Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Kẻ nói dối bệnh lý (pathological liar) là người nói dối hoặc thêu dệt các câu chuyện như một thói quen không thể cưỡng lại được. Có thể họ không hoàn toàn sống trong hiện thực và tin vào những điều họ nói dối, thông thường là để bù đắp cho lòng tự trọng kém. Để phát hiện một kẻ nói dối bệnh lý, bạn hãy chú ý đến hành vi và ngôn ngữ cơ thể của họ, chẳng hạn như giao tiếp bằng mắt một cách thái quá. Ngoài ra, bạn hãy để ý sự thiếu nhất quán trong các câu chuyện của họ. Các vấn đề như chất gây nghiện và tiền sử về các mối quan hệ không bền vững cũng là những dấu hiệu có thể chỉ ra một kẻ nói dối bệnh lý.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Quan sát hành vi

  1. 1
    Xem xét bản chất những câu nói đáng ngờ. Bạn có thể nghi ngờ một người bạn, một thành viên trong gia đình hoặc đồng nghiệp của bạn có thói quen thổi phồng sự thật. Lọc ra những câu nói đáng ngờ của họ và suy xét xem những lời nói dối đó có điểm chung nào. Những người nói dối bệnh lý có thể nói dối để tìm sự thông cảm, do buồn chán hoặc thiếu tự tin. Một lý do khiến họ bị thôi thúc phải nói dối có thể là họ thấy mình không được nổi bật. Họ cảm thấy rằng mình phải là “trung tâm của vũ trụ” và sẽ làm mọi việc để điều đó thành sự thực. Ý thích này càng được củng cố và những lời nói dối càng lúc càng lớn chỉ để họ được làm tâm điểm của sự chú ý.[1]
    • Một số người nói dối bệnh lý có thể đang cố gắng tìm sự thông cảm trong một tình huống nào đó. Họ có thể nói quá hoặc bịa ra những đau đớn hay bệnh tật, hoặc thổi phồng các rắc rối nhỏ trong cuộc sống của mình đến mức phi lý để lấy lòng thương cảm của người nghe.
    • Những người nói dối bệnh lý cũng thường có lòng tự trọng kém. Họ thường nói dối để hình ảnh của họ có vẻ quan trọng hơn thực tế. Họ có thể thổi phồng những thành quả trong đời sống cá nhân hoặc sự nghiệp của mình nhằm làm cho cuộc sống của họ có vẻ ấn tượng và giá trị. Trong trường hợp này, có lẽ họ nói dối là để thuyết phục chính mình hơn là lừa dối người khác.
    • Một số người nói dối chỉ đơn giản vì họ buồn chán. Họ sẽ thêu dệt ra các sự kiện và bịa chuyện để làm tổn thương người khác. Điều này sẽ gây nên kịch tính và giúp cuộc sống của họ bớt buồn chán.
    • Một số kẻ nói dối có thể giành sự chú ý của người khác bằng cách kể những câu chuyện phóng đại về mình. Để giữ hình ảnh đó, họ có thể tiếp tục nghĩ ra các lời nói dối càng lớn và càng phức tạp hơn.
  2. 2
    Nghe họ kể lại những câu chuyện của người khác. Kẻ nói dối bệnh lý có thể thường xuyên bị bắt quả tang nói dối. Bạn có thể thường nghe họ kể lại câu chuyện của ai đó như thể nó xảy ra với chính họ. Nếu câu chuyện của họ nghe có vẻ quen quen, bạn hãy ngừng lại để nghĩ xem có phải bạn đã từng nghe ở đâu đó không.[2]
    • Bạn có thể nghe một người nói dối bệnh lý kể lại câu chuyện của bạn bè hoặc người thân của bạn. Họ cũng có thể kể lại những chuyện trong phim hoặc trên truyền hình. Những câu chuyện đó có thể được thêm mắm thêm muối ở phiên bản của họ.
    • Lấy ví dụ, đồng nghiệp của bạn kể một câu chuyện nghe rất quen, nhưng bạn không chắc đã từng nghe chưa. Sau đó, bạn nghe được câu chuyện giống như vậy trên bản tin. Nếu đồng nghiệp của bạn là kẻ nói dối bệnh lý, rất có thể họ đã lấy câu chuyện đó trên bản tin và kể lại như thể đó là chuyện của họ.
  3. 3
    Lưu ý xem có phải người đó lảng tránh các câu hỏi không. Khi bị chất vấn, kẻ nói dối bệnh lý có thể tìm cách tránh né trả lời. Họ là những người rất giỏi mánh khóe, vì vậy có thể bạn tưởng là họ đã trả lời rồi, nhưng thực ra là chưa.[3]
    • Ví dụ, bạn của bạn tiết lộ rằng cô ấy vừa mới cãi nhau với một cô bạn thân. Bạn cũng đang có vấn đề với cô bạn này và băn khoăn không biết có phải cô ấy thường gặp rắc rối trong các mối quan hệ không. Bạn hỏi người vừa kể chuyện, “Tại sao cậu với Thanh không nói chuyện với nhau nữa vậy?”
    • Người đó có thể đáp lại kiểu như, “Chúng tớ hầu như không nói chuyện với nhau cả năm nay rồi.” Như vậy nghĩa là cô ta không trả lời vào đúng câu hỏi. Cô ta lảng tránh các câu hỏi trực tiếp. Ví dụ, khi bạn hỏi những câu như, “Cậu có cho Thanh leo cây như đã làm với tớ nhiều lần rồi không?” Cô ta có thể đáp lại theo kiểu, “Cậu nghĩ tớ là loại người như vậy sao?”
  4. 4
    Để ý hành vi thao túng. Những kẻ nói dối bệnh lý là chuyên gia trong việc thao túng người khác. Họ thường nghiên cứu kỹ để đánh lạc hướng sự chú ý của mọi người khỏi những lời nói dối của họ. Bạn hãy chú ý cách người đó tương tác với bạn. Có thể bạn sẽ phát hiện ra hành vi thao túng tinh vi.[4]
    • Những người này thường lợi dụng sự hấp dẫn giới tính như một phương tiện để chi phối cảm xúc. Nếu bạn bị cuốn hút bởi một người có thể là kẻ nói dối bệnh lý, họ có thể giả vờ ve vãn ỡm ờ khi bị chất vấn.
    • Họ cũng sẽ tìm hiểu kỹ càng về bạn và biết ngưỡng giới hạn của bạn ở mức nào. Kẻ nói dối bệnh lý rất tinh ý đoán biết mọi người sẽ tin những lời nói dối nào. Ví dụ, họ có thể biết rằng bạn không tin những lời nói dối về bệnh tật, nhưng có thể tin những câu chuyện cảm động của họ. Bạn có thể nghe họ bịa chuyện về những cơn đau nhức với người khác, nhưng họ sẽ không nói chuyện về bệnh tật với bạn.
  5. 5
    Quan sát xem họ phản ứng như thế nào nếu bị bắt quả tang nói dối. Không phải những người nói dối bệnh lý đều như nhau. Tuy nhiên, hầu hết họ sẽ phản ứng dữ dội khi bị phát hiện nói dối. Nếu thấy ai đó có vẻ nổi giận khi phản ứng với lời buộc tội nói dối, có lẽ là bạn đang đối mặt với một kẻ nói dối bệnh lý.[5]
    • Người nói dối bệnh lý thường có thái độ rất phòng thủ. Họ có thể đổ lỗi cho ai đó để bao biện cho những lời nói dối của họ. Ví dụ, “Tôi phải nói như vậy là vì sếp của chúng ta quá khó tính”.
    • Họ cũng có thể nghĩ ra một lời nói dối khác để che đậy lời nói dối trước đó. Ví dụ, “Phải, anh có dùng số tiền đó để sửa xe, nhưng anh cũng tiêu một nửa số tiền đó để mua thực phẩm. Anh quên không nói với em là vừa rồi anh ghé cửa hàng”.
    • Họ có thể tức giận khi bị phát hiện nói dối và bắt đầu khóc lóc bù lu bù loa để khơi gợi sự thông cảm.
  6. 6
    Xem xét tiền sử sức khỏe tâm thần của họ. Hành động nói dối có thể liên quan đến một số vấn đề về sức khỏe tâm thần như rối loạn nhân cách ranh giới, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn nhân cách ái kỷ. Nếu gần gũi với những người này, có thể bạn sẽ biết được tiền sử của họ liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần và khuyến khích họ tìm sự hỗ trợ đúng mức.
    • Bạn có thể dựa vào tiền sử sức khỏe tâm thần của họ để tìm ra những quy luật trong hành vi nói dối của họ. Có phải họ chỉ nói dối trong một số hoàn cảnh nhất định? Có phải họ cố gắng thay đổi hình ảnh của mình và gây ấn tượng với những người khác bằng những lời nói dối? Hay họ nói dối để tránh phải nói về những tình huống nào đó?
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Quan sát ngôn ngữ cơ thể

  1. 1
    Chú ý hành vi giao tiếp bằng mắt. Nhiều người cho rằng những người nói dối bệnh lý thường e ngại giao tiếp bằng ánh mắt. Tuy nhiên, mặc dù những người nói dối điển hình có thể tránh ánh mắt của người khác, điều này lại thường không đúng với kẻ nói dối bệnh lý. Trái lại, bạn có thể thấy họ tiếp xúc ánh mắt quá mức. Đây là hành vi mà người nói dối cố gắng làm cho mình có vẻ đáng tin.[6]
    • Người nói dối có thể không ngừng nhìn thẳng vào bạn khi nói chuyện. Khi nói chuyện bình thường, người ta hoàn toàn có thể thỉnh thoảng nhìn đi nơi khác. Tuy nhiên, người nói dối bệnh lý sẽ nhìn chằm chằm vào bạn trong suốt cuộc nói chuyện.
    • Bạn cũng có thể nhận thấy các dấu hiệu rất nhỏ cho thấy người đó đang nói dối. Con ngươi trong mắt họ có thể giãn ra hoặc họ chớp mắt chầm chậm.
  2. 2
    Lưu ý nếu thấy người đó dường như thư giãn quá mức. Khi người bình thường nói dối, họ có thể cựa quậy hơi nhiều và cho thấy các dấu hiệu lo lắng. Trái lại, một kẻ nói dối bệnh lý hầu như không cảm thấy day dứt vì nói dối. Do đó họ thường có vẻ rất thoải mái khi nói dối. Thực ra những người nói dối bệnh lý thường có bề ngoài hòa đồng và thư thái. Ngay cả khi bạn biết người đó đang nói dối, họ vẫn không thể hiện các dấu hiệu đặc trưng cho thấy sự căng thẳng hay lo lắng.[7]
    • Ví dụ, bạn nghe thấy một đồng nghiệp kể một câu chuyện vào bữa trưa. Vào giờ nghỉ sau đó, bạn sẽ thấy người mà bạn nghi ngờ kể lại câu chuyện đó như thể nó xảy ra với chính họ.
    • Bạn biết là người đó đang nói dối, nhưng dường như họ không quan tâm. Họ kể lại câu chuyện mà không tỏ ra một dấu hiệu căng thẳng hay hồi hộp nào, trái lại họ cảm thấy rất thoải mái. Giá mà không biết câu chuyện đó thì bạn sẽ chẳng mảy may nghi ngờ.
  3. 3
    Chú ý đến giọng nói. Các thay đổi nhỏ trong giọng nói có thể chỉ ra hành vi nói dối. Không phải tất cả những kẻ nói dối bệnh lý đều như vậy, nhưng một số người thì có. Sự thay đổi của giọng nói kết hợp với một số biểu hiện khác có thể cho thấy một người nói dối bệnh lý.[8]
    • Bạn có thể nhận ra sự thay đổi nhỏ trong âm sắc của giọng nói. Âm sắc trong giọng nói của họ có thể cao hơn hoặc thấp hơn bình thường khi nói dối.
    • Người đó cũng có thể liếm môi hay uống nước khi nói. Sự căng thẳng từ việc nói dối có thể làm tăng nồng độ adrenaline hoặc làm co thắt các dây thanh và dẫn đến khát nước.
  4. 4
    Nhìn nụ cười của họ. Người nói dối bệnh lý có thể không biểu hiện ngôn ngữ cơ thể đặc trưng khi nói dối, tuy nhiên họ sẽ có nụ cười giả tạo. Nụ cười chân thành thường rất khó làm giả, do đó bạn hãy chú ý đến miệng của họ.[9] Nụ cười thành thật sẽ tác động lên toàn bộ gương mặt. Trong khi đó, nụ cười giả tạo chỉ cho thấy sự thay đổi gần khóe miệng.[10]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Đánh giá các yếu tố nguy cơ của người đó

  1. 1
    Tìm hiểu những thói quen bí mật. Nếu người đó có vấn đề về lạm dụng chất, cờ bạc, ăn uống vô độ hoặc các hành vi hủy hoại khác thì rất có thể họ cũng là một kẻ nói dối bệnh lý.[11]
    • Ví dụ, bạn có thể để ý thấy một đồng nghiệp uống quá nhiều rượu ở buổi tiệc của công ty. Họ cũng có thể tự rót rượu khi không có ai ở quầy rượu hoặc thậm chí đem theo cả chai rượu dẹt bỏ túi.
    • Hoặc có thể bạn không trông thấy một đồng nghiệp ăn trưa bao giờ, nhưng thỉnh thoảng lại thấy có thức ăn trong văn phòng của họ. Có thể họ rất bí mật về thói quen ăn uống và thường xuyên từ chối đi ăn với các đồng nghiệp.
  2. 2
    Suy nghĩ xem họ có sống trong hiện thực không. Những người nói dối bệnh lý thường tách khỏi đời sống thực tế. Rất nhiều lần họ tin vào những lời nói dối của chính mình. Họ có thể tự huyễn hoặc về bản thân và khả năng của mình.[12]
    • Người nói dối bệnh lý thường có xu hướng phóng đại tầm quan trọng của họ. Họ có thể coi một điều rất nhỏ nhặt như lời khen của sếp là một thành công vĩ đại. Khi thuật lại lời khen đó, họ có thể thổi phồng sự quan trọng của nó.
    • Người nói dối bệnh lý có thể thiếu các kỹ năng sống cơ bản nhưng lại không xem đó là vấn đề.
    • Nếu người đó có cái nhìn méo mó về thực tế, họ có thể thực sự tin vào những điều họ nói. Mặc dù điều này không hoàn toàn đúng với tất cả những người nói dối bệnh lý, nhưng bạn cũng nên xét đến khả năng là người đó không nói dối một cách ác ý.
  3. 3
    Nghĩ về những mối quan hệ của người đó với những người khác. Người nói dối bệnh lý thường có những mối quan hệ không bền vững. Bạn hãy xem xét tiền sử mọi mối quan hệ của họ mà bạn biết. Chú ý các dấu hiệu cảnh báo về sự không ổn định.[13]
    • Người đó có tình bạn và tình yêu bền vững không? Những mối tình liên tiếp tan vỡ và không có người bạn thân lâu bền nào có thể là một biểu hiện của một kẻ nói dối bệnh lý.
    • Người đó cũng có thể ghẻ lạnh với gia đình của mình.
  4. 4
    Tìm hiểu về sự nghiệp của người đó. Một người nói dối bệnh lý có thể liệt kê nhiều nghề nghiệp trong bản lý lịch của họ. Tuy nhiên, hầu hết trong số đó chỉ là những việc làm ngắn hạn. Họ cũng có thể lảng tránh trả lời câu hỏi tại sao những công việc đó không trở thành nghề nghiệp lâu dài.[14]
    • Ví dụ, một kẻ nói dối bệnh lý có thể có một bản lý lịch dài. Hầu hết các công việc trong đó chỉ được làm trong thời gian ngắn. Nếu bạn hỏi họ về nghề nghiệp, họ có thể lảng tránh trả lời.
    • Trong một số trường hợp, người nói dối bệnh lý có thể chuyển chỗ ở nhiều lần do những thay đổi đột ngột trong việc làm. Người nói dối bệnh lý thường “qua cầu rút ván” đối với những người chủ của họ.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Hiểu rằng bạn sẽ không bao giờ được nghe một câu chuyện nhất quán khi nói chuyện với một người nói dối bệnh lý.
  • Nhớ rằng những người nói dối bệnh lý thường thêm thắt vào mọi chuyện họ kể với bạn để câu chuyện của họ trở nên thú vị.
  • Hành vi liên tục nói dối của một người nào đó đối với bạn cũng là một kiểu thiếu tôn trọng – họ không phải là người mà bạn có thể tin tưởng hoặc coi là bạn thật sự.
  • Nếu quan tâm đến người đó, bạn nên thường xuyên nhắc nhở họ rằng họ không phải giả vờ hoàn hảo. Hãy kể ra một vài sai lầm và thất bại trong cuộc sống của chính bạn.
  • Đôi khi người ta nói dối chỉ vì ngượng ngùng và xấu hổ hoặc hiểu lầm, thậm chí đối với cả bản thân họ. Điều này có thể là lời giải thích cho các mối quan hệ ngắn ngủi và nghề nghiệp không ổn định. Người đó có thể giữ bí mật về việc này và không muốn nói chuyện một cách trực tiếp.

Cảnh báo

  • Bạn có thể khuyến khích ai đó tìm liệu pháp điều trị chứng nói dối, nhưng bạn không thể ép họ. Thực ra rất khó để một người nói dối bệnh lý chấp nhận rằng hành vi nói dối của họ là vấn đề; bạn cứ để cho họ tự quyết định.
  • Nếu nghi ngờ một người đang nói dối để che đậy hành vi phạm pháp, bạn hãy cân nhắc việc trình báo nhà chức trách.

Bài viết wikiHow có liên quan

Khen một cô gái xinh đẹp qua tin nhắnKhen một cô gái xinh đẹp qua tin nhắn
Mở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không có gì để nóiMở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không có gì để nói
Nhắn tin hỏi thăm người ốmCách để nhắn tin hỏi thăm, động viên người ốm
Trò chuyện với Một Cô gái mà Không gây Nhàm chánTrò chuyện với Một Cô gái mà Không gây Nhàm chán
Tán gái qua tin nhắnTán gái qua tin nhắn
Bắt đầu cuộc trò chuyện với một cô gáiBắt đầu cuộc trò chuyện với một cô gái
Tìm kiếm chủ đề để trò chuyệnTìm kiếm chủ đề để trò chuyện
Biểu tượng mặt trăng đen có ý nghĩa gìEmoji 🌚 (biểu tượng mặt trăng đen) có ý nghĩa gì?
Biểu tượng hai ngón tay bắt chéo có ý nghĩa gìEmoji 🤞(biểu tượng hai ngón tay bắt chéo) có ý nghĩa gì?
An ủi Phụ nữ đang khócAn ủi Phụ nữ đang khóc
Phải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạnPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấy
Nháy mắt
Đáp lại Lời khenĐáp lại Lời khen
Đáp lại lời cảm ơnĐáp lại lời cảm ơn
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Liana Georgoulis, PsyD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học
Bài viết này đã được cùng viết bởi Liana Georgoulis, PsyD. Bác sĩ Liana Georgoulis là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép với hơn 10 năm kinh nghiệm, hiện là trưởng khoa lâm sàng của Coast Psychological Services tại Los Angeles. Cô đã nhận được bằng Bác sĩ Tâm lý của Đại học Pepperdine vào năm 2009. Phòng khám của cô cung cấp liệu pháp hành vi nhận thức và các liệu pháp dựa trên bằng chứng khác cho thanh thiếu niên, người lớn và các cặp vợ chồng. Bài viết này đã được xem 7.321 lần.
Trang này đã được đọc 7.321 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo