Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Trĩ là các tĩnh mạch bị sưng, giãn và viêm tại trực tràng hoặc hậu môn, gây ngứa và đau. Bệnh trĩ có thể xảy ra ở nhiều người, cả nam giới và nữ giới, nhưng thường chỉ khi bị sưng và gây vấn đề thì người ta mới biết mình bị trĩ. Bạn có thể phát hiện sớm và chữa trị bệnh trĩ tại nhà nếu biết về các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trĩ nghiêm trọng cần phải điều trị chuyên khoa. Bạn hãy xem bước 1 và các bước tiếp theo để tìm hiểu thêm về bệnh này.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Nhận biết bệnh trĩ

  1. 1
    Tìm các tĩnh mạch bị sưng. Tất cả mọi người đều có các búi tĩnh mạch bên trong và xung quanh hậu môn cũng như đoạn dưới của trực tràng. Tình trạng các tĩnh mạch này sưng hoặc phình lên do áp lực gọi là trĩ. Các búi trĩ có thể ở bên trong hoặc bên ngoài hậu môn, và thường thì tình trạng không đến mức nghiêm trọng tuy có thể gây cảm giác khó chịu. Đau và ngứa là những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh.[1] Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy đau ở vùng này khi ngồi hoặc bước đi.
  2. 2
    Chú ý xem có cảm giác đau khi đi tiêu không. Bệnh trĩ thường gây đau trong lúc đi tiêu, khi áp lực đẩy xuống dồn lên vùng hậu môn và trực tràng. Ngoài cảm giác đau, nhiều người còn mô tả sự khó chịu như muốn đi tiêu lần nữa, ngay cả khi ruột đã trống rỗng.[2]
  3. 3
    Lưu ý hiện tượng chảy máu. Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh trĩ là chảy máu nhưng không đau, thường xảy ra khi đi vệ sinh. Bạn có thể thấy một chút máu trong giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Bạn cũng có thể bị ngứa, đau và có chỗ lồi ra xung quanh hậu môn.[3]
    • Tuy nhiên, bệnh trĩ không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây ra các triệu chứng này. Bạn nên đi khám để loại trừ các vấn đề khác.
  4. 4
    Nhận biết các búi phình to. Những búi tĩnh mạch lồi lên xung quanh hậu môn như những quả nho có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ. Những búi trĩ này có thể khác nhau về kích thước và thường có màu như màu da xung quanh. Tuy nhiên, nếu các búi trĩ có màu đen hoặc đỏ /tím sẫm, bạn cần lập tức đến bác sĩ, vì đó là dấu hiệu của bệnh trĩ thuyên tắc và cần phải được điều trị chuyên khoa.
  5. 5
    Kiểm tra hiện tượng sưng. Bệnh trĩ ngoại thường khiến cho vùng hậu môn sưng và đau. Tuy nhiên, có các loại thuốc có thể giúp giảm sưng, bao gồm các loại thuốc không kê toa gọi là thuốc co mạch (vasoconstrictors) có công dụng làm co các búi trĩ. Bạn hãy thử dùng các loại kem và khăn giấy ướt không kê toa – thậm chí là túi nước đá nhỏ - để làm dịu đau và sưng. Bạn cũng có thể ngâm trong bồn tắm nước ấm với mực nước vài cm, mỗi ngày 2-3 lần hoặc dùng chậu ngâm hậu môn gắn vào bồn cầu, sau đó nhẹ nhàng thấm khô.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Nhận biết các nguy cơ

  1. 1
    Xem xét thói quen đi vệ sinh. Nguyên nhân lớn nhất gây bệnh trĩ là rặn khi đi tiêu. Điều này đặt áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn, gây sưng, đau và ngứa. Việc đi vệ sinh không đều hoặc khó có thể khiến bạn phải rặn nhiều hơn. Bạn hãy nghĩ về thói quen đi vệ sinh của mình và xác định xem thói quen đó có khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh trĩ không.
    • Hành động rặn khi đi tiêu có thể khiến búi trĩ nội bị đẩy ra ngoài hậu môn, một tình trạng gọi là sa búi trĩ.[4]
    • Đây có thể là trường hợp cần phải cấp cứu nếu búi trĩ không co lại hoặc trở lại bình thường sau khi sử dụng thuốc mỡ bôi trĩ.
  2. 2
    Xác định tình trạng táo bón. Tình trạng táo bón dẫn đến cảm giác khiến người ta phải rặn trong khi đi tiêu. Nếu gặp khó khăn khi đi tiêu, có thể bạn phải rặn để cố đẩy phân ra.
  3. 3
    Nghĩ xem có phải bạn thường ngồi trong thời gian dài không. Việc ngồi cả ngày dài sẽ gây áp lực lên vùng hậu môn và cuối cùng dẫn đến bệnh trĩ. Những người lái xe nhiều giờ, làm việc tại bàn giấy trong văn phòng hoặc không có khả năng đi lại vì các lý do khác đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Bạn hãy đánh giá thói quen hàng ngày của mình để xác định xem liệu việc bạn ngồi quá nhiều có phải là vấn đề không.
  4. 4
    Nhận biết những bệnh lý khác có thể gây bệnh trĩ. Trĩ có thể là hậu quả của các bệnh lý khác gây kích ứng vùng hậu môn và trực tràng. Ví dụ, tình trạng viêm hậu môn có thể ảnh hưởng đến các mô xung quanh và hình thành các búi trĩ.
  5. 5
    Lưu ý rằng thai nghén có thể gây ra các triệu chứng của bệnh trĩ. Tình trạng tăng cân, các cơ quan nội tạng bị chèn ép, sự thay đổi trong chế độ ăn và bản thân quá trình sinh nở cũng có thể gây bệnh trĩ. Hãy nói chuyện với bác sĩ sản phụ khoa nếu bạn gặp các vấn đề trên.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Điều trị bệnh trĩ

  1. 1
    Thử dùng nước cây phỉ. Nước cây phỉ có đặc tính làm se, giúp giảm sưng và ngứa. Nhúng bông gòn vào nước cây phỉ và xoa lên vùng trĩ. Để khô trong vài phút.[5] Nếu không muốn dùng nước cây phỉ nguyên chất, bạn có thể thay thế bằng kem có chứa thành phần cây phỉ.
  2. 2
    Thử dùng kem giảm đau không kê toa. Có nhiều loại kem không kê toa có tác dụng điều trị trĩ đến mức nhiều trường hợp không cần đến bác sĩ. Bạn hãy tìm các loại kem sau đây ở các hiệu thuốc:
    • Kem corticosteroid, có tác dụng giảm ngứa và sưng.
    • Kem có thành phần lidocaine cũng có tác dụng giảm đau.
    • Thuốc mỡ, kem, thuốc đặt có thành phần vasoconstrictor.
  3. 3
    Sử dụng thuốc làm mềm phân. Việc đi tiêu có thể rất đau đớn khi bạn bị trĩ, vì vậy thuốc làm mềm phân sẽ hữu ích trong trường hợp này. Khi sử dụng thuốc làm mềm phân, bạn có thể đi tiêu mà không tạo nhiều áp lực lên vùng hậu môn và trực tràng. Điều này cũng có thể giúp bạn bớt phải rặn nhiều khi đi vệ sinh.
  4. 4
    Tránh giấy vệ sinh có hương thơm và các chất kích ứng khác. Nước hoa, thuốc nhuộm, giấy thô ráp và các chất gây kích ứng khác có thể khiến bạn có cảm giác tệ hơn nhiều. Nên dùng giấy vệ sinh mềm, trắng – thậm chí bông gòn nếu bạn đặc biệt nhạy cảm. Bạn cũng có thể cảm thấy bị kích ứng khi mặc quần bó hoặc tất quần chật.
  5. 5
    Mặc đồ lót rộng rãi với chất liệu cotton. Đồ lót cotton mềm mại cho phép không khí lưu thông, giúp các búi trĩ khỏi bị kích ứng và đau thêm. Đồ lót với chất liệu tổng hợp có thể khiến cho hơi ẩm tích tụ trên da. Khỏi phải nói thì ai cũng biết rằng quần lót chật và quần lót dây sẽ tạo cảm giác không thoải mái và gây kích ứng khi bạn đang bị trĩ.
  6. 6
    Thử dùng liệu pháp tắm ngồi. Phương pháp này có thể làm dịu tình trạng đau và khó chịu ở những người bị trĩ. Đổ nước ấm vào bồn (không nóng) và ngồi vào trong khoảng 15 phút. Không sử dụng xà phòng hoặc chất tạo bọt, vì các chất này có thể gây kích ứng thêm. Bạn có thể thêm nước cây phỉ vào bồn để tăng hiệu quả điều trị.
  7. 7
    Tìm sự chăm sóc y tế nếu cần thiết. Nếu triệu chứng của bệnh trĩ có vẻ như không đáp ứng với các phương pháp điều trị tại nhà và không thuyên giảm sau khoảng một tuần, bạn nên đến bác sĩ khám để xác định xem có cần phải điều trị y tế không. Phần lớn các trường hợp trĩ có thể chữa trị tại nhà, nhưng nếu các triệu chứng vẫn kéo dài dai dẳng thì bạn không có lý do gì phải chịu đựng sự khó chịu quá lâu.
    • Hơn nữa, tình trạng trĩ không thuyên giảm có thể là dấu hiệu cho thấy có vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như xuất huyết ở đâu đó chứ không chỉ ở đoạn cuối trực tràng hoặc hậu môn.
    • Liệu pháp đốt điện và phẫu thuật thường được áp dụng để điều trị các trường hợp trĩ nặng.
  8. 8
    Thay đổi chế độ ăn. Tăng cường tiêu thụ chất xơ. Chất xơ giúp làm mềm phân và bài tiết dễ dàng hơn. Chất xơ có nhiều trong các thực phẩm như đậu, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau tươi. Bạn cũng có thể thử dùng thực phẩm bổ sung nếu chế độ ăn của bạn không cung cấp đủ chất xơ. Nên bổ sung chất xơ từ từ để tránh đầy hơi.
  9. 9
    Uống nhiều chất lỏng. Cung cấp nhiều chất lỏng cho cơ thể để giúp cho phân mềm và dễ tống ra ngoài hơn. Nước là lựa chọn tốt nhất. Bạn hãy uống nhiều nước và chất lỏng trong cả ngày.
    • Nước ép mận cũng là chất nhuận trường tự nhiên có thể giúp bạn đi tiêu dễ dàng hơn.
  10. 10
    Thường xuyên tập thể dục. Bạn cũng nên cố gắng tập thể dục hàng ngày để mọi hoạt động trong cơ thể diễn ra trôi chảy. Đi bộ nhanh 20-30 phút mỗi ngày cũng là hoạt động có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Có một số liệu pháp tại nhà mà bạn có thể sử dụng để tạm thời giảm nhẹ các triệu chứng, ví dụ như cho dầu bạc hà cay vào bồn tắm hoặc tinh dầu tràm trà trộn với dầu ô liu thoa vào chỗ đau.
  • Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ khi bị trĩ. Họ có thể cung cấp thuốc kê toa hoặc không kê toa có công dụng làm dịu kích ứng do bệnh này gây ra.

Cảnh báo

  • Trái với nhận thức sai lầm của nhiều người, bệnh trĩ không nhất thiết phải ở bên ngoài mà có thể ẩn bên trong hậu môn trước khi lồi ra ngoài, hoặc hoàn toàn không lồi ra ngoài. Vì vậy nếu bạn có biểu hiện đau hoặc khó chịu khi đi tiêu thì đó là lúc bạn nên tự kiểm tra hoặc đi khám.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Bẻ Đốt sống Lưng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Marsha Durkin, RN
Cùng viết bởi:
Y tá được phép hành nghề
Bài viết này đã được cùng viết bởi Marsha Durkin, RN. Marsha Durkin là Chuyên gia Thông tin về Phòng thí nghiệm và Y tá được cấp phép Bệnh viện Mercy và Trung tâm Y tế tại Illinois. Cô đã nhận được bằng liên kết điều dưỡng từ Olney Central College vào năm 1987. Bài viết này đã được xem 2.926 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 2.926 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo