Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Ôi khiếp! Thật là tệ khi thấy trong nhà xuất hiện phân của chuột! Nhưng loài chuột phiền toái nào đã làm bẩn nhà bạn: chuột nhắt hay chuột cống? Đừng lo – chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt. Dưới đây là các lời khuyên và mẹo hay để giúp bạn nhận diện, dọn dẹp và tiễn các vị khách không mời mà đến này ra khỏi nhà.

Question 1 của 7:

Làm sao để nhận diện phân chuột nhắt?

Tải về bản PDF
  1. 1
    Phân chuột nhắt có kích thước nhỏ hơn hạt gạo.[1] Phân chuột nhắt có hình dạng như viên đạn, dài khoảng 0,3-0,6 cm và có thể nhọn ở hai đầu.[2]
  2. 2
    Phân chuột nhắt thường có màu đen đậm. Thường thì phân chuột nhắt có màu đen, nhưng không phải lúc nào cũng vậy– thực ra đặc điểm này còn phụ thuộc vào việc con vật đã ăn gì.[4] Viên phân để lâu sẽ chuyển thành màu xám, thường có vẻ bụi bặm và dễ vụn.[5]
    • Viên phân mới sẽ có độ bóng bên ngoài.
    • Khi ở dưới ánh sáng nào đó, phân chuột nhắt có thể trông như màu nâu sẫm.[6]
    Quảng cáo
Question 2 của 7:

Nhận diện phân chuột cống bằng cách nào?

Tải về bản PDF
  1. 1
    Kích thước phân chuột cống cỡ bằng quả nho khô. [7] Các viên phân dày hơn và dài hơn hạt gạo và thường tròn ở hai đầu.[8] Viên phân trung bình dài khoảng 1,5-2 cm.[9]
  2. 2
    Phân chuột cống thường có màu nâu, đen hoặc xám. Phân chuột mới tinh trông có vẻ nhớt và kết cấu như bả matit.[12] Những viên phân cũ sẽ khô và có màu xám, trông như dễ vỡ vụn.[13]
    Quảng cáo
Question 3 của 7:

Phân chuột có gây bệnh cho người không?

Tải về bản PDF
  1. Có, phân chuột có thể gây bệnh. Phân chuột có thể mang một số mầm bệnh như hội chứng phổi do virus Hanta, sốt Lassa, sốt xuất huyết kèm suy thận do virus Hanta, bệnh viêm não do virus Lymphocytic Chori-meningitis, bệnh nhiễm virus Arenaviruses Nam Mỹ và một số bệnh khác. Bạn có thể bị nhiễm một trong các bệnh này chỉ vì hít phải bụi từ phân chuột hoặc vô tình chạm vào phân chuột.[14]
    • Các bệnh nhiễm virus arenaviruses Nam Mỹ bao gồm bệnh sốt xuất huyết Argentine, sốt xuất huyết Bolivia, sốt xuất huyết Sabiá và sốt xuất huyết Venezuela.
Question 4 của 7:

Tôi nên làm gì khi phát hiện phân chuột?

Tải về bản PDF
  1. 1
    Bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm bệnh. Đeo găng tay dùng một lần để bạn không phải tiếp xúc trực tiếp với chất thải của con vật.[15] Để an toàn hơn, bạn nên đeo cả khẩu trang.[16] Nếu có thể, bạn hãy mở các cửa sổ và cửa ra vào gần đó khoảng nửa tiếng trước khi bắt đầu dọn dẹp để cho không khí trong lành lùa vào.[17]
  2. 2
    Khử trùng khu vực ô nhiễm bằng thuốc tẩy pha loãng. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị xịt khu vực ô nhiễm bằng thuốc diệt khuẩn hoặc thuốc tẩy pha loãng. Dùng khăn giấy sạch hốt phân chuột và vứt đi.[18]
    • Dùng dung dịch thuốc tẩy pha loãng theo tỷ lệ 1 phần thuốc tẩy với 10 phần nước.
    • Nếu dùng thuốc diệt khuẩn, bạn hãy kiểm tra nhãn xem phải pha loãng theo tỷ lệ nào. Có thể bạn phải chờ một thời gian nhất định để các hóa chất khử trùng cả khu vực.
  3. 3
    Khử trùng các vật dụng và không gian xung quanh bằng thuốc tẩy pha loãng. Nhìn xung quanh nơi bạn phát hiện phân chuột - có thứ gì ở gần đó không? Để đảm bảo an toàn tối đa, bạn nên lau chùi mọi đồ vật xung quanh bằng thuốc sát trùng để đảm bảo tiêu diệt mọi mầm bệnh nếu có. Sau đó, bạn hãy lau sạch sàn nhà và các bề mặt khác bằng dung dịch thuốc tẩy pha loãng hoặc thuốc sát trùng. Nếu cần, bạn có thể dùng máy làm sạch bằng hơi nước hoặc xà phòng giặt nệm để làm vệ sinh đồ đạc có khả năng bị nhiễm bẩn.[19]
    • Nếu bạn tìm thấy phân chuột ở gần giường, hãy đem ga trải giường và chăn đi giặt chế độ nước nóng.
    Quảng cáo
Question 5 của 7:

Tôi có thể dùng máy hút bụi dọn phân chuột không?

Tải về bản PDF
  1. Có thể, nhưng đây không phải là ý hay. Bạn có thể hút hết phân chuột nhưng cũng làm bay bụi có thể mang mầm bệnh.[20] Bạn nên dùng khăn giấy và thuốc sát trùng hoặc dung dịch thuốc tẩy pha loãng để giảm rủi ro hít khí độc.
    • Vì lý do tương tự, bạn cũng không nên quét phân chuột bằng chổi và xẻng hót rác.
Question 6 của 7:

Các dấu hiệu nào khác cho thấy nhà có chuột?

Tải về bản PDF
  1. 1
    Tìm kiếm các dấu răng chuột gặm. Loài chuột nổi tiếng với kỹ năng gặm nhấm, thế nên đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy các túi thực phẩm có dấu gặm nhấm. Loài chuột cũng có thể gặm cả những thứ không ăn được như sàn nhà và tường để chui vào nhà.[21]
    • Thật không may, một sơ suất nhỏ cũng có thể gây tác hại lớn. Bạn tin hay không thì tùy, chuột nhắt có thể lách qua các lỗ nhỏ chưa đến 2,5 cm, còn chuột cống có thể chui qua các lỗ hở có chiều rộng khoảng 3 cm.[22]
  2. 2
    Tìm các vật liệu làm ổ mà chuột nhắt làm rơi rớt trong nhà. Chuột nhà rất thích trú ẩn trong các “ổ” làm bằng các mẩu vật liệu mềm rơi rớt trong nhà như bông gòn, vật liệu cách nhiệt, giấy vụn và giẻ. Bạn hãy nhìn kỹ trên sàn để tìm các mẩu vật liệu nhỏ xung quanh nhà; nếu phát hiện ra những mẩu rác này thì khả năng cao là có chuột ở gần đó.[23]
    • Nói chung, loài thú gặm nhấm thích những chỗ tối và cách biệt để không bị làm phiền. Có thể bạn sẽ tìm thấy một ổ chuột nhắt ở nơi như vậy.
  3. 3
    Để ý đến các vệt dầu mỡ hoặc cáu bẩn dọc theo tường và sàn nhà do chuột cống để lại. Chuột cống nổi tiếng với bộ lông nhờn dầu và thường để lại các vết dầu khi chúng chạy qua chạy lại trong nhà. Nếu bạn để ý thấy các vết dầu mỡ xung quanh nhà thì rất có thể là bạn đang phải đối phó với chuột cống.[24]
    Quảng cáo
Question 7 của 7:

Tôi phải xử lý như thế nào khi trong nhà có chuột?

Tải về bản PDF
  1. 1
    Bịt kín tất cả các lối vào nhà. Xem xét kỹ mọi khu vực trong nhà để tìm những lỗ hở. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh khuyến cáo mọi người nên kiểm tra các tủ bếp, bếp đun, tủ lạnh, lò sưởi, các cửa ra vào, ống nước, lỗ thông gió, gác mái, tầng hầm và các khoảng không thấp. Các khe hở nhỏ có thể bịt kín bằng bùi nhùi thép và keo trét, còn các lỗ hở lớn hơn có thể được đóng lại bằng các tấm gỗ, vải mạ kẽm, xi măng hoặc lưới kim loại.[25]
    • Nhớ kiểm tra cả khu vực bên ngoài nhà để tìm các lối vào! Chuột có thể chui qua mái nhà, cửa sổ, lỗ thông gió và các đường dây tiện ích. Một số con chuột ranh mãnh còn lách qua cả các khe hở ở nền nhà, thậm chí bên dưới cửa ra vào.
  2. 2
    Đặt bẫy kẹp. Cho một chút bơ đậu phộng cỡ bằng hạt đậu vào từng chiếc bẫy kẹp và đặt vuông góc với tường (thành hình chữ T). Đặt những chiếc bẫy này xung quanh những khu vực chuột thích qua lại nhưng ít người đến. Những khu vực này có thể là gác mái, xung quanh tầng hầm hoặc ở các khoảng không thấp.[26]
    • Đừng thất vọng nếu ban đầu những chiếc bẫy này chưa có tác dụng. Chuột cống là loài cực kỳ cảnh giác và thường không bị mắc bẫy ngay.
  3. 3
    Dọn sạch các nguồn thức ăn và vật liệu làm ổ quanh nhà. Đựng thức ăn trong hộp cứng như kim loại và nhựa dày. Để tránh cám dỗ lũ chuột, bạn cần quét sạch thức ăn rơi vãi, lau sạch vỉ nướng, cất kỹ thức ăn của thú cưng và đổ hết nước còn thừa; đặt máng ăn cho chim ở cách xa nhà; đặt thùng phân trộn cách nhà ít nhất 30 mét và dùng thùng rác có nắp đậy chặt.[27]
    • Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh khuyến nghị loại bỏ những vị trí mà chuột có thể làm ổ như các đống củi, thùng rác, các bó cỏ khô, bánh xe cũ, các đám cỏ cao và các bụi cây.
    Quảng cáo

Lời khuyên

Bài viết wikiHow có liên quan

Chữa bệnh bong bóng ở cáChữa bệnh bong bóng ở cá
Phân biệt giữa cóc và ếchPhân biệt giữa cóc và ếch
Nuôi bọ ngựaNuôi bọ ngựa
Loại bỏ ếch nháiLoại bỏ ếch nhái
Nuôi nòng nọcNuôi nòng nọc
Cứu cá vàng sắp chếtCứu cá vàng sắp chết
Chăm sóc cá bảy màuChăm sóc cá bảy màu
Xác định ong chúa trong đàn ong mậtXác định ong chúa trong đàn ong mật
Nhận biết cá mang thaiNhận biết cá mang thai
Bắt dếBắt dế
Phân biệt vịt trống và vịt máiPhân biệt vịt trống và vịt mái
Bắt và chăm sóc nhện nhảyBắt và chăm sóc nhện nhảy
Chăm sóc rùa bỏ ănChăm sóc rùa bỏ ăn
Xác định Gà trống hay Gà máiXác định Gà trống hay Gà mái
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

James Sears
Cùng viết bởi:
Chuyên gia vệ sinh
Bài viết này đã được cùng viết bởi James Sears. James Sears là chuyên gia về vệ sinh: từ cách làm vệ sinh đến cách tạo ra trải nghiệm biến đổi bằng việc sắp xếp gọn gàng và làm mới lại môi trường nhà ở. James là sinh viên được cấp học bổng của Đại học Nam California. Bài viết này đã được xem 11.490 lần.
Chuyên mục: Động vật
Trang này đã được đọc 11.490 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo