Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ muốn vắt sữa để dành cho con bú khi họ không ở bên cạnh. Vì sức khoẻ của em bé, bạn cần đảm bảo sữa không bị hỏng. Có nhiều cách để bảo quản tốt sữa mẹ. May mắn thay, việc nhận biết sữa còn tươi hay không cũng đơn giản và quen thuộc với nhiều người.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:
Nhận biết sữa bị hỏng

  1. 1
    Đừng lo khi sữa có màu sắc và kết cấu lạ. Màu sắc và kết cấu của sữa mẹ thay đổi là bình thường. Hiện tượng này thường cho thấy sự thay đổi nhu cầu dinh dưỡng của em bé. Vẻ ngoài không phản ánh độ tươi của sữa mẹ.[1]
    • Màu sắc của sữa có thể thay đổi trong thời gian lưu trữ, thậm chí trong một lần cho bé bú. Thỉnh thoảng sữa có màu hơi xanh, vàng, thậm chí hơi nâu cũng là bình thường.
    • Sữa cũng có thể tách thành lớp sữa nhẹ hơn và lớp kem đặc hơn. Hiện tượng này không có gì đáng lo, nhưng bạn nên lắc nhẹ để hai lớp hoà tan với nhau.
  2. 2
    Cẩn thận với sữa mẹ đã trữ được 3 ngày. Thường thì sữa mẹ có thể trữ lâu hơn 3 ngày nhiều, nhưng thời hạn của nó phụ thuộc đáng kể vào điều kiện bảo quản. Sau 3 ngày trữ trong tủ lạnh, bạn nên ngửi sữa thật cẩn thận để đảm bảo là sữa còn tươi..[2]
    • Tương tự, bạn nên cẩn thận nếu sữa mẹ để bên ngoài hơn 3 tiếng mà không trữ lạnh.[3]
    • Bạn có thể để sữa trong phòng từ 3 đến 6 tiếng, tuỳ vào độ mát của phòng. Nếu trữ sữa trong thùng lạnh cách nhiệt, bạn có thể sử dụng an toàn trong vòng 24 tiếng.
  3. 3
    Kiểm tra mùi chua. Sữa mẹ bị chua cũng có mùi chua đặc trưng như sữa bò bị chua. Đây là cách duy nhất chắc chắn để xác định sữa bị hỏng.
  4. 4
    Đừng lo nếu sữa có mùi như kim loại hoặc xà phòng. Một số người thấy sữa mẹ có vị như kim loại hoặc xà phòng sau một thời gian lưu trữ. Mùi vị này không phải là dấu hiệu sữa bị hỏng, và đa phần các em bé cũng không chê.
    • Nếu bé không chịu bú, bạn hãy thử đun nóng trước khi trữ sữa để khử mùi.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:
Ngăn ngừa sữa hỏng

  1. 1
    Cất sữa sâu bên trong tủ lạnh. Nếu bạn để sữa ở cánh cửa hoặc gần cửa tủ lạnh, nó sẽ tiếp xúc với nhiệt hoặc sự thay đổi nhiệt độ mỗi khi đóng mở tủ lạnh. Vị trí sâu bên trong sẽ lạnh hơn và bảo đảm hơn.[4]
  2. 2
    Trữ sữa trong vật đựng kín. Bình sữa thuỷ tinh, bình dùng một lần hoặc túi “sữa mẹ” là tốt nhất. Chất liệu nhựa cứng polypropylene hoặc polybutylene tốt hơn túi nhựa mềm polyethylene.
    • Bạn cũng cần đảm bảo các hộp đựng thức ăn khác trong tủ lạnh cũng phải đóng kín để sữa không bị ngấm mùi các thứ khác.
    • Một hộp muối nở để trong tủ lạnh có thể giúp hút mùi thức ăn trong tủ lạnh.[5]
  3. 3
    Ghi ngày trên bình đựng sữa. Ghi ngày trên bình đựng sữa mẹ để cho em bé bú các bình cũ trước và trước khi sữa bị hỏng. Bạn có thể ghi ngày lên từng bịch sữa hoặc đựng chung các bịch sữa trong cùng một tuần hoặc một tháng trong một túi hoặc hộp và ghi nhãn bên ngoài.
  4. 4
    Đông lạnh sữa mẹ. Nếu không định dùng hết trong 5-8 ngày, bạn nên đông lạnh sữa mẹ. Đặt các bịch sữa sâu bên trong tủ đông. Dùng sữa trong vòng 24 giờ sau khi rã đông.[6]
    • Tuỳ vào tần suất mở tủ đông, sữa mẹ có thể bảo quản được trong khoảng 3 tháng đến 1 năm.[7]
    • Không dùng lò vi sóng để rã đông sữa. Bạn có thể rã đông sữa dưới vòi nước ấm. Đừng đun sôi sữa.
    • Sữa tách thành hai lớp sữa và kem khi đông lạnh là bình thường. Bạn hãy khuấy nhẹ để hai lớp hoà tan với nhau.[8]
  5. 5
    Đun nóng sữa nếu em bé không chịu bú vì có mùi xà phòng. Nếu thấy sữa có mùi như xà phòng khiến em bé khó chịu, bạn có thể thử đun nóng sữa. Đun nóng đến 82 độc C (có bong bóng nổi lên, nhưng không sôi mạnh). Làm nguội và trữ lạnh sữa ngay sau đó.
    • Đừng đun nóng nếu em bé vẫn chịu bú sữa. Lượng dinh dưỡng trong sữa sẽ bị giảm chút ít khi đun nóng.[9]
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Nếu bạn đang cho con bú mà bị bệnh hoặc uống thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách bảo quản sữa mẹ.

Bài viết wikiHow có liên quan

Làm vỡ túi ốiLàm vỡ túi ối
Sinh con tại nhàSinh con tại nhà
Giúp trẻ ợ hơi khi ngủGiúp trẻ ợ hơi khi ngủ
Khắc phục tình trạng tụt núm vúKhắc phục tình trạng tụt núm vú
Mát‐xa cho BéMát‐xa cho Bé
Đỡ ĐẻĐỡ Đẻ
Xoay Ngôi thai ngượcXoay Ngôi thai ngược
Pha bột ăn dặm với sữa công thứcPha bột ăn dặm với sữa công thức
Kiểm tra độ giãn cổ tử cungKiểm tra độ giãn cổ tử cung
Tiêu sữa nhanhTiêu sữa nhanh
Nhận ra một người đang có bầuNhận ra một người đang có bầu
Giảm cân trong khi nuôi con bằng sữa mẹGiảm cân trong khi nuôi con bằng sữa mẹ
Mang thaiMang thai
Chuẩn bị Mang thai ở Tuổi 40Chuẩn bị Mang thai ở Tuổi 40
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Carrie Noriega, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ sản khoa
Bài viết này có đồng tác giả là Carrie Noriega, MD, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 1.674 lần.
Chuyên mục: Thiên chức làm mẹ
Trang này đã được đọc 1.674 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo