Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Kiến thợ mộc đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, nhất là trong quá trình phân hủy cây cối mục rữa. Tuy nhiên, chúng cũng xâm nhập vào nhà và các công trình xây dựng khác, làm tổ ở những nơi ẩm ướt, gỗ mục và gây hư hại lớn cho kết cấu công trình. Khả năng nhận diện và phân biệt kiến thợ mộc với các loài côn trùng khác là một yếu tố quan trọng trong việc xác định sự xâm nhiễm của chúng. Bạn có thể quan sát các đặc điểm cơ thể và các dấu hiệu xâm nhiễm để nhận biết kiến thợ mộc.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Nhận biết các đặc điểm cơ thể

  1. 1
    Nhìn vào màu sắc. Kiến thợ mộc thường có màu nâu hoặc đen. Một số con có màu đen kết hợp với màu cam. Mặc dù bạn còn cần các yếu tố khác ngoài màu sắc để nhận diện kiến thợ mộc, nhưng màu sắc là đặc điểm đầu tiên mà bạn có thể quan sát.[1]
  2. 2
    Lưu ý đến kích thước. Khi quan sát kiến thợ mộc, bạn hãy thử ước lượng kích thước của chúng. Kiến thợ mộc không lớn lắm. Thông thường, bạn sẽ thấy lũ kiến thợ bò ngang dọc trong nhà. Chúng thường có kích thước khoảng 1 – 1,3 cm.[2]
    • Tuy nhiên, ở một số vùng, kiến thợ mộc có thể nhỏ hơn. Ví dụ như ở Minnesota, một số kiến thợ mộc chỉ có kích thước khoảng 0,5 cm. Khi ước lượng kích thước của kiến thợ mộc, bạn hãy quan sát cả những đặc điểm khác nữa.
  3. 3
    Quan sát phần ngực tròn. Ngực là phần thân ở ngay phía dưới đầu của kiến. Kiến thợ mộc có phần ngực tròn. Bề mặt bên trên ngực sẽ tròn đều từ đầu đến cuối.[3]
  4. 4
    Nhìn vào râu và eo. Phần thân giữa của kiến thợ mộc sẽ thon nhỏ. Râu của chúng hơi cong.[4]
    • Đặc điểm của râu và eo của kiến thợ mộc giúp bạn phân biệt giữa loài kiến này với những con mối. Loài mối có râu thẳng và eo to.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Quan sát các dấu hiệu xâm nhiễm

  1. 1
    Chú ý các đống mạt cưa. Kiến thợ mộc không ăn gỗ nhưng lại đục khoét gỗ. Chúng sẽ đào vào các đồ nội thất bằng gỗ trong nhà như bàn hoặc tủ. Nếu trong nhà bị nhiễm kiến thợ mộc, bạn có thể nhìn thấy các đống mạt cưa ngay bên dưới các đồ vật như bàn ghế.[5]
  2. 2
    Nghe tiếng của kiến trong tường. Gõ nhẹ lên tường trong nhà và áp tai vào tường để nghe. Tiếng gõ thường làm xáo động tổ kiến. Nếu nhà bị kiến xâm nhiễm, bạn có thể nghe thấy âm thanh sột soạt khe khẽ.[6]
    • Mặc dù kiến thợ mộc có thể làm tổ ở bất cứ đâu trong nhà, chúng thường thích những khu vực gần khung cửa sổ hoặc nguồn nước. Không lạ gì khi bạn tìm thấy kiến thợ mộc trong bếp hoặc phòng tắm. Bạn hãy thử gõ ở những khu vực đó để tìm tổ kiến.
  3. 3
    Kiểm tra lũ kiến thợ vào ban đêm hoặc sáng sớm. Kiến thợ mộc thường ra ngoài sau khì trời tối, vì vậy bạn hãy tìm kiếm chúng ở những nơi bạn nghe thấy âm thanh sột soạt vào sáng sớm hoặc ban đêm. Dùng đèn pin để tìm kiến thợ mọc ở những khu vực đó.[7]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Xử lý tình trạng xâm nhiễm

  1. 1
    Thử dùng bẫy. Trường hợp xâm nhiễm nhẹ của kiến thợ mộc có thể xử lý tại nhà bằng bẫy kiến. Bạn có thể mua bẫy tại các cửa hàng gia dụng và đặt ở những nơi bạn nhìn thấy kiến bò.[8]
    • Cách này thường công hiệu nhất nếu kiến xuất hiện bên ngoài nhà, chẳng hạn như ở hành lang. Những chiếc bẫy sẽ ngăn chặn lũ kiến xâm nhập vào nhà.
    • Nhớ đọc kỹ nhãn của bẫy kiến. Bạn nên đặt bẫy ở ngoài tầm với của trẻ em và vật nuôi.
  2. 2
    Sử dụng thuốc xịt diệt côn trùng. Thuốc xịt diệt côn trùng có thể dùng để ngăn ngừa kiến xâm nhập vào nhà. Bạn hãy mua loại thuốc được đặc chế để xua đuổi hoặc tiêu diệt kiến thợ mộc tại các cửa hàng gia dụng. Người ta thường xịt thuốc xung quanh nhà.[9]
    • Nhớ đọc nhãn sản phẩm để sử dụng sao cho an toàn. Hầu hết các loại thuốc xịt cần phải để xa tầm với của trẻ em và vật nuôi.
  3. 3
    Gọi dịch vụ chuyên nghiệp. Nếu những chiếc bẫy và thuốc xịt không giải quyết được sự xâm nhiễm của kiến thợ mộc trong nhà, có lẽ bạn cần gọi chuyên viên diệt trừ dịch hại. Họ có thể xác định tổ kiến và có phương pháp xử lý tình trạng xâm nhiễm.[10]
    • Mặc dù hầu hết các dịch vụ chuyên nghiệp đều dùng hóa chất và thuốc trừ sâu, nhưng nếu không muốn sử dụng hóa chất, bạn có thể trao đổi với họ về các phương pháp tự nhiên.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Chữa bệnh bong bóng ở cáChữa bệnh bong bóng ở cá
Phân biệt giữa cóc và ếchPhân biệt giữa cóc và ếch
Nuôi bọ ngựaNuôi bọ ngựa
Loại bỏ ếch nháiLoại bỏ ếch nhái
Nuôi nòng nọcNuôi nòng nọc
Bắt dếBắt dế
Xác định ong chúa trong đàn ong mậtXác định ong chúa trong đàn ong mật
Nuôi dếNuôi dế
Chăm sóc cá bảy màuChăm sóc cá bảy màu
Xác định Gà trống hay Gà máiXác định Gà trống hay Gà mái
Nhận biết cá mang thaiNhận biết cá mang thai
Cứu cá vàng sắp chếtCứu cá vàng sắp chết
Xác định kiến chúaXác định kiến chúa
Nhận biết cá betta mắc bệnhNhận biết cá betta mắc bệnh
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Scott McCombe
Cùng viết bởi:
Chuyên gia kiểm soát dịch hại
Bài viết này đã được cùng viết bởi Scott McCombe. Scott McCombe là CEO của Summit Environmental Solutions (SES), một công ty gia đình chuyên về giải pháp kiểm soát dịch hại, kiểm soát động vật và cách âm cho nhà ở tại Bắc Virginia. Được thành lập năm 1991, SES được Hội đồng Cải tiến Thương nghiệp xếp hạng A+ và được HomeAdvisor trao các giải thưởng "Best of the Best 2017", “Top Rated Professional” và “Elite Service Award”. Bài viết này đã được xem 3.327 lần.
Chuyên mục: Động vật
Trang này đã được đọc 3.327 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo