Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Khỉ biển thực ra không phải là loài khỉ và cũng không sống ở biển. Chúng là một loài tôm nước mặn được lai tạo vào những năm 1950 và nhanh chóng được ưa chuộng như một loài thú nuôi dễ chăm sóc và là thức ăn sống bổ dưỡng cho cá. [1] Khỉ biển nở trong nước mặn không chứa clo và thường xuất hiện trong vòng 24 giờ, sau đó chúng sẽ phát triển thành những con tôm trong suốt nhỏ li ti với những cái đuôi tựa như đuôi khỉ.[2] Khỉ biển là loài vật nuôi dễ chăm sóc, nhưng bạn phải luôn giữ sạch nước và cung cấp đủ ô xy cho chúng.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Lắp đặt bể

  1. 1
    Sử dụng hộp nhựa sạch. Nhiều gói sản phẩm trứng khỉ biển có kèm một bể nhựa nhỏ để ấp trứng và làm nhà cho khỉ biển. Nếu gói sản phẩm bạn mua không có bể, bạn có thể dùng một hộp nhựa sạch đựng được ít nhất 2 lít nước. Chọn hộp có đáy sâu, vì khỉ biển thường thích bơi lội dưới đáy bể.
  2. 2
    Đổ 2 lít nước cất vào bể. Bạn có thể dùng nước đóng chai, nước cất hoặc bất cứ loại nước nào không chứa clo. Tránh dùng nước có ga hoặc nước máy, vì trong đó thường chứa florua và các khoáng chất khác có thể gây hại cho khỉ biển.[3]
    • Khi đã đổ nước vào bể, bạn nên đặt bể trong nhà cho nước ấm lên bằng với nhiệt độ phòng. Như vậy nước sẽ đủ độ ấm cho trứng nở.
    • Bạn cũng cần dùng bơm sục khí cho bể nước ít nhất 1-2 lần mỗi ngày.
  3. 3
    Cho hóa chất lọc nước vào bể. Hóa chất lọc nước là một gói muối có sẵn trong gói trứng khỉ biển khi bạn mua ở cửa hàng hoặc trên mạng. Hóa chất này có chứa muối, một yếu tố quan trọng để khỉ biển nở và phát triển.
    • Khi rắc gói muối vào nước, bạn nhớ khuấy lên và để bể nước ở nhiệt độ phòng thêm một ngày hoặc 36 tiếng nữa trước khi cho trứng vào.
  4. 4
    Cho gói trứng vào nước và chờ chúng nở. Dùng thìa nhựa sạch khuấy đều nước trong bể sau khi cho trứng vào. Trứng khỉ biển trông như những đốm nhỏ trong nước. Nhưng bạn đừng lo, chúng sẽ nở trong vòng 5 ngày và bắt đầu bơi lội tung tăng quanh bể.[4]
    • Sục khí ít nhất 1-2 lần mỗi ngày trong thời gian chờ trứng nở để đảm bảo cung cấp đủ ô xy trong nước cho trứng phát triển và nở.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Cho khỉ biển ăn

  1. 1
    Bắt đầu cho khỉ biển ăn vào ngày thứ 5 sau khi nở. Thay vì cho khỉ biển ăn ngay sau khi nở, bạn nên chờ 5 ngày và cho ăn vào ngày thứ năm. Thức ăn cho khỉ biển thường có sẵn trong gói sản phẩm trứng khỉ biển.[5]
    • Dùng đầu nhỏ của thìa cho ăn rắc một thìa thức ăn vào bể. Bạn nên cho khỉ biển ăn 1 thìa nhỏ thức ăn, 2 ngày một lần. Không dùng thức ăn của cá hoặc các loại thức ăn khác ngoài thức ăn dành riêng cho khỉ biển.
  2. 2
    Cho khỉ biển ăn thức ăn riêng của chúng 5 ngày một lần. Bạn nên cho khỉ biến ăn 5 ngày một lần để chúng khỏe mạnh và vui vẻ. Đừng cho chúng ăn quá nhiều, vì khỉ biển thường sẽ chết nếu được cho ăn quá mức.
    • Khỉ biển có thân hình trong suốt, nghĩa là bạn có thể nhìn thấy hệ tiêu hóa của chúng nếu quan sát kỹ. Khi đường tiêu hóa của khỉ biển đã đầy, bạn sẽ thấy một dải màu đen chạy dọc giữa thân của chúng. Khi chất thải đã được tống ra ngoài, đường tiêu hóa của chúng sẽ trong trở lại.
  3. 3
    Giảm lượng thức ăn cho khỉ biển nếu tảo phát triển trong bể. Theo thời gian, tảo xanh sẽ bắt đầu xuất hiện trong bể. Bể nước cũng có thể có mùi cỏ như bãi cỏ mới cắt. Đây là dấu hiệu tốt, vì tảo xanh sẽ làm thức ăn cho khỉ biển và giúp chúng sống khỏe mạnh. Bạn có thể chuyển sang cho khỉ biển ăn mỗi tuần một lần khi tảo xanh hình thành và phát triển trong bể.[6] [7]
    • Bạn cũng không phải bận tâm làm sạch bể khi tảo bắt đầu phát triển. Bể có thể xanh rờn và đầy tảo, nhưng thực ra điều này rất lành mạnh tốt và tốt cho khỉ biển.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Bảo dưỡng bể

  1. 1
    Sục khí cho bể mỗi ngày 2 lần. Khỉ biển cần có ô xy để sinh trưởng tốt trong bể. Nếu thiếu ô xy, chúng sẽ chuyển thành màu hơi hồng và di chuyển chậm chạp hoặc lờ đờ. Để đảm bảo có đủ ô xy, bạn nên sục khí mỗi ngày 2 lần sáng và tối. Bạn có thể dùng máy bơm như loại máy bơm dành cho bể cá nhỏ. Lắp máy bơm dưới nước và sục khí tối thiểu 1 phút, mỗi ngày 2 lần.[8]
    • Một lựa chọn khác là sử dụng ống bơm nhỏ để sục khí cho bể. Bóp ống bơm trong không khí và nhúng vào nước để không khí đi vào nước. Tiếp tục lấy ống bơm ra, lấy không khí và cho vào nước trong ít nhất 1 phút, mỗi ngày 2 lần.
    • Cách tự làm dụng cụ tạo bọt khí: Tìm một ống nhỏ giọt phòng thí nghiệm mà bạn không định dùng nữa. Chọc 1 lỗ trên đầu ống, sau đó chọc thêm nhiều lỗ nhỏ ở đầu nhỏ giọt. Bạn có thể dùng kim chọc hoặc dùng kẹp ghim kẹp nhiều lần theo các hướng khác nhau, sau đó gỡ ghim ra.
    • Nếu không muốn phải nhớ sục khí mỗi ngày 2 lần, bạn có thể trồng các cây thủy sinh nhỏ trong bể nuôi khỉ biển để cung cấp ô xy trong nước. Chọn các loại cây thủy sinh dưới nước có khả năng tạo ra nhiều ô xy.
  2. 2
    Đặt bể ở nơi ấm áp. Khỉ biển không ưa môi trường quá lạnh hoặc quá nóng. Bạn nên đặt bể trong nhà nơi có nắng gián tiếp và nhiệt độ ít nhất là 22 độ C. Điều này sẽ đảm bảo bể có đủ độ ấm và không quá lạnh đối với khỉ biển.[9]
    • Bể quá lạnh sẽ khiến khỉ biển bất động và không phát triển. Nếu thấy khỉ biển không di chuyển và không lớn, có lẽ là bể quá lạnh và cần được dời ra nơi ấm áp hơn trong nhà. Đặt bể ở nơi có nắng gián tiếp để có đủ độ ấm nhưng không quá nóng.
  3. 3
    Không thay nước trừ khi nước quá đục hoặc bốc mùi. Tảo xanh sống trong bể là điều tốt, vì nó đóng vai trò là thức ăn và cung cấp ô xy cho khỉ biển. Tuy nhiên, bạn cần làm sạch bể và nước nếu thấy bể bốc mùi hoặc nước chuyển màu đen và đục.[10]
    • Bạn sẽ cần giấy lọc cà phê và một cốc nước muối sạch không chứa clo. Dùng vợt vớt khỉ biển ra khỏi bể và thả vào cốc nước sạch.
    • Đặt giấy lọc cà phê bên trên bể sạch và rót nước trong bể qua giấy lọc cà phê nhiều lần. Cố gắng lọc càng nhiều cặn trong nước càng tốt.
    • Bạn có thể dùng khăn giấy để lau đáy bể và thành bể. Dùng tăm bông để làm sạch cặn bẩn trong các khe của bể.
    • Ngửi nước bể để kiểm tra xem còn mùi không, sau đó đổ nước trở lại bể và thả khỉ biển vào. Thêm nước lọc ở nhiệt độ phòng vào bể. Cho khỉ biển ăn và sục khí trong bể nhiều lần trong ngày hôm đó. Năm ngày sau bạn hãy cho ăn lại theo lịch cho ăn bình thường.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Chăm sóc cho khỉ biển khỏe mạnh và vui vẻ

  1. 1
    Để ý đến các đốm trắng trong bể và vớt ra. Nếu thấy các đốm trắng như những viên bông gòn trong nước, bạn nên cố gắng vớt ra càng sớm càng tốt. Chúng là một loại vi khuẩn có thể giết chết khỉ biển. Dùng thìa nhỏ múc những đốm trắng này ra và đổ đi.[11]
    • Bạn có thể dùng sản phẩm Sea Medic để tiêu diệt số vi khuẩn còn lại. Nếu vi khuẩn vẫn còn sau 1-2 ngày, bạn nên rửa sạch bể và thay nước. Một số khỉ biển con và trứng có thể bị trôi theo nước, nhưng đây có thể là cách duy nhất để tiêu diệt vi khuẩn.
  2. 2
    Chiếu đèn pin nhỏ cho khỉ biển nhảy múa và bơi lội. Bạn có thể dùng đền pin nhỏ hoặc đèn bút để chơi với khỉ biển. Chiếu đèn vào bể và xem khỉ biển đuổi theo ánh sáng khi bạn di chuyển đèn. Chúng cũng có thể tụ tập quanh luồng ánh sáng nếu bạn giữ yên ánh sáng chiếu vào bể.
    • Bạn có thể chơi rất vui với khỉ biển bằng cách dùng ánh sáng vẽ các hình thù và hoa văn, và chúng sẽ bơi theo tạo thành hình ảnh thú vị.
  3. 3
    Lưu ý nếu khỉ biển giao phối. Bạn sẽ nhận thấy con đực có râu dưới cằm, và con cái thường mang trứng. Khỉ biển giao phối thường xuyên, do đó bạn đừng ngạc nhiên nếu thấy chúng cặp vào nhau khi bơi. Đây là dấu hiệu cho biết khỉ biển đang sinh sản, và sắp tới sẽ có thêm nhiều khỉ biển sinh ra.
    • Phần lớn khỉ biển có tuổi thọ trung bình là 2 năm, nhưng nhờ tỷ lệ sinh sản cao của chúng, bạn sẽ liên tục có nguồn cung cấp khỉ biển trong bể, miễn là bạn biết chăm sóc bể và khỉ biển đúng cách.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Phân biệt giữa cóc và ếchPhân biệt giữa cóc và ếch
Chữa bệnh bong bóng ở cáChữa bệnh bong bóng ở cá
Nuôi bọ ngựaNuôi bọ ngựa
Loại bỏ ếch nháiLoại bỏ ếch nhái
Bắt dếBắt dế
Nuôi nòng nọcNuôi nòng nọc
Nuôi dếNuôi dế
Xác định ong chúa trong đàn ong mậtXác định ong chúa trong đàn ong mật
Xác định Gà trống hay Gà máiXác định Gà trống hay Gà mái
Chăm sóc cá bảy màuChăm sóc cá bảy màu
Nhận biết cá mang thaiNhận biết cá mang thai
Cứu cá vàng sắp chếtCứu cá vàng sắp chết
Xác định kiến chúaXác định kiến chúa
Nhận biết cá betta mắc bệnhNhận biết cá betta mắc bệnh
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Doug Ludemann
Cùng viết bởi:
Chuyên viên chăm sóc hồ cá
Bài viết này đã được cùng viết bởi Doug Ludemann. Doug Ludemann là chủ sở hữu và nhà điều hành của Fish Geek, LLC, một công ty dịch vụ hồ cá cảnh có trụ sở tại Minneapolis, Minnesota. Doug đã làm việc trong lĩnh vực hồ cá và chăm sóc cá trên 20 năm, bao gồm thời gian làm chuyên gia chăm sóc hồ cá cho Sở thú Minnesota và Shedd Aquarium tại Chicago. Anh có bằng cử nhân khoa học về sinh thái học, tiến hóa và hành vi của Đại học Minnesota. Bài viết này đã được xem 4.467 lần.
Chuyên mục: Động vật
Trang này đã được đọc 4.467 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo