wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 32 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian.
Có 11 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 40.158 lần.
Tình bạn có sức mạnh tuyệt vời, nhưng ý nghĩ của người này về người kia có thể thay đổi. Bất kể là do các trải nghiệm mới về cuộc sống, do thời gian hay do nhân tố nào khác, đôi khi người ta không còn muốn duy trì tình bạn nữa. Điều này không phải lúc nào cũng được thể hiện rõ ràng, nhưng sẽ có những dấu hiệu mách bảo bạn rằng người bạn kia không còn quan tâm đến bạn nữa. Nếu có điều gì không ổn, bạn có thể cố gắng sửa chữa, nhưng cũng có những trường hợp mà tốt nhất là bạn nên chấm dứt tình bạn.
Các bước
Tìm các dấu hiệu
-
1Xét xem bạn của bạn có đối xử không tốt với bạn không. Nếu người bạn đó thường xuyên xúc phạm bạn, hạ thấp bạn hoặc gặp chuyện gì cũng gây sự cãi cọ thì rõ ràng họ không phải là người bạn tốt. Nếu người đó đối xử như vậy, bạn hãy thẳng thắn nói chuyện và yêu cầu họ không làm như vậy nữa. Nếu họ không đồng ý thì đó là một dấu hiệu xấu.[1]
- Các kiểu xúc phạm có thể bao gồm trêu chọc, chế nhạo, chỉ trích và đưa ra những bình luận nghe như đùa giỡn nhưng thực ra lại cố tình làm bạn tổn thương.[2] Một số kiểu xúc phạm khó nhận thấy hơn, chẳng hạn như khen mỉa (khen những điểm tiêu cực ở bạn) hoặc khiến bạn có cảm giác tội lỗi (đổ lỗi cho bạn vì những đau khổ và rắc rối của họ).[3] Đôi khi sự xúc phạm được ngụy trang dưới vẻ hài hước, sau đó họ chế giễu rằng bạn cứ tự vơ vào mình.
- Có thể người bạn đó không biết rằng mình đang xúc phạm bạn. Bạn hãy thẳng thắn nói chuyện với họ. Nếu bạn của bạn không cố tình làm như vậy thì có lẽ họ sẽ xin lỗi bạn ngay.
-
2Để ý xem hai bạn có thường xuyên giao tiếp với nhau không. Nếu người bạn đó không thích bạn thì hẳn là họ sẽ không cố gắng duy trì sự kết nối. Kết nối ở đây không chỉ là nói chuyện mà còn là liên lạc qua email, tin nhắn hoặc mọi hình thức khác. Nếu hai bạn thường không nói chuyện nhiều với nhau thì rất khó biết hai người có còn thực sự là bạn nữa không.[4]
- Sự sút giảm trong giao tiếp có thể biểu hiện ở tần suất và độ dài của cuộc trò chuyện. Có thể hai người không nói chuyện với nhau thường xuyên như trước, hoặc nếu có nói chuyện thì cuộc đối thoại diễn ra rất ngắn ngủi, và bạn thấy rằng mình chẳng có nhiều điều để nói.
- Bạn cũng có thể nhận ra điều này nếu bạn luôn là người cố gắng giữ liên lạc. Tình bạn đòi hỏi sự nỗ lực từ hai phía. Nếu chỉ có mình bạn cố gắng làm điều này thì có lẽ là người kia không quan tâm đến bạn.
-
3Tự hỏi mình xem liệu bạn biết được bao nhiêu sự kiện mới trong cuộc sống của người kia. Bên cạnh việc không trò chuyện nhiều, có khả năng là người bạn đó không cho bạn biết về những thay đổi trong cuộc sống của họ. Tình bạn cần được nuôi dưỡng, và nếu bạn chỉ biết những điều mới mẻ của người bạn đó thông qua những người khác hoặc qua mạng xã hội thì không ổn chút nào.[5]
-
4Để ý xem có phải người đó phớt lờ bạn để dành thời gian cho những người khác không. Nếu bạn cố gắng lên kế hoạch và người bạn kia thường kêu bận, nhưng sau đó họ lại đi chơi với những người khác thì điều đó ám chỉ sự từ chối.
- Con người ta có thể thay đổi và có những mối quan tâm mới, những người bạn mới. Nếu bạn của bạn thường giao du với những người mới thì có lẽ những người đó phù hợp với mối quan tâm mới của họ hơn là bạn.[6]
- Nếu người bạn đó không dành thời gian nhiều hơn cho những người khác mà thu mình lại và xa lánh mọi người, vậy thì đó có thể là một dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như trầm cảm.[7] Trong trường hợp này, bạn hãy tập hợp những người khác và cả nhóm cùng giúp đỡ bạn mình.
-
5Suy nghĩ về cảm giác của bạn khi ở bên cạnh người bạn kia. Khi tình bạn trở nên xấu đi, những cuộc gặp mặt cũng sẽ căng thẳng, và hai người có thể cảm thấy bồn chồn hoặc khó chịu khi có mặt người kia.[8] Có thể có vấn đề lớn nảy sinh, hoặc có thể là hai bạn đang đi theo những con đường khác nhau.Quảng cáo
Tìm ra các nguyên nhân dẫn đến thay đổi
-
1Nói chuyện với người bạn đó. Hỏi về những sự việc cho thấy rằng họ không thích bạn.[9] Hãy cởi mở và thẳng thắn nói lên những điều làm bạn bận lòng. Có thể vấn đề chưa được giải quyết ngay, nhưng nó sẽ giúp bạn biết liệu có phải người bạn đó không thích bạn hay chỉ đang giận về điều gì khác.
- Sẵn sàng hòa giải, đặc biệt nếu bạn nghĩ rằng người kia giận vì bạn đã làm điều gì đó không phải. Việc tỏ ra sẵn sàng thỏa hiệp và hòa giải sẽ khuyến khích bạn của bạn cũng làm điều tương tự.[10]
- Khi trao đổi với về mối lo ngại của bạn, tốt hơn là bạn nên dùng những câu có chủ ngữ là “Tôi”. Đừng bắt đầu bằng lời phàn nàn với từ “Bạn” (như “Bạn thật là…”) khiến cho ý kiến của bạn mang tính khẳng định. Thay vào đó, bạn hãy bày tỏ cảm giác của mình khi người bạn kia làm điều không hay với bạn (“Tôi cảm thấy…”) Sau đó, hãy kể ra hành vi của họ và giải thích tại sao nó khiến bạn cảm thấy như vậy. Điều này sẽ giúp lời nói của bạn giảm bớt hàm ý buộc tội.
- Nếu bạn cảm thấy mình sai nhưng không biết chắc là chuyện gì thì việc đưa ra câu hỏi mở có thể là ý hay. Bạn cần tạo cơ hội cho họ nói chứ không chỉ trả lời cho xong. Hỏi họ rằng liệu có phải có điều gì không ổn hoặc bạn đã làm gì sai.[11]
- Đảm bảo dành thời gian và khoảng cách cho người đó sau khi bạn xin lỗi hoặc muốn họ đáp lại. Có thể họ có nhiều điều cần phải xử lý, và bạn không nên đòi có ngay câu trả lời.
-
2Tự hỏi bản thân xem liệu có những thay đổi nào trong cuộc sống của bạn không. Cuộc đời dẫn dắt người ta đi theo những con đường khác nhau, và những con đường đó có thể không bao gồm bạn hoặc bạn bè cũ của bạn. Người bạn kia có thể có những mối quan tâm mới, và những người bạn mới của họ có thể chia sẻ với họ những quan tâm đó nhiều hơn bạn.[12]
-
3Đừng thủ thế. Việc nhận ra một người bạn không còn thích mình nữa có thể gây nên một số cảm xúc tiêu cực. Mặc dù không nên đè nén cảm xúc quá mức, nhưng tốt nhất là bạn nên nhân dịp này để suy ngẫm nhiều hơn về bản thân mình. Cố gắng đoán xem bạn đang cảm thấy thế nào (giận dữ, sợ hãi, bẽ mặt) để xác định xem có thể làm gì tiếp theo.[13]
- Tự hỏi bản thân rằng bạn nghĩ gì về hàm ý của người bạn kia. Không phải lúc nào người ta cũng biết tác động của lời nói và hành động mà họ gây ra cho người khác. Biết đâu bạn có thể nhận được lời xin lỗi khi nêu ra điều đó. Trường hợp nếu người kia cố ý xúc phạm thì có lẽ bạn nên suy nghĩ xem mình muốn duy trì tình bạn này đến mức nào.
-
4Đánh giá lại tình bạn. Có thể tình bạn của bạn đã (hoặc đang) trở nên độc hại. Điều này sẽ gây tổn hại cho bạn cả về thể xác và tinh thần, và nếu như thế thì bạn đừng ngần ngại chấm dứt mối quan hệ này.[14] Người đó có phải là bạn bè thực sự không? Nếu hai người đã dần rẽ sang hai lối, đặc biệt là vào một lúc nào đó, thì có lẽ tình bạn này đang đến hồi kết thúc.
- Các dấu hiệu nhận biết tình bạn độc hại bao gồm: Người bạn đó xin bạn lời khuyên, nhưng sau đó lại coi thường và phớt lờ lời khuyên của bạn; trút những rắc rối của họ lên bạn trong khi không hề tỏ ý giúp đỡ những khi bạn gặp rắc rối; thường xuyên gây sự hoặc tranh giành và không bao giờ vui với thành công của bạn.
- Tình bạn đích thực là khi hai người luôn ủng hộ nhau, luôn kết nối với nhau và có thể thảo luận về những bất đồng với thái độ tôn trọng và đi đến giải pháp dung hòa. Tình bạn thực sự luôn đòi hỏi nỗ lực từ hai phía, và cả hai đều phải sẵn sàng bỏ công sức vào đó.[15]
-
5Chấp nhận sự thực. Việc ép ai đó duy trì tình bạn với mình không phải là ý hay. Thực ra điều đó chỉ khiến sự việc thêm xấu đi. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn thất bại, mà chỉ là mọi thứ đã thay đổi.[16]Quảng cáo
Lời khuyên
- Tránh cảm xúc căng thẳng giữa hai bên. Con người thường thay đổi, và đôi khi tình bạn cũng không còn tốt đẹp như trước. Trừ khi người kia đã làm điều gì đó khiến bạn thực sự tổn thương, ngoài ra thì chẳng có lý do gì để bạn giữ mãi nỗi hờn giận trong lòng.
- Lưu ý đến các dấu hiệu trầm cảm hoặc các vấn đề khác. Nếu bạn của bạn xa lánh mọi người thì có thể đó là vấn đề nghiêm trọng.
- Nếu tình bạn đã chấm dứt, có thể bạn cảm thấy muốn khóc. Giải tỏa cảm xúc là điều tự nhiên, nhưng bạn không nên làm như vậy trước mặt người bạn cũ kia.
- Nếu người bạn đó có vẻ như muốn tránh nói chuyện với bạn thì có lẽ là do địa điểm không phù hợp. Những nơi đông người có thể khiến họ "co lại". Bạn hãy cố gắng tìm một nơi thoải mái để nói chuyện.
Tham khảo
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/wander-woman/201209/what-do-when-someone-doesn-t-you
- ↑ http://www.bettyphillipspsychology.com/id74.html
- ↑ http://blogs.psychcentral.com/psychoanalysis-now/2015/09/5-hidden-insults-and-how-to-foil-them/
- ↑ http://psychcentral.com/lib/the-care-and-maintenance-of-friendship/
- ↑ http://psychcentral.com/lib/the-care-and-maintenance-of-friendship/
- ↑ http://psychcentral.com/lib/when-friendships-split-the-healthy-way-forward/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/depression/in-depth/depression/art-20045943
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2011/07/21/knowing-when-to-say-goodbye-how-to-break-up-with-a-friend/
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2011/07/21/knowing-when-to-say-goodbye-how-to-break-up-with-a-friend/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-friendship-doctor/200910/5-tips-mending-tattered-friendship
- ↑ https://www.umass.edu/fambiz/articles/resolving_conflict/meaningful_apology.html
- ↑ http://psychcentral.com/lib/when-friendships-split-the-healthy-way-forward/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/wander-woman/201209/what-do-when-someone-doesn-t-you
- ↑ http://www.cbsnews.com/news/how-to-spot-and-end-a-toxic-friendship/
- ↑ http://psychcentral.com/lib/the-care-and-maintenance-of-friendship/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-friendship-doctor/200910/5-tips-mending-tattered-friendship