điều trị phổ biến nhất đối với bệnh giãn tĩnh mạch. Họ sẽ tiêm hóa chất vào tĩnh mạch bị giãn, khiến tĩnh mạch sưng lên và khép kín. Sau vài tuần tĩnh mạch đó chuyển thành mô sẹo và mờ đi. Thủ thuật này có thể thực hiện ngay trong phòng khám bệnh.
    • Phẫu thuật bằng laser. Kỹ thuật này ít phổ biến hơn vì nó không hiệu quả với mọi loại da và màu da. Phẫu thuật bằng laser cũng không hiệu quả cho tĩnh mạch lớn hơn 3mm.
    • Kỹ thuật can thiệp nội tĩnh mạch. Thường áp dụng cho các tĩnh mạch bị giãn nặng hoặc nằm sâu bên trong, được tiến hành ngay tại phòng khám và phải gây tê cục bộ.
    • Phẫu thuật. Phẫu thuật thường chỉ là giải pháp cho những tĩnh mạch bị giãn rất nặng hoặc có kích thước rất lớn. Nhờ bác sĩ tư vấn để cân nhắc xem đây có phải là giải pháp phù hợp cho bạn không.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Mặc dù giãn tĩnh mạch thường không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng đôi khi là dấu hiệu của một tình trạng khác nguy hiểm hơn. Nếu bạn nhận thấy bệnh giãn tĩnh mạch đang tiến triển thì nên đi khám sức khỏe tổng quát và nhờ bác sĩ tư vấn.
  • Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở phụ nữ hơn, nhưng cũng có nhiều nam giới mắc phải. Tuổi tác càng lớn thì rủi ro mắc bệnh này càng cao, tuy nhiên bệnh có thể phát triển ở mọi lứa tuổi và di truyền là một yếu tố góp phần hình thành.
  • Hầu hết các chương trình bảo hiểm tại Mỹ đều chấp nhận thanh toán chi phí điều trị giãn tĩnh mạch, đôi khi bao gồm cả bệnh tĩnh mạch mạng nhện. Đối với các quốc gia khác bạn nên kiểm tra lại với đơn vị cung cấp bảo hiểm.
  • Vớ ép có khóa dán và vòng thắt ở mắt cá chân rất dễ mang vào chân nên sẽ phù hợp hơn với một số người.
  • Một số người cho rằng quấn ép bằng giấm táo có thể giảm khó chịu do giãn tĩnh mạch gây ra. Tuy nhiên có khả năng chính việc nâng cao chân, xoa bóp và quấn ép là nguyên nhân giảm triệu chứng bệnh, không phải vì giấm táo. Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh giấm táo có thể điều trị giãn tĩnh mạch.[29]
  • Ngược lại với suy nghĩ của nhiều người là thoa tinh dầu hạnh nhân không có tác dụng cải thiện lưu thông máu và không phải là cách điều trị được khoa học công nhận, tuy nhiên ăn hạnh nhân có thể cải thiện huyết áp và lưu thông máu.[30]

Cảnh báo

  • Đi khám bệnh ngay nếu bạn bị giãn tĩnh mạch và xuất hiện triệu chứng đau ngực, khó thở hay có vấn đề về hô hấp. Đây là dấu hiệu huyết khối đang di chuyển đến phổi và tim.
  • Cẩn thận với các liệu pháp đắt tiền và không bình thường. Cho dù những "liệu pháp" đó không gây hại nhưng chúng cũng không hiệu quả. Tương tự, bạn nên thận trọng với các loại thực phẩm chức năng được quảng cáo có thể trị khỏi giãn tĩnh mạch. Một số loại thật sự có thể ngăn chặn hay điều trị được bệnh, nhưng có rất ít nghiên cứu khoa học chứng minh điều đó. Nhiều công ty sản xuất thực phẩm chức năng đưa ra các tuyên bố không có bằng chứng xác nhận, vì vậy bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Có thể bác sĩ không khẳng định được và cũng không phủ nhận tuyên bố của các chuyên gia về thảo mộc, nhưng họ biết những tác dụng phụ có tiềm năng gây hại của một số loại thảo mộc.
  • Bạn không nên cố gắng "phá vỡ" tĩnh mạch giãn bằng bất kì phương pháp cơ học nào như xoa bóp hoặc rung, vì như vậy sẽ tạo ra vật gây thuyên tắc mao mạch tim và dẫn đến nhồi máu cơ tim. Vật gây thuyên tắc cũng có thể mắc kẹt trong não và gây ra đột quỵ, hoặc kẹt trong phổi dẫn đến nhồi máu phổi. Đây là những vấn đề y khoa nghiêm trọng có khả năng gây tử vong.
  • Đi khám bệnh ngay nếu tĩnh mạch giãn bắt đầu chảy máu, nếu bạn thấy đau hoặc sưng đột ngột ở chân hay bàn chân, hoặc khi có cục u phát triển xung quanh hay tại tĩnh mạch giãn.[31]

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Bẻ Đốt sống Lưng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Quảng cáo
  1. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/varicose-spider-veins
  2. http://www.medicaldaily.com/varicose-veins-sitting-cross-legged-plus-other-potential-causes-309822
  3. http://aje.oxfordjournals.org/content/155/11/1007.full
  4. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/features/new-treatments-for-varicose-veins
  5. http://www.emedicinehealth.com/hormonal_birth_control_risk_of_blood_clots-health/article_em.htm
  6. http://www.cdc.gov/cancer/skin/index.htm
  7. http://www.cdc.gov/cancer/skin/basic_info/sun-safety.htm
  8. http://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/cardiovascular_diseases/varicose_veins_85,P08259/
  9. http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/vv/prevention
  10. http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/vv/prevention
  11. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001109.htm
  12. http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/vv/prevention
  13. http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/vv/prevention
  14. http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/vv/prevention
  15. http://www.vascular.surgery.ucsf.edu/conditions--procedures/varicose-veins.aspx
  16. http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/vv/prevention
  17. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/varicose-veins/basics/treatment/con-20043474
  18. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/tc/varicose-veins-when-to-call-a-doctor
  19. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/varicose-veins/basics/treatment/con-20043474
  20. Test This Remedy. By: Goldstein, Laura, Prevention, 00328006, Apr2003, Vol. 55, Issue 4
  21. http://www.sciencedaily.com/releases/2014/06/140630094527.htm
  22. http://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/cardiovascular_diseases/varicose_veins_85,P08259/

Về bài wikiHow này

Vlad Gendelman, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình
Bài viết này đã được cùng viết bởi Vlad Gendelman, MD. Tiến sĩ y khoa Vlad Gendelman là một chuyên gia phẫu thuật chỉnh hình tại Los Angeles, California. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, ông chuyên về phẫu thuật chỉnh hình tổng quát, bao gồm chấn thương xương khớp, chấn thương thể thao và thay khớp. Gendelman có bằng cử nhân sinh học của Đại học Nam California và nhận bằng tiến sĩ của Đại học California tại Irvine. Sau đó, ông hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú về phẫu thuật chỉnh hình tại SUNY Downstate. Bác sĩ Gendelman được chứng nhận bởi Ủy ban Phẫu thuật Chỉnh hình Hoa Kỳ và là thành viên của Học viện Phẫu thuật Chỉnh hình Hoa Kỳ. Ông là thành viên của Hiệp hội Y khoa Hạt Los Angeles, Hiệp hội Y khoa California, Hiệp hội Chỉnh hình California và Học viện Phẫu thuật Chỉnh hình Hoa Kỳ. Bác sĩ Gendelman là tác giả của nhiều bài viết về phẫu thuật chỉnh hình. Bài viết này đã được xem 1.973 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 1.973 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo