Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Loài mèo có đôi mắt đặc biệt giúp chúng nhìn rõ cả trong nhà lẫn ngoài trời vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Tuy nhiên, những chấn thương và bệnh tật có thể làm thị lực của mèo giảm đi rõ rệt, thậm chí là bị mù. Nếu triệu chứng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bạn có thể giữ lại phần nào hoặc hoàn toàn thị lực cho mèo. Việc xác định mèo có bị mù hay không cũng là để bạn có thể giúp đỡ nó. Hãy để ý những thay đổi về thể chất và hành vi cho thấy mèo bị giảm thị lực hoặc mù nhằm thiết lập chế độ chăm sóc tốt nhất.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Quan sát thay đổi về hành vi

  1. 1
    Chú ý đến sự vụng về. Để ý khi mèo đi xung quanh hoặc nhảy lên đồ đạc trong nhà mà bị trượt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan sát nếu chú mèo hay va vào tường hoặc đồ nội thất đã nằm đó từ trước. Hành động vụng về ở những nơi mà trước đây mèo thường lui tới là dấu hiệu về vấn đề thị lực.[1]
    • Một dấu hiệu khác để theo dõi là chú mèo bị vấp phải cầu thang hoặc trượt khi cố gắng nhảy lên vị trí ưa thích.
    • Lưu ý nếu mèo gặp khó khăn với những đồ vật quen thuộc, chẳng hạn như đi tìm bát đựng nước hoặc thức ăn.
  2. 2
    Quan sát dáng đi của mèo. Để ý xem mèo có hạ thấp người gần mặt đất khi đi hay không, vì nếu thị lực có vấn đề, mèo sẽ định hướng bằng mũi và râu. Những dấu hiệu khác cần theo dõi là mèo đi với tư thế cúi đầu hoặc ngẩng đầu lên xuống để cảm nhận khoảng cách.[2]
    • Một dấu hiệu khác nữa là mèo đi lang thang không có mục đích.
  3. 3
    Lắng nghe chú mèo. Có phải gần đây mèo kêu nhiều hơn không? Khi không nhìn rõ hoặc bị mù, chúng có xu hướng trở nên ồn ào để thể hiện sự đau khổ. Bạn cũng có thể thấy mèo thường tỏ ra lo lắng, sợ sệt hoặc buồn bã trong quá trình điều chỉnh để thích nghi với việc mất đi thị giác.[3]
    • Mèo cũng dễ bị giật mình hơn khi thị lực có vấn đề.
  4. 4
    Để ý nếu chú mèo trở nên quấn người. Quan sát những dấu hiệu cho thấy mèo thiếu tự tin hơn bình thường. Chẳng hạn, chú mèo có thể dựa dẫm hoặc quanh quẩn bên bạn nhiều hơn. Ngoài ra, ngủ nhiều hơn hoặc trở nên thụ động cũng là dấu hiệu cho thấy thị lực mèo có vấn đề.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Để ý những thay đổi ở mắt

  1. 1
    Quan sát đồng tử của mèo. Nếu bạn nghi ngờ thú cưng bị mù hoặc sắp sửa mù, hãy nhìn vào đồng tử của mèo. Đồng tử không thay đổi với ánh sáng môi trường khác nhau và kích thước hai bên đồng tử không đều là hai dấu hiệu cho thấy mèo mới bị mù gần đây.
    • Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra xem mèo phản ứng nheo mắt hay thờ ơ đối với những thay đổi về ánh sáng.
  2. 2
    Kiểm tra màu mắt mèo. Một trong những thay đổi mà bạn có thể nhận thấy là về màu mắt. Hãy quan sát xem mắt mèo có bị đỏ nhiều hơn hay không. Ngoài ra, mắt mèo có thể trở nên mờ đục, có màu trắng sữa hoặc xuất hiện nhiều mảng trắng hơn.
    • Quan sát xem các mô xung quanh mắt mèo có bị đỏ quá hay không. Nếu chúng có màu hồng nhạt thì là bình thường.
    • Nếu giác mạc của mèo có vẻ mờ, nhiều khả năng đây là dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể.
  3. 3
    Kiểm tra “phản xạ đe dọa” của mèo. Di chuyển đầu ngón tay nhanh về phía mắt mèo nhưng không chạm vào giác mạc. Nếu nhìn thấy, mèo sẽ tránh hoặc chớp mắt khi ngón tay của bạn đến gần. Tuy nhiên, nếu bị mù thì mèo sẽ không phản ứng. Đừng đưa ngón tay quá gần vì mèo có thể cảm nhận được làn gió nhẹ sắp tiếp cận thông qua râu.
  4. 4
    Thử thả một quả bóng trước mặt mèo. Để ý xem mèo có quan sát hay hướng mắt theo khi quả bóng rơi xuống không? Hầu hết mèo có thị lực bình thường sẽ nhìn theo khi quả bóng rơi. Nếu bị mù, chú mèo sẽ không biết khi quả bóng lướt ngang phía trước. Không nên thả bóng quá gần vì mèo có thể cảm nhận được quả bóng thông qua râu.[4]
  5. 5
    Quan sát kích thước mắt để kiểm tra bệnh tăng nhãn áp. Nếu một bên mắt có vẻ to hơn bên còn lại, hãy mang mèo đi khám. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp. Mặc dù điều này không cho thấy rằng chú mèo đang bị mù, nhưng bệnh tăng nhãn áp có thể dẫn đến mất thị lực nếu như không được điều trị.[5]
    • Một hoặc cả hai mắt có thể trở nên mờ đục.
    Quảng cáo

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Chăm sóc nếu mèo mù

  1. 1
    Mang mèo đi khám. Mang chú mèo đến phòng khám thú y nếu bạn nghi ngờ thú cưng bị suy giảm hoặc mất thị lực. Trao đổi với bác sĩ thú y về nỗi lo cũng như những triệu chứng mà bạn nhận thấy. Mèo cần được đưa đi khám càng sớm càng tốt, điều này rất quan trọng vì việc điều trị kịp thời có thể ngăn chặn mù hoàn toàn, hoặc phát hiện ra tình trạng nguy hiểm nào đó từ những triệu chứng mà bạn nhận thấy.
    • Mù có thể là triệu chứng của những bệnh nghiêm trọng khác, chẳng hạn như huyết áp cao. Huyết áp cao có thể gây đột quỵ và co giật. Vì vậy, điều quan trọng là mèo phải được điều trị sớm.[6]
  2. 2
    Duy trì mọi thứ nhất quán ở nhà. Cố gắng hạn chế những thay đổi đáng kể đối với môi trường sống của mèo. Điều này sẽ giúp thú cưng thích nghi dần với tình trạng mất thị lực. Hạn chế di dời bát thức ăn, nước và khay vệ sinh để mèo có thể dễ dàng tìm thấy khi cần.[7] [8]
    • Nếu thuận tiện, hãy hạ thấp đồ đạc hoặc tạo đường dốc để mèo có thể leo lên một cách dễ dàng.
    • Không để vật dụng vương vãi trên sàn nhà để mèo di chuyển thuận lợi hơn.
  3. 3
    Giám sát khi mèo ở bên ngoài. Đi cùng khi mèo ra ngoài và che chắn khu vực xung quanh. Hoặc bạn có thể cho mèo ở trong nhà để hạn chế nguy hiểm.[9] Luôn đóng cửa sổ và cửa ra vào để mèo không thể ra ngoài. Nhớ che chắn lối đi dành cho vật nuôi.
  4. 4
    Trang bị để nhận dạng khi mèo đi lạc. Gắn chip vi mạch phòng trường hợp mèo cưng đi khỏi nhà. Đeo vòng cổ và thẻ tên cho thú cưng, nhớ ghi chú rằng chú mèo bị mù hoặc có tầm nhìn hạn chế.[10]
  5. 5
    Hạn chế làm mèo bị giật mình. Hạn chế gây ra những tiếng động lớn hoặc khiến mèo giật mình. Cố gắng hết sức để giữ cho bạn cũng như chú mèo luôn bình tĩnh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần dặn dò các thành viên trong gia đình (đặc biệt là trẻ nhỏ) cũng như khách đến thăm tránh làm ồn hoặc làm điều gì đó khiến mèo hoảng sợ.
    • Nếu thú cưng đang ở trong phòng và bạn bước vào, hãy nói to để chú mèo biết rằng bạn đang đến.[11]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Nhận biết dấu hiệu mèo sắp chếtNhận biết dấu hiệu mèo sắp chết
Vuốt ve mèo đúng chỗVuốt ve mèo đúng chỗ
Xác định Giới tính Mèo conXác định Giới tính Mèo con
Xác định Giới tính của MèoXác định Giới tính của Mèo
Rửa vết thương cho mèoRửa vết thương cho mèo
Nhận biết Mèo đang Mang thaiNhận biết Mèo đang Mang thai
Điều trị nhiễm trùng mắt ở mèoĐiều trị nhiễm trùng mắt ở mèo
Khiến mèo quen và yêu quý bạnKhiến mèo quen và yêu quý bạn
Trấn an Mèo đến Thời kỳ Động dụcTrấn an Mèo đến Thời kỳ Động dục
Giao tiếp với MèoGiao tiếp với Mèo
Nhận biết dấu hiệu mèo động dụcNhận biết dấu hiệu mèo động dục
Biết mèo đã đẻ hết con chưaBiết mèo đã đẻ hết con chưa
Chẩn đoán nguyên nhân mèo bị phình bụngChẩn đoán nguyên nhân mèo bị phình bụng
Ngăn mèo cắn và càoNgăn mèo cắn và cào
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Jean Johnson
Cùng viết bởi:
Chuyên gia về mèo
Bài viết này có đồng tác giả là Jean Johnson, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 1.578 lần.
Chuyên mục: Mèo
Trang này đã được đọc 1.578 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo