Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nếu môi trường sống không phù hợp và không được chăm sóc đúng cách thì dế sẽ rất dễ bệnh và chết. May mắn là việc tạo ra môi trường sống lành mạnh cho dế không quá khó khăn. Đầu tiên, bạn cần một chiếc bể sạch hoặc chỗ đủ rộng để nuôi dế. Tiếp đó, hãy cho chúng ăn thường xuyên và cung cấp lượng nước đầy đủ để sức khỏe của dế được đảm bảo. Nếu thực hiện tất cả các việc này đúng cách thì những chú dế của bạn có thể sống từ 8 đến 10 tuần tuổi!

Phần 1
Phần 1 của 2:

Tạo môi trường sống lành mạnh

  1. 1
    Chuẩn bị một bể chứa khoảng 3.8L cho 100 chú dế. Dế sinh trưởng ở những môi trường rộng lớn hơn, nên bạn hãy cố gắng nuôi chúng trong chiếc bể to nhất có thể. Bạn nhớ chọn loại bể có nắp thông gió và kín để dế không thể nhảy ra ngoài.[1]
    • Bạn có thể dùng bể nhựa hoặc bể kính.
  2. 2
    Làm sạch bể bằng dung dịch tẩy rửa dịu nhẹ để loại bỏ hết vi khuẩn. Bạn cần làm sạch bể nuôi trước khi thả dế vào. Hãy hòa một lượng nhỏ chất tẩy rửa với nước lạnh, nhúng khăn lau vào dung dịch tẩy rửa và lau sạch bên trong bể. Bạn nhớ đợi bể khô mới thả dế vào.[2]
    • Bể chưa được làm sạch có thể chứa vi khuẩn hoặc hóa chất có hại khiến dế bị bệnh.
    • Không dùng các loại hóa chất tẩy rửa khác để tránh gây hại cho dế.
  3. 3
    Thêm khay đựng trứng xé nhỏ vào bể cho dế ở. Bạn hãy chuẩn bị một số khay đựng trứng bằng bìa các tông và xé chúng thành những mảnh nhỏ. Sau đó, đặt những mảnh này xuống đáy bể để làm nhà cho dế. Những mảnh hộp các tông này sẽ giúp dế có nơi trú ẩn và không gian cần thiết để sinh trưởng.[3]
    • Nếu không có môi trường sống phù hợp, dế có thể sẽ đánh nhau để tranh giành chỗ ở.
  4. 4
    Luôn giữ nhiệt độ bể nuôi nằm trong khoảng 24–32 °C. Nuôi dế trong môi trường tối và duy trì nhiệt độ ổn định sẽ giúp dế sinh trưởng khỏe mạnh. Nếu nhiệt độ trong bể nuôi quá lạnh, dế sẽ chết và ăn thịt lẫn nhau. Nếu nhiệt độ quá nóng thì tuổi thọ của chúng sẽ bị giảm.[4]
  5. 5
    Dọn dẹp để nuôi hai lần một tháng để giúp dế khỏe mạnh. Bạn hãy cẩn thận chuyển dế sang một hộp khác có lỗ thông khí, làm sạch đáy bể, loại bỏ hết phân dế và xác đế chết trong đó. Sau đó dùng dung dịch tẩy rửa pha loãng và khăn lau lau sạch bên trong bể để khử trùng.[5]
    • Xác dế chết và chất thải có thể khiến dế còn sống bị ốm.
  6. 6
    Chuyển dế vào môi trường sống mới ngay khi bạn đưa chúng về nhà. Dế không chịu được không gian chật chội và kín. Nếu bạn để dế trong hộp vận chuyển quá lâu, chúng sẽ chết. Do vậy, hãy chuyển chúng vào bể sạch ngay khi về nhà.[6]
    • Bạn nhớ đục đủ lỗ thông khí trên nóc hộp dùng để vận chuyển dế.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Chăm sóc dế

  1. 1
    Cho dế ăn bột yến mạch, bột ngô hoặc thức ăn dành cho dế. Bạn hãy đặt một đĩa bột ngô, bột lúa mạch hoặc thức ăn dành cho dế vào trong bể. Dế sẽ ăn để nạp dinh dưỡng cho cơ thể và thường sẽ không ăn quá nhiều.[7]
  2. 2
    Dùng một miếng bọt biển ẩm hoặc một mẩu trái cây làm nguồn nước cho dế. Một đĩa nước nhỏ cũng rất dễ khiến dế đuối nước. Do vậy, tốt nhất là bạn nên cung cấp nước cho dế từ những nguồn khác, chẳng hạn như bọt biển hoặc một mẩu trái cây như táo hay đào. Dế sẽ hút nước từ những thứ này.[8]
  3. 3
    Luôn để thức ăn và nước uống cho dế trong bể. Trong bể lúc nào cũng cần có nguồn thức ăn và nước uống để dế có thể ăn và uống khi có nhu cầu. Bạn nhớ bỏ thức ăn cũ đi và thay thức ăn mới cho dế mỗi tuần một lần. Nếu dùng hoa quả làm nguồn nước thì hãy thay hoa quả mỗi ngày để chúng không bị thối và sinh ra vi khuẩn trong chuồng dế.[9]
    • Dế sẽ không ăn quá no nên bạn không cần lo lắng về việc mình có cho chúng ăn quá nhiều hay không.
    Quảng cáo

Những thứ bạn cần

  • Bể nuôi
  • Dung dịch tẩy rửa
  • Khăn lau
  • Khay đựng trứng bằng bìa các tông
  • Bột yến mạch, bột ngô hoặc thức ăn dành cho dế
  • Miếng bọt biển ẩm hoặc hoa quả

Bài viết wikiHow có liên quan

Chữa bệnh bong bóng ở cáChữa bệnh bong bóng ở cá
Phân biệt giữa cóc và ếchPhân biệt giữa cóc và ếch
Nuôi bọ ngựaNuôi bọ ngựa
Loại bỏ ếch nháiLoại bỏ ếch nhái
Nuôi nòng nọcNuôi nòng nọc
Bắt dếBắt dế
Nuôi dếNuôi dế
Xác định ong chúa trong đàn ong mậtXác định ong chúa trong đàn ong mật
Xác định Gà trống hay Gà máiXác định Gà trống hay Gà mái
Chăm sóc cá bảy màuChăm sóc cá bảy màu
Nhận biết cá mang thaiNhận biết cá mang thai
Cứu cá vàng sắp chếtCứu cá vàng sắp chết
Xác định kiến chúaXác định kiến chúa
Nhận biết cá betta mắc bệnhNhận biết cá betta mắc bệnh
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Samuel Ramsey, PhD
Cùng viết bởi:
Nhà côn trùng học
Bài viết này đã được cùng viết bởi Samuel Ramsey, PhD. Samuel Ramsey là nhà côn trùng học và chuyên gia nghiên cứu làm việc cho Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Ramsey có kiến ​​thức sâu rộng về cộng sinh và nghiên cứu về sự lây lan bệnh côn trùng, hành vi ký sinh trùng, phát triển tương sinh, kiểm soát sinh học, sinh thái các loài xâm lấn, sức khỏe côn trùng thụ phấn và kiểm soát dịch hại. Ông có bằng cử nhân côn trùng học của Đại học Cornell và bằng tiến sĩ côn trùng học của Đại học Maryland. Nghiên cứu của Ramsey về ong đã cho phép các nhà nghiên cứu phát triển các kỹ thuật kiểm soát có mục tiêu để khôi phục quần thể ong mật trên toàn thế giới. Ông cũng dẫn chương trình cho một chuỗi video trên YouTube có tên “Dr. Buggs.” Bài viết này đã được xem 1.644 lần.
Chuyên mục: Động vật
Trang này đã được đọc 1.644 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo