Bài viết này có đồng tác giả là Lois Wade, một thành viên đáng tin cậy của cộng đồng wikiHow. Lois Wade có 45 năm kinh nghiệm trong ngành thủ công, gồm may, móc, thêu mũi kim, thêu chữ thập, vẽ và làm đồ thủ công bằng giấy. Cô đã đóng góp cho các bài viết về thủ công trên wikiHow từ năm 2007.
Bài viết này đã được xem 107.022 lần.
Ngà là chất liệu được lấy từ ngà và răng voi, cá voi và nhiều loài động vật khác. Mặc dù ngà và xương có thể giống nhau về vẻ ngoài, cân nặng và cảm giác, nhưng ngà có giá trị cao hơn và được quản lý chặt chẽ. Hãy bắt đầu bằng việc xác định món đồ đó là xương hoặc ngà thay vì chất liệu tổng hợp hoặc đồ giả. Sau đó, bạn có thể quan sát bằng kính lúp để phân biệt hai chất liệu này.
Các bước
Kiểm tra bằng kính phóng đại
-
1Sử dụng loại kính phóng đại phù hợp để xem xét món đồ. Kính phóng đại có nhiều kích cỡ với một số tính năng khác nhau. Đối với các món đồ làm bằng xương hoặc ngà, một chiếc kính lúp cầm tay có độ phòng đại tiêu chuẩn là phù hợp. Nó cho phép bạn nhìn thấy đủ chi tiết để phân biệt hai chất liệu này và dễ điều khiển khoảng cách quan sát. Kính lúp cầm tay có bán trên mạng hoặc một số cửa hàng vật dụng tiêu khiển và sở thích. Một số cửa hàng vật liệu trang trí cũng có bán.
- Bạn cũng có thể dùng kính hiển vi, nhưng loại kính này thường đắt tiền hơn kính lúp, nhất là nếu món đồ xương hoặc ngà của bạn có kích thước lớn.
-
2Cầm kính lúp bên trên món đồ. Cầm món đồ cần kiểm tra trong tay hoặc đặt trên mặt phẳng. Cầm kính lúp bên trên vật đó, ban đầu cách vài cm. Nếu cần, bạn hãy di chuyển kính lúp lại gần hơn đến khi các chi tiết nằm trong tiêu điểm và có thể nhìn thấy các dấu vết phức tạp trên món đồ.[1]
- Nếu bạn dùng kính hiển vi, hãy sắp đặt theo hướng dẫn sử dụng và điều chỉnh ống kính sao cho các chi tiết hiện lên rõ ràng và sắc nét.
-
3Tìm các lỗ nhỏ li ti để xác nhận món đồ đó là xương. Khi các chi tiết đã hiện rõ qua kính lúp, hãy quan sát kỹ để xem bề mặt của vật đó có các đường vân hoặc lỗ nhỏ không. Nếu vật đó có bề mặt rỗ thì gần như chắc chắn đó là xương.[2]
- Các lỗ này trông như các chấm rất nhỏ lỗ chỗ trên bề mặt món đồ.
-
4Quan sát các đường vân để xác định vật đó là ngà. Khi kiểm tra dưới kính lúp, nếu đó là ngà thật thì bạn sẽ nhìn thấy các đường vân trên bề mặt món đồ.[3] Các đường vân của ngà thật có nhiều dạng, bao gồm đường thẳng, đường gạch chéo hoặc đường tròn.Quảng cáo
Kiểm tra tính xác thực
-
1Cầm món đồ trong tay để đánh giá trọng lượng. Ngà và một số loại xương có độ nặng và chắc khi so sánh với viên bi a có kích thước tương tự. Nếu món đồ có vẻ nhẹ, bạn có thể loại trừ khả năng nó là ngà, mặc dù vẫn có thể là xương.[4]
- Xương và ngà có thể nặng như nhau. Một món đồ có vẻ chắc và nặng cũng chưa chắc nó là ngà. Tuy nhiên, điều này là một chỉ dấu cho biết nó là một trong hai chất liệu này.
- Nếu bạn không chắc vật đó có nặng không, hãy dùng cân để cân trọng lượng của nó. Mặc dù trọng lượng của các loại ngà có thể khác nhau, nhưng các loại phổ biến như ngà voi thường có cân nặng khoảng 0,64 kg với mỗi 2,5 cm chiều dài.[5]
-
2Quan sát món đồ dưới đèn cực tím. Tìm mua một bóng đèn cực tím hoặc đèn pin cực tím. Nếu dùng bóng đèn cực tím, bạn hãy lắp vào đèn bàn, tốt nhất là đặt trong phòng có một chút ánh sáng tự nhiên. Bật đèn bàn hoặc đèn pin cực tím. Tắt mọi loại đèn khác để cho căn phòng càng tối càng tốt. Với duy nhất ánh sáng đèn cực tím, bạn hãy quan sát món đồ và đánh giá màu sắc ánh lên. Ngà thật và xương sẽ sáng trắng dưới ánh sáng đèn cực tím, trong khi các chất liệu tổng hợp thường hấp thụ nhiều ánh sáng và sẽ mờ xỉn.[6]
- Mặc dù hiếm, nhưng một số chất liệu giả hoặc tổng hợp cũng có thể hiện lên màu trắng dưới ánh sáng đèn cực tím, do đó bạn cần thực hiện nhiều phương pháp thử để đảm bảo món đồ của bạn là xương hoặc ngà thật.
-
3Sờ bề mặt món đồ để cảm nhận độ nhẵn và cứng. Vuốt ngón tay lên bề mặt món đồ để đánh giá độ nhẵn và độ bền của nó. Ngà và nhiều loại xương rất nhẵn với cảm giác chắc, cứng và bền. Nếu bề mặt có vẻ thô, mềm hoặc mỏng manh thì khó có khả năng đó là xương hoặc ngà thật.
- Mặc dù một số loại xương có thể nhẵn như ngà, nhưng đa số thì không. Xương có độ xốp, và do đó thường thô ráp hơn ngà một chút. Nếu một vật cho bạn cảm giác nhẵn mịn như bơ thì có thể nó là ngà, mặc dù bạn sẽ cần dùng thêm phép thử khác để xác nhận.[7]
- Mặc dù xương cũng có thể bền chắc như ngà, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Bạn có thể dễ dàng bẻ gãy một mẩu xương nhỏ, nhưng với mẩu ngà nhỏ thì hầu như không thể.
- Hãy thật cẩn thận khi kiểm tra độ cứng của món đồ, vì xương hoặc chất liệu tổng hợp có thể dễ dàng bị hư hại.
-
4Tìm màu vàng tự nhiên do thời gian. Không như các chất liệu tổng hợp (thường được chế tạo để giữ màu), cả ngà và xương đều thay đổi màu một cách tự nhiên theo thời gian. Mặc dù ngà và xương lâu năm đều chuyển màu vàng, nhưng xương có thể ngả màu nâu nhạt, đỏ, trắng hoặc xanh lá.[8] Nếu món đồ của bạn có màu vàng do thời gian, có thể đó là dấu hiệu cho biết nó là ngà hoặc xương.
- Một số món đồ giả ngà hoặc xương được chế tác với sắc vàng để trông như thật. Vì vậy, bạn cần phải thực hiện thêm các phép thử khác để xác định món đồ của bạn là xương hoặc ngà và phân biệt giữa hai chất liệu này.
Quảng cáo
Cảnh báo
- Một số nguồn có thể gợi ý dùng kim ghim nóng để phân biệt ngà và xương, nhưng cách thử này có thể làm đen và hư tổn hoặc hỏng món đồ và không được các chuyên gia khuyên dùng.[9]
- Nếu món đồ của bạn là ngà thật, bạn nên xác nhận tính hợp pháp của nó và tìm hiểu xem bạn có quyền làm gì với loại ngà đó. Ngà voi châu Phi được quản lý rất chặt chẽ và chỉ được bán hợp pháp nếu bạn chứng minh được rằng nó được nhập khẩu đúng luật trước ngày 18/1/1990.[10]
Tham khảo
- ↑ https://www.realorrepro.com/article/Ivory-genuine-fake--confusing
- ↑ http://www.differencebetween.net/object/difference-between-ivory-and-bone/
- ↑ http://www.differencebetween.net/object/difference-between-ivory-and-bone/
- ↑ https://www.ebay.com/gds/how-to-tell-if-ivory-is-genuine-or-not-includes-pics/10000000010311348/g.html
- ↑ https://www.britannica.com/topic/ivory
- ↑ https://www.realorrepro.com/article/Ivory-genuine-fake--confusing
- ↑ http://www.differencebetween.net/object/difference-between-ivory-and-bone/
- ↑ https://bonesdontlie.wordpress.com/2011/10/06/colored-bones-varied-meanings/
- ↑ https://www.realorrepro.com/article/Ivory-genuine-fake--confusing