Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Giày giả đang tràn ngập trên thị trường và càng ngày càng giống hàng thật đến nỗi cả các chuyên gia cũng khó lòng phân biệt. Trong khi nhiều người vui mừng vì mua được hàng giá rẻ thì các công ty như Converse phải chịu thiệt không nhỏ. Dưới đây là cách để bạn có thể nhận biết đâu là giày Converse All-Star thật, đâu là giày giả.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Kiểm tra giày

  1. 1
    Hộp đựng giày. Giày giả thường sẽ không được đựng trong hộp giày có logo Converse và không có các vật dụng cần thiết bên trong, ví dụ như giấy lót có logo Converse bên trong giày và dấu in của nhà sản xuất. Nếu giày trông có vẻ không mới, bạn nên cẩn thận.[1]
  2. 2
    Logo Chuck Taylor. Logo thật có một ngôi sao màu xanh tím than, còn hàng đểu có thể sẽ mang những sắc xanh khác. Ngoài ra, hàng thật sẽ chỉ có một ngôi sao duy nhất với chữ ký của Taylor. Hãy cẩn thận với mặt hàng có biểu tượng không sắc nét. Nhiều biểu tượng giả sẽ được in rất mờ và có chữ hoặc các chi tiết nhỏ khác biệt.
    • Giày All Star có nhiều mẫu mã và màu sắc, nên logo có thể không phải lúc nào cũng màu xanh và miếng miếng logo có thể được làm bằng cao su.
    • Đặc biệt để ý xem hình ngôi sao có rõ hay không.
  3. 3
    Nhãn hiệu đăng ký. Hãy để ý kĩ nhãn hiệu đăng ký. Giày sản xuất trước năm 2008 sẽ có biểu tượng ® dưới mọi logo All Star. Nếu bạn thấy biểu tượng này ở giày sản xuất sau năm 2008, kiểm tra lại các logo trên giày để biết chắc chắc giày có thật hay không. Logo vải được khâu trên giày nên rõ ràng và các đường chỉ nên ngay ngắn và chắc chắn. [2]
  4. 4
    Lưỡi giày. Tất cả các logo All Star sẽ được in rất rõ ràng trên mặt lưỡi giày. Nếu logo mờ hay các đường vắt sổ hơi bung ra, đây là giày giả. Lưỡi giày thường là một miếng vải mỏng. Ngoài ra, bạn cũng nên để ý đường khâu quanh viền lưỡi.
    • Bình thường, nếu đường chỉ bung hay không thẳng hàng, bạn đang cầm trên tay giày giả.[3]
  5. 5
    Lót giày. Lót giày thật sẽ có chữ Converse in rất rõ ràng và đơn giản. Với giày cũ, chữ Converse có thể sẽ mờ hơn một đôi mới tinh- điều này không có nghĩa là đây là hàng đểu.
  6. 6
    Đường sọc. Đường sọc sẽ được in ở gót giày với màu sắc rõ ràng và sờ lên mịn. Nếu màu không đều hay nổi cộm, đây có thể là giày nhái.
  7. 7
    Sở hữu một đôi giày Converse All Stars. Cách tốt nhất để biết và hiểu được dòng All Stars là sở hữu một đôi chính hãng. Nếu bạn chưa bao giờ mua giày, hãy chọn cửa hàng chính hãng để đảm bảo chất lượng. Một khi bạn đã sở hữu một đôi Converse All Stars, bạn sẽ hiểu và biết được những đặc tính đặc trưng của giày.
    • Nếu bạn phát hiện ra một nơi bán giày uy tín mà đang giảm giá, hãy ghi lại để nhỡ sau này cần đi mua một đôi mới.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Để ý nơi mua hàng

  1. 1
    So sánh giá cả. Nếu giá tiền quá rẻ so với bình thường, bạn nên kiểm tra kĩ mẫu giày, hoặc tốt nhất là không mua nữa. Giày đểu thường rẻ hơn giày chính hãng và chất lượng đương nhiên sẽ tương đương với giá tiền. Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền, điều này không sao cả, nhưng giày của bạn sẽ chóng hỏng thôi.
    • Giày Converse All Star cổ cao thường có giá từ 800.000VNĐ đến 1.600.000VNĐ (hay 50$ đến 100$) tuỳ theo mẫu giày.
  2. 2
    Cẩn thận với phương thức thanh toán. Dù bạn không quan tâm xem giày bạn mua là giày thật hay giày nhái, bạn vẫn nên cẩn thận khi thanh toán. Bình thường, nếu bạn chỉ có thể trả bằng tiền mặt, hãy kiểm tra kĩ cửa hàng. Nếu bạn đang mua hàng online, kiểm tra xem website của bạn có chính đáng hay không. Bạn đã bao giờ mua hàng qua cửa hàng ấy chưa, hay bạn có biết đến trang ấy không? Hãy chắc chắn rằng trang web bạn thanh toán tiền bảo mật và có (https://) trong tên vùng.[4]
    • Nhiều trang web còn có hình chiếc khoá ở bên cạnh tên website trên thanh search: điều này nghĩa là thông tin của bạn hoàn toàn bảo mật.
    • Khi bạn mua hàng online, trang web thường sẽ gửi bạn một email xác nhận sau khi bạn đặt đơn hàng.
  3. 3
    Cân nhắc kĩ nơi mua hàng. Bạn nên đặc biệt cẩn thận khi bạn mua hàng ở ngoài chợ trời hay những nơi đại loại như thế. Thi thoảng người bán hàng sẽ dẫn bạn ra những địa điểm lạ, thậm chí là có thể nguy hiểm, để mua đồ: nếu như vậy, đây là cửa hàng bất hợp pháp. Luôn luôn cảnh giác và luôn nhớ rằng bạn hoàn toàn có thể mua hàng an toàn hơn ở cửa hàng chính hãng. [5]
    • Tự hỏi xem liệu mức giá này có tương xứng với chất lượng tồi và môi trường mua bán nguy hiểm như vậy không?
  4. 4
    Hỏi kĩ người bán hàng. Bạn không thể biết được hàng nào là hàng thật, hàng nào là hàng giả nếu bạn đang mua giày ở các chợ ngay bên ngoài đại lý giày hay trung tâm mua sắm. Hỏi kĩ người bán hàng về thông tin giày nếu bạn nghi ngờ giá tiền quá rẻ. Từ ngôn ngữ cơ thể của chủ hàng, bạn có thể đoán xem họ có đang nói dối hay không. Nếu bạn nghi ngờ họ đang nói dối, trực giác của bạn có lẽ là đúng.
    • Không phải tất cả chợ đều bán hàng giả.
  5. 5
    Cẩn thận khi mua đồ ở nước ngoài. Nếu bạn định mua giày ở nước ngoài, hãy đọc các hướng dẫn du lịch để tìm hiểu thông tin về các mặt hàng địa phương trước khi đi mua sắm. Các hướng dẫn thường có các cảnh báo giúp bạn tránh xa hàng giả, hàng nhái. Ngoài ra, bạn hãy nhớ rằng hải quan tại sân bay hoàn toàn có thể tịch thu bất kì mặt hàng nào mà họ nghĩ là khả nghi.[6]
    • Nhiều người bán hàng hay nhắm đến khách nước ngoài để bán đồ đểu. Hãy luôn cẩn thận, đặc biệt là khi bạn nghĩ bạn đang bị lừa.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • PF Flyers không phải là một hãng nhái dù hãng này sản xuất mẫu giày rất giống Converse.

Bài viết wikiHow có liên quan

Khắc phục tình trạng giày kêu cót két
Làm giày nhỏ lạiLàm giày nhỏ lại
Làm sạch giày dép Birkenstock
Giày không còn kêu cót kétGiày không còn kêu cót két
Làm sạch giày CrocsLàm sạch giày Crocs
Bảo quản Giày dépBảo quản Giày dép
Thắt dây giày
Thắt dây giày trượt patinThắt dây giày trượt patin
Làm sạch giày TimberlandLàm sạch giày Timberland
Nhận biết giày Vans giảNhận biết giày Vans giả
Loại bỏ Bã Kẹo cao su khỏi Giày
Sấy giày bằng máy sấySấy giày bằng máy sấy
Đi giày kiểu không buộc dâyĐi giày kiểu không buộc dây
Làm giãn giày thể thaoLàm giãn giày thể thao
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 12 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 5.923 lần.
Chuyên mục: Giầy dép
Trang này đã được đọc 5.923 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo