Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Trichomoniasis (nhiễm trùng roi Trichomonias) là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới. Đây là bệnh phổ biến nhưng điều trị được. Chỉ 15-30% số người bệnh có triệu chứng, và các triệu chứng ở phụ nữ thường dễ nhận biết hơn. Bệnh trichomoniasis ở nữ còn gọi là viêm âm đạo do trùng roi trichomonas, đôi khi gọi tắt là "trich". Tuy nhiên, bệnh trichomoniasis chỉ có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm do nhân viên y tế thực hiện và không thể chẩn đoán chỉ thông qua các triệu chứng.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Nhận biết các triệu chứng của bệnh trichomoniasis

  1. 1
    Theo dõi dịch tiết âm đạo. Đối với hầu hết phụ nữ, dịch tiết âm đạo là hoàn toàn bình thường, có thể trong hoặc màu trắng sữa. Dịch tiết âm đạo bất thường có màu hơi vàng-xanh và có bọt. Mùi khó chịu cũng là một dấu hiệu của dịch tiết âm đạo bất thường. [1]
    • Bệnh trichomoniasis lây truyền qua tiếp xúc với dịch tiết âm đạo, thường xảy ra nhất khi giao hợp qua âm đạo. Tuy nhiên, đôi khi cũng có trường hợp bệnh lây truyền không qua quan hệ tình dục mà xâm nhập qua các vật khác, chẳng hạn như vòi thụt rửa. May mắn là ký sinh trùng này chỉ có thể tồn tại được 24 tiếng khi ở bên ngoài cơ thể.
  2. 2
    Nhận biết các triệu chứng bất thường ở bộ phận sinh dục. Bệnh trichomoniasis có thể gây đỏ, rát và ngứa ở vùng kín ở một số người bệnh. Các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh trichomoniasis hoặc một bệnh STI khác.[2]
    • Bệnh trichomoniasis gây ngứa rát bên trong âm đạo hoặc âm hộ.
    • Tình trạng kích ứng âm đạo có thể không đáng ngại nếu chỉ kéo dài vài ngày hoặc thuyên giảm sau khi điều trị. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này vẫn dai dẳng hoặc nặng hơn, tốt nhất là bạn nên nói với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị.
  3. 3
    Đừng bỏ qua cảm giác đau hoặc khó chịu khi giao hợp hoặc đi tiểu. Bệnh trichomoniasis có thể gây viêm đau ở bộ phận sinh dục và khiến bạn có cảm giác khó chịu khi giao hợp. Hãy đi khám nếu bạn có các triệu chứng này và ngừng quan hệ tình dục cho đến khi bạn có kết quả xét nghiệm bệnh STI/STD.[3]
    • Tránh tất cả các hình thức quan hệ tình dục, kể cả qua hậu môn và miệng cho đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính.
    • Bạn cũng nên báo cho bạn tình biết nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh STI/STD và khuyến khích họ cũng đi xét nghiệm để điều trị. Một số sơ sở y tế giúp bạn thông báo cho bạn tình bằng cách gửi giấy báo cho biết họ đã bị phơi nhiễm với bệnh STI. Giấy báo không ghi tên bạn và không nhất định phải ghi tên bệnh.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Xét nghiệm và điều trị bệnh trichomoniasis

  1. 1
    Biết khi nào bạn có nguy cơ mắc bệnh STI/STD. Bạn luôn luôn có rủi ro bị nhiễm bệnh STI nếu có hoạt động tình dục. Nguy cơ sẽ cao hơn trong một số trường hợp, và việc nhận biết các trường hợp này có thể giúp bạn và bác sĩ biết có cần xét nghiệm không. Có thể bạn cần phải xét nghiệm nếu:[4]
    • Bạn quan hệ tình dục với bạn tình mới mà không dùng các biện pháp bảo vệ.
    • Bạn hoặc bạn tình của bạn đã từng quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ với những người khác.
    • Bạn tình của bạn báo với bạn rằng họ có bệnh lây truyền qua đường tình dục.
    • Bạn đang mang thai hoặc có dự định mang thai.
    • Bác sĩ nhận thấy bạn có dịch tiết âm đạo bất thường hoặc cổ tử cung đỏ và viêm.
  2. 2
    Đồng ý để bác sĩ lấy mẫu tế bào trong âm đạo để xét nghiệm bệnh trichomoniasis. Bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ lấy mô tế bào âm đạo hoặc dịch tiết âm đạo bằng tăm bông. Đôi khi dụng cụ lấy mẫu trông như một vòng nhựa thay vì tăm bông. Dụng cụ này sẽ quét qua các bộ phận cơ thể có khả năng nhiễm trùng, chẳng hạn như trong âm đạo hoặc xung quanh đó. Quá trình lấy mẫu thường không đau mà chỉ có chút khó chịu.
    • Bác sĩ có thể quan sát mẫu bệnh phẩm dưới kính hiển vi và cho bạn biết kết quả ngay lập tức, tuy nhiên cũng có thể bạn phải chờ 7-10 ngày mới có kết quả. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, bạn cần tránh quan hệ tình dục để đề phòng lây truyền bệnh nếu có.
    • Xét nghiệm máu và xét nghiệm kiểm tra cổ tử cung không giúp phát hiện bệnh trichomoniasis. Bạn phải yêu cầu được xét nghiệm bệnh trichomoniasis hoặc bệnh STI.
  3. 3
    Uống thuốc kháng sinh do bác sĩ kê toa nếu bạn được chẩn đoán bệnh trichomoniasis. Nếu xét nghiệm có kết quả dương tính, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh điều trị bệnh trichomoniasis. Cũng có khi bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho bạn trước khi có kết quả xét nghiệm để phòng ngừa. Thường thì bạn sẽ được kê toa thuốc kháng sinh đường uống metronidazole (Flagyl) để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và động vật nguyên sinh ký sinh (trichomoniasis là một động vật nguyên sinh sống ký sinh). Các tác dụng phụ của thuốc là chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, chán ăn, táo bón, thay đổi vị giác và khô miệng. Thuốc cũng có thể khiến nước tiểu có màu sẫm hơn.
    • Nhớ báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc có thể mang thai. Metronidazole được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai.
    • Không uống thức uống chứa cồn trong khi uống thuốc kháng sinh.
    • Báo cho bác sĩ biết nếu các tác dụng phụ kéo dài hoặc trở nặng hơn đến mức làm đảo lộn sinh hoạt hàng ngày của bạn.
    • Gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu nếu bạn bị co giật, bàn tay và bàn chân bị tê hoặc có cảm giác châm chích, thay đổi tâm trạng hoặc tinh thần.
    • Nhiều phụ nữ nhiễm trùng roi Trichomonias cũng bị nhiễm khuẩn âm đạo. Rất may là thuốc kháng sinh này có tác dụng điều trị cả bệnh trichomoniasis lẫn nhiễm khuẩn âm đạo.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Phòng chống bệnh trichomoniasis

  1. 1
    Đi khám định kỳ để đảm bảo sức khoẻ sinh sản. Khám sức khoẻ định kỳ luôn là điều quan trọng, ngay cả khi bạn không nghi ngờ mình có bệnh STI. Lưu ý rằng, chỉ có 15-30% trường hợp nhiễm trichomonias là có các dấu hiệu nhiễm trùng, và 70-85% còn lại không bao giờ xuất hiện các triệu chứng.[5]
    • Nếu không được điều trị, bệnh trichomoniasis có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV hoặc lây truyền HIV cho bạn tình.
    • Bệnh trichomoniasis ở phụ nữ mang thai có thể làm vỡ ối sớm dẫn đến sinh non.
  2. 2
    Quan hệ tình dục an toàn. Nếu bạn không có quan hệ một vợ một chồng với một người không mắc bệnh STD, hãy luôn luôn sử dụng bao cao su latex (dành cho nam hoặc nữ) để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Một số biện pháp bảo vệ bao gồm:
    • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn và âm đạo.
    • Tránh dùng chung đồ chơi tình dục. Nếu có dùng chung, bạn phải rửa sạch hoặc bao lại bằng bao cao su mới mỗi lần có ai đó sử dụng.
  3. 3
    Báo cho bạn tình biết về bệnh của bạn. Báo cho bất cứ người nào đã có quan hệ tình dục với bạn hoặc có tiếp xúc bộ phận sinh dục mà không dùng biện pháp bảo vệ để họ có thể đi xét nghiệm và điều trị nếu cần thiết.
    • Một số cơ sở y tế sẽ giúp bạn thông báo ẩn danh cho bạn tình của bạn bằng cách gửi cho họ giấy báo rằng họ đã phơi nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Giấy báo thúc giục họ đi xét nghiệm, nhưng trên giấy không ghi tên bạn và không nhất thiết ghi tên bệnh.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Cách duy nhất để phòng chống bệnh trichomoniasis là sinh hoạt tình dục an toàn. Dùng bao cao su hoặc kiêng quan hệ tình dục, trừ khi bạn có mối quan hệ một vợ một chồng với người không bị nhiễm.

Cảnh báo

  • Tình trạng sưng viêm bộ phận sinh dục do trùng roi trichomonias làm tăng nguy cơ nhiễm HIV và nguy cơ lây HIV cho bạn tình.
  • Ngay cả khi đã chữa khỏi bệnh trichomoniasis, bạn vẫn có thể nhiễm lại nếu không có biện pháp phòng ngừa khi quan hệ tình dục.
  • Bệnh trichomoniasis nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng bàng quang hoặc các vấn đề về sức khoẻ sinh sản. Ở phụ nữ mang thai, nó có thể dẫn đến vỡ ối sớm và sinh non, thậm chí có thể lây truyền cho trẻ sơ sinh trong thời gian chuyển dạ.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Bẻ Đốt sống Lưng
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

John Thoppil, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ sản phụ khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi John Thoppil, MD. Thoppil là bác sĩ sản khoa phụ khoa sống tại Austin, Texas. Ông điều hành River Place OB / GYN tại Austin và được bầu chọn là bác sĩ sản phụ khoa hàng đầu bởi tạp chí Austin Monthly trong bốn năm liên tiếp. Bác sĩ Thoppil đã nhận bằng BS của Đại học Texas A & M và bằng MD của Trường Cao đẳng Y khoa Baylor.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 817 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo