Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Có phải bạn cảm thấy lo lắng khi chủ động nhắn tin với người lạ qua mạng? Có lẽ đây không phải là nỗi lo của riêng bạn.

Khi bạn nhìn chằm chằm vào bàn phím điện thoại để nghĩ xem nên nhắn nội dung gì, hãy nhớ rằng bạn có thể làm tốt hơn bạn nghĩ. Đa phần những người mà bạn gặp trong đời đều từng là người lạ! Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ cảm thấy khó mà duy trì cuộc trò chuyện phiếm và tiến xa hơn.

Vì lẽ đó, bài viết này tổng hợp hướng dẫn giúp bạn xây dựng các kết nối thú vị và ý nghĩa hơn. Hãy tham khảo 10 cách bắt chuyện đơn giản sau đây để có cuộc trò chuyện vui vẻ và tự nhiên với người lạ.

1

Giới thiệu bản thân và nhắc lại lần gặp mặt trước đó.

  1. Chắc hẳn bạn không muốn họ xem tin nhắn đầu tiên của bạn là tin rác. Đây là bước đáng lưu ý khi bạn có số điện thoại của họ thông qua người khác, vì thông tin liên lạc của bạn sẽ hiển thị dưới dạng số không xác định. Hãy soạn tin nhắn ngắn gọn, hoặc nếu hai người đã gặp nhau, bạn đừng quên đề cập địa điểm đó.[1]
    • Nếu hai người chưa từng nói chuyện với nhau, hãy nói rõ ai đã cho bạn số điện thoại của họ: “Chào em, anh là Nam ở Econ 240. Thanh đã cho anh số điện thoại của em”.
    • Nếu bạn đã từng gặp họ, hãy đề cập nơi hai người gặp nhau: “Chào bạn, mình là Lan đã gặp bạn trong bữa tiệc của Sơn!”
    • “Chào anh, em là Hoa, đã gặp anh ở tiệm ăn hôm thứ sáu. Mặc dù chúng ta vừa gặp nhau ở tiệm mì, nhưng tối nay em sẽ trở lại đó”.
    Quảng cáo
2

Nhắn nội dung hài hước để rút ngắn khoảng cách.

  1. Thể hiện sự khôi hài của bạn và duy trì cuộc trò chuyện. Việc gửi nội dung hơi ngớ ngẩn có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Hãy chọn câu đố vui hoặc câu nói đùa hài hước để đối phương có cơ hội phản hồi.
    • “Theo bạn thì làm thế nào để cho con voi vào tủ lạnh?” Hãy cho họ cơ hội trả lời trước khi bạn gửi tin nhắn tiếp theo “Bạn chỉ cần mở tủ lạnh ra, cho con voi vào và đóng tủ lại”.
    • “Ở Việt Nam, rồng bay ở đâu và đáp ở đâu?” Câu trả lời là “Rồng bay ở Thăng Long và đáp ở Hạ Long!”.[2]
    • “Bạn có biết quần rộng nhất là quần gì không?” Tiếp theo bạn có thể nhắn “Đó là quần đảo”.[3]
3

Gửi ảnh chế hoặc ảnh động GIF.

  1. Tìm ảnh chế hoặc ảnh động GIF liên quan đến điều gì đó mà hai người từng nói. Đây là cách giúp bạn tiếp tục cuộc trò chuyện thoải mái và hài hước. Đối với người hoàn toàn xa lạ, hãy chọn ảnh chế liên quan đến sở thích mà họ đề cập trên trang mạng xã hội hoặc bảng tin. Nếu bạn từng gặp người đó nhưng không thân thiết, hãy chọn nhắc đến địa điểm hai người gặp nhau.[4]
    • Nếu không biết sở thích của họ, bạn có thể gửi ảnh chế liên quan đến hiện tượng mạng phổ biến hoặc người nổi tiếng mà họ có thể nhận ra.
    • Tránh gửi ảnh chế với ngôn từ khiếm nhã và nội dung tục tĩu có thể khiến họ hiểu nhầm.
    Quảng cáo
4

Nhờ họ cho ý kiến hoặc gợi ý.

  1. Việc hỏi ý kiến của đối phương giúp bạn hiểu họ hơn. Ngoài ra, cuộc trò chuyện trao đổi ý kiến cho bạn cơ hội tìm điểm chung giữa hai người. Khoa học đã chứng minh việc đặt câu hỏi giúp bạn trông thân thiện hơn.[5] Bạn có thể chọn chủ đề bất kỳ, miễn là không quá khó. Tránh cuộc trò chuyện phức tạp để người đó không cảm thấy như bị chất vấn hoặc buộc phải nói những chuyện “đao to búa lớn”.[6]
    • “Gần đây em đã xem bộ phim nào? Có hay không?”
    • “Quán ăn nào có bữa trưa ngon anh nhỉ?”
    • “Bạn nghĩ sao về sữa thực vật và sữa động vật?”
    • “Em cảm thấy công việc/học tập/cuộc sống ở đây thế nào?”
5

Thử hỏi xem họ có đang chuẩn bị cho kế hoạch thú vị nào không.

  1. Đây là một cách hay để duy trì cuộc trò chuyện tích cực. Bằng cách hỏi về điều họ đang mong đợi, bạn cũng sẽ biết thêm về sở thích của họ. Một điểm cộng nữa là bạn sẽ dễ dàng hỏi thêm về kế hoạch và sự kiện sắp tới. Hơn nữa, có thể họ cũng hỏi về dự định của bạn. Hãy thử những gợi ý sau:[7]
    • “Bạn định làm gì vào dịp lễ sắp tới?”
    • "Lần sau khi đến khu vực trung tâm, em muốn thử món ăn ở nhà hàng nào?”
    • “Anh định làm gì vào cuối tuần này?”
    • Hỏi thêm một vài câu hỏi về kế hoạch của họ, chẳng hạn như “Em sẽ về quê vào dịp lễ này à? Quê em ở đâu?”
    Quảng cáo
6

Nhắc đến một điều mà họ thích.

  1. Chọn một trong các sở thích mà bạn đã nghe họ nhắc đến hoặc thấy trên trang cá nhân của họ. Con người thích nói về bản thân và những gì họ thích, nên đây là một cách tiếp cận an toàn và đơn giản. Trên thực tế, khi chúng ta nói về bản thân, hệ thống khen thưởng trong não liền được kích hoạt![8]
    • Nhắc đến hiện tượng phổ biến mà họ quan tâm: “Bạn thích nhà nào trong Hogwarts?”
    • Hỏi về những điều họ thích: “Em thích thể loại nhạc nào?” hoặc “Anh thích cầu thủ bóng đá nào?”
    • Nhắc đến điều gì đó mà bạn thấy trên trang cá nhân của họ: “Anh thấy em có chụp ảnh cùng chó Corgi. Em đã đến lễ hội Corgi Con chưa?”
7

Nói về điểm chung giữa hai người.

  1. Nói về sở thích và bối cảnh chung. Bạn có thể bắt đầu với những điểm chung rõ rệt như quê quán, trường học và nơi làm việc. Hoặc, bạn có thể đề cập điểm chung nhỏ (chẳng hạn như kiểu áo khoác bạn đang mặc và kiểu áo khoác trong ảnh đại diện của họ).[9]
    • Xây dựng kết nối qua những điều nhỏ nhặt: “Áo ấm mà anh mặc trong ảnh đại diện nhìn rất đẹp. Có phải anh cũng thích áo ấm có mũ không?”
    • Nhắc đến trải nghiệm chung hoặc sự kiện mà hai người từng trải qua: “Ồ, anh trai của mình đã tham gia đội bóng đó trước bạn hai năm.”
    • Đề cập bối cảnh chung: “Em cũng là người từ tỉnh khác! Em đã chuyển đến đây từ khi còn nhỏ.”
    • Nói về sở thích chung: “Thì ra chúng ta đều thích nhạc rock?”
    Quảng cáo
8

Dành cho họ lời khen đặc biệt.

  1. Bạn cần thể hiện sự chân thành và tích cực trong cuộc trò chuyện. Thay vì chỉ đưa ra nhận xét chung về ngoại hình hoặc trang phục của họ, bạn sẽ nghĩ đến điều gì đó mang dấu ấn riêng của họ.[10] Hãy nghĩ về đặc điểm mà người khác không chú ý. Cảm kích hành động của họ. Hoặc, thêm kết nối cá nhân bằng cách nói về đặc điểm khiến bạn nhớ đến điều gì khác. Việc nhận được lời khen khiến não bộ phấn khích như khi nhận được tiền![11]
    • Đưa ra lời khen về ngoại hình: “Mình thích hoa tai mà bạn đeo trong ảnh đại diện. Chúng khiến mình nhớ đến đôi hoa tai đặc biệt mà mẹ mình tặng”.
    • Khen một trong các hành động của họ: “Mình thật sự đánh giá cao việc bạn lên tiếng bảo vệ Nam trong cuộc họp hôm nay”.
    • Khen đặc điểm hoặc phẩm chất độc đáo: “Mình chưa từng thấy ai có thể xử lý một lúc nhiều đơn hàng như vậy. Bạn thật sự rất cừ”.
9

Hỏi thông tin của sự kiện sắp diễn ra.

  1. Nhờ họ giải đáp thắc mắc của bạn. Nếu họ biết thông tin mà bạn cần, họ sẽ hồi âm; nếu không, hai bạn có thể cùng nhau đoán thông tin.[12]
    • “Để xem bạn có biết thông tin về bữa tiệc của Minh không nhé. Chẳng hạn như nó được tổ chức ở đâu nào haha?”
    • “Anh có biết chúng ta phải đem theo thứ gì cho hội nghị ngày mai không?”
    • “Có vẻ như em rất thích các lễ hội âm nhạc. Anh định đến lễ hội âm nhạc được tổ chức vào tuần sau. Em có “bí kíp” gì để có được trải nghiệm tốt nhất không?”
    • “Quê em ở Đà Nẵng à? Hai tuần nữa anh sẽ đến đó. Em có lời khuyên gì cho khách du lịch “gà mờ” như anh không?”
    • “Cậu có nhớ thầy Sơn đã dặn ôn tập nội dung nào cho kỳ thi giữa kỳ không? Lúc đó tớ không chú ý lắm haha”
    • Nếu họ trả lời không biết, bạn có thể nói: “Vậy là chúng ta giống nhau rồi. Em thử đoán xem chúng ta sẽ làm gì nào?”
    Quảng cáo
10

Đề cập sự việc không gây tranh cãi vừa diễn ra.

  1. Xây dựng kết nối qua tin tức tích cực hoặc xu hướng thú vị.[13] Khi đặt câu hỏi liên quan đến sự kiện đang diễn ra, bạn không nên tập trung khai thác thông tin. Thay vào đó, hãy hỏi về cảm nhận của họ đối với sự kiện để họ có thể thoải mái chia sẻ. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ đặt câu hỏi như “Em nghĩ sao về sự việc này?”[14] Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn đặt câu hỏi liên quan đến cảm nhận của đối phương trước sự kiện nào đó:
    • “Anh có xem trận bóng tối nay không?” Nếu họ trả lời “có”, bạn sẽ hỏi “Cảm xúc của anh lúc này thế nào?”
    • “Em có xem Thế vận hội Olympic không?” và câu hỏi tiếp theo là “Em thích sự kiện nào?”
    • “Anh cảm thấy thế nào về lễ hội âm nhạc vừa rồi?”, rồi hỏi tiếp “Anh nghĩ sao khi được đứng gần sân khấu?”
    • Không sao cả nếu họ không hứng thú với các câu hỏi về sự kiện. Bạn chỉ cần đổi chủ đề và dùng câu mở lời khác.
11

Đặt câu hỏi mở giúp bạn biết thêm về họ.

  1. Sau một lúc trò chuyện, bạn sẽ dừng trò chuyện phiếm và chuyển sang chủ đề sâu sắc hơn. Con người thường muốn kết nối với người khác, và họ sẽ không ngại kể về cuộc sống của mình như bạn nghĩ. Ưu điểm của việc đặt câu hỏi mở là đối phương có cơ hội chia sẻ thêm thông tin và chuyển cuộc trò chuyện sang hướng mà họ thích. Nghiên cứu cho biết việc đặt câu hỏi khiến đối phương có thiện cảm với bạn và để lại ấn tượng tích cực.[15] Bạn có thể thử những câu hỏi sau:[16]
    • “Có điều gì ở bản thân mà em sẽ không bao giờ muốn thay đổi không?”[17]
    • “Tên của em nghe rất hay. Em có biết vì sao bố mẹ lại chọn tên này cho em không?”
    • “Anh đã sống ở thành phố này bao lâu rồi? Anh có còn nhớ cảm giác khi lần đầu tiên đặt chân đến đây không?”
    • “Bạn có kỷ niệm tuổi thơ nào đáng nhớ không?”
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Khen một cô gái xinh đẹp qua tin nhắnKhen một cô gái xinh đẹp qua tin nhắn
Phải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạnPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấy
Mở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không có gì để nóiMở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không có gì để nói
Trò chuyện với Một Cô gái mà Không gây Nhàm chánTrò chuyện với Một Cô gái mà Không gây Nhàm chán
Nhắn tin hỏi thăm người ốmCách để nhắn tin hỏi thăm, động viên người ốm
Tán gái qua tin nhắnTán gái qua tin nhắn
Bắt đầu cuộc trò chuyện với một cô gáiBắt đầu cuộc trò chuyện với một cô gái
Tìm kiếm chủ đề để trò chuyệnTìm kiếm chủ đề để trò chuyện
Đưa ra câu hỏi mởĐưa ra câu hỏi mở
An ủi Phụ nữ đang khócAn ủi Phụ nữ đang khóc
Đáp lại lời cảm ơnĐáp lại lời cảm ơn
Đáp lại Lời khenĐáp lại Lời khen
Biểu tượng hai ngón tay bắt chéo có ý nghĩa gìEmoji 🤞(biểu tượng hai ngón tay bắt chéo) có ý nghĩa gì?
Ngừng Nói tụcNgừng Nói tục
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Sarah Schewitz, PsyD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học chuyên về tình yêu và mối quan hệ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Schewitz, PsyD. Sarah Schewitz, PsyD là nhà tâm lý học với hơn 10 năm kinh nghiệm giúp các cặp vợ chồng và cá nhân cải thiện và thay đổi thói quen trong tình yêu và các mối quan hệ. Cô là người sáng lập của Couples Learn, một phong khám tâm lý học trực tuyến. Bài viết này đã được xem 1.930 lần.
Chuyên mục: Giao tiếp xã hội
Trang này đã được đọc 1.930 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo