Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Khi bị ốm, có lẽ bạn chẳng muốn gọi điện thoại hay soạn email chút nào. Đó là lý do vì sao việc nhắn tin xin nghỉ ốm ngày càng phổ biến. Nhưng liệu nhắn tin cho sếp để xin nghỉ ốm có phải lúc nào cũng phù hợp không? Và nếu quyết định nhắn tin xin nghỉ ốm thì bạn nên nói gì? Để hỗ trợ bạn, chúng tôi đã tìm kiếm lời khuyên của các chuyên gia và lập một bản hướng dẫn với mọi điều bạn cần biết, bao gồm cả các tin nhắn mẫu mà bạn có thể gửi cho cấp trên khi bạn cảm thấy không khỏe.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Cách nhắn tin cho sếp khi bạn bị ốm

  1. 1
    Báo cho cấp trên biết càng sớm càng tốt. Bạn càng cho sếp biết sớm bao nhiêu thì họ càng có nhiều thời gian để chuẩn bị cho sự vắng mặt của bạn. Nếu chẳng may bị ốm vào ngày có lịch làm việc thì cũng không sao - chỉ cần bạn cho sếp biết sớm nhất có thể! Sẽ tốt hơn cho bạn nếu bạn báo trước thay vì đợi đến phút chót (hoặc khi ca làm việc đã bắt đầu).[1]
  2. 2
    Chỉ chia sẻ những chi tiết cần thiết. Có thể bạn muốn kể ra tất cả các triệu chứng của bạn khi bị ốm để sếp thấy bạn mệt như thế nào, nhưng đừng làm vậy.[2] Bạn không bị buộc phải kể lể chi tiết và sếp cũng không cần biết những chuyện đó. Họ chỉ cần biết rằng bạn ốm và hôm nay không làm việc được. Soạn tin nhắn ngắn gọn thôi, chẳng hạn như:[3]
    • ”Hôm nay em bị ốm quá ạ.”
    • ”Thật không may là em bị cúm rồi ạ.”
    • ”Em bị sốt, chắc là em bị bệnh gì rồi ạ.”
  3. 3
    Đảm bảo với cấp trên rằng công việc của bạn sẽ được hoàn thành nếu cần thiết. Nếu bạn có nhiệm vụ cần phải làm trong thời gian nghỉ ốm, chẳng hạn như một ca làm hoặc điều hành một cuộc họp, bạn có thể nhờ đồng nghiệp làm thay trong khi nghỉ ốm, nếu có thể. Sau đó, bạn hãy cho sếp biết rằng bạn đã giao việc cho người khác trong tin nhắn xin nghỉ ốm. Họ sẽ đánh giá cao bạn vì đã chủ động thu xếp công việc.[4]
  4. 4
    Soạn tin nhắn phù hợp trong môi trường công việc. Nhắn tin thì thoải mái hơn gửi email hay gọi điện, nhưng bạn cũng nên giữ thái độ chuyên nghiệp vì bạn đang giao tiếp với cấp trên. Nhớ nói lời chào (Chào chị ạ) ở đầu tin nhắn, dùng câu đầy đủ và đúng ngữ pháp.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Các mẫu tin nhắn xin nghỉ ốm

  1. 1
    Nhắn tin xin nghỉ ốm một ngày: Nếu bạn chỉ cần nghỉ một ngày, hãy cho sếp biết rằng bạn có kế hoạch quay trở lại làm việc vào ngày mai. Thử nhắn:
    • "Chào anh Hưng ạ. Em bị cảm và chắc là hôm nay không đi làm được. Em sẽ quay trở lại văn phòng vào ngày mai ạ.”
    • "Em chào chị Giang. Hôm nay em bị bệnh nên lát nữa không đi làm được ạ. Sơn đã đồng ý làm thay ca cho em cho đến khi em đi làm lại vào ngày mai rồi.”
    • "Em chào chị. Đêm qua em đã bắt đầu bị ốm, đến hôm nay vẫn chưa đỡ nên em phải xin nghỉ ốm một hôm ạ. Em đảm bảo sẽ làm kịp mọi việc khi quay lại văn phòng vào ngày mai.”
  2. 2
    Nhắn tin xin nghỉ ốm nhiều ngày: Nếu bạn cảm thấy mình phải nghỉ ốm nhiều hơn một ngày, hãy cố gắng báo trước cho cấp trên biết khi nhắn tin. Hãy thử soạn tin nhắn như:
    • "Em chào chị Liên. Không may là em bị cúm nặng chị ạ. Em nghĩ chắc em phải nghỉ đến hết tuần. Em đã nhờ Minh làm thay cho em rồi. Em sẽ đi làm vào sáng thứ hai ạ.”
    • "Chào chị Phương. Em bị cúm dạ dày mệt quá chị ạ. Chắc em phải nghỉ ngày hôm nay và ngày mai nữa. Em định quay trở lại làm việc vào thứ sáu ạ.”
    • "Chào anh ạ. Em đang bị sốt nên mệt quá. Em cần được nghỉ vài ngày để bình phục ạ. Em hy vọng là sẽ khỏi để đi làm lại vào thứ năm. Bạn Dung đã đồng ý thay em điều khiển cuộc họp nhóm rồi.”
  3. 3
    Nhắn tin xin nghỉ ốm mà chưa biết là nghỉ bao lâu: Nếu bạn bị ốm và không biết bao giờ mới khỏe để quay lại với công việc, hãy cấp trên biết rằng bạn không chắc ngày nào đi làm lại nhưng sẽ báo cho họ biết tình hình của bạn. Thử nhắn những tin như:
    • "Chào anh Bình. Hôm nay tôi cảm thấy rất mệt và không thể online được. Tôi hy vọng sẽ online vào ngày mai, nhưng không chắc lắm. Tôi sẽ báo cho anh biết sau ạ.”
    • "Em chào chị Trà. Đêm qua em bị sốt và sáng nay không khỏe. Có thể em phải nghỉ vài ngày, nhưng em sẽ báo cho chị biết ạ. Bạn Sang sẽ giúp em huấn luyện cho nhân viên mới cho đến khi em đi làm lại.”
    • "Chào anh ạ. Em có cuộc hẹn với bác sĩ hôm nay vì mấy hôm vừa rồi cảm thấy không khỏe. Em hy vọng sẽ hồi phục để đi làm lại vào vài ngày tới, nhưng em sẽ báo cho anh biết ạ.”
    Quảng cáo

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Khi nào thì bạn có thể nhắn tin xin nghỉ ốm?

  1. 1
    Điều này tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn với cấp trên và ý muốn của họ. Nếu bạn và sếp thường nhắn tin cho nhau thì sẽ không có vấn đề gì nếu bạn xin nghỉ ốm qua tin nhắn. Mặt khác, nếu bạn và sếp không hay nhắn tin, có lẽ bạn nên gọi điện hoặc gửi email cho an toàn hơn.[5] Nhiều trưởng phòng (và công ty) có quy định cụ thể về việc xin nghỉ ốm mà bạn cần phải tuân thủ.[6]
    • Nếu không biết chắc, bạn có thể hỏi cấp trên xem họ muốn thế nào. Sau khi cho họ biết là bạn không đi làm được, hãy nói thêm “Sau này tôi có thể nhắn tin xin nghỉ ốm được không hay là cần phải gọi điện hoặc gửi email ạ?”
    • Có nhiều người thích bạn báo cho họ qua tin nhắn hơn vì cách thức này nhanh và hiệu quả hơn gọi điện hoặc gửi email. Việc này tùy vào cấp trên của bạn muốn như thế nào!

Bài viết wikiHow có liên quan

Phải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạnPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấy
Khen một cô gái xinh đẹp qua tin nhắnKhen một cô gái xinh đẹp qua tin nhắn
Trò chuyện với Một Cô gái mà Không gây Nhàm chánTrò chuyện với Một Cô gái mà Không gây Nhàm chán
Mở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không có gì để nóiMở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không có gì để nói
Nhắn tin hỏi thăm người ốmCách để nhắn tin hỏi thăm, động viên người ốm
Tán gái qua tin nhắnTán gái qua tin nhắn
Bắt đầu cuộc trò chuyện với một cô gáiBắt đầu cuộc trò chuyện với một cô gái
Tìm kiếm chủ đề để trò chuyệnTìm kiếm chủ đề để trò chuyện
Đưa ra câu hỏi mởĐưa ra câu hỏi mở
An ủi Phụ nữ đang khócAn ủi Phụ nữ đang khóc
Đáp lại Lời khenĐáp lại Lời khen
Đáp lại lời cảm ơnĐáp lại lời cảm ơn
Ngừng Nói tụcNgừng Nói tục
Nháy mắt
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Jeffrey Fermin
Cùng viết bởi:
Giám đốc tiếp thị , AllVoices
Bài viết này có đồng tác giả là Jeffrey Fermin, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 7.693 lần.
Chuyên mục: Giao tiếp xã hội
Trang này đã được đọc 7.693 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo