Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Không ai tránh khỏi có những lúc nói hoặc làm những điều mà sau đó phải hối hận. Nhưng còn những người lúc nào cũng có thái độ tiêu cực và chỉ biết nghĩ đến bản thân thì sao? Những người được gọi là “giả tạo” này có thể bào mòn tinh thần và cảm xúc của bạn. Đừng lo. Chúng tôi đã tập hợp ở đây các mẹo và lời khuyên giúp bạn phát hiện những người giả tạo trong cuộc sống để bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho những người bạn chân thành.

1

Họ mở miệng là phê phán người khác

  1. Những người này không ngần ngại phê phán người khác và rất hiếm khi khen ngợi ai. Kẻ giả tạo có xu hướng thao túng và dùng đủ mọi cách để vươn lên bằng cách dìm người khác xuống. Họ hạ thấp những người xung quanh để tăng lòng tự tôn và bớt sợ bị người khác đe doạ vị trí của mình.[1]
    • Ví dụ, một người giả tạo có thể khen một đồng nghiệp với hàm ý châm chọc thay vì nói lời tử tế chân thành.
    • Họ có thể đưa ra những lời bình luận mang tính gây hấn thụ động về hiệu suất công việc của đồng nghiệp hoặc chê bai cách ăn mặc của bạn bè.
    Quảng cáo
2

Họ thô lỗ và thường gây tổn thương cho người khác

  1. Kẻ giả tạo thường buông ra những nhận xét phũ phàng mà không cần nghĩ ngợi. Bạn bè thỉnh thoảng cũng hay trêu chọc nhau nhưng không có ác ý gì và chỉ để cho vui. Bạn hãy ngẫm nghĩ sau mỗi lần gặp người đó – họ khiến cho bạn có cảm giác được ủng hộ và khích lệ hay họ cư xử như thể bạn là người vô giá trị? Nếu bạn luôn có cảm giác tiêu cực khi ở gần người đó thì rất có thể họ là kẻ giả tạo.[2]
    • Một người bạn giả tạo có thể nói những câu như “Cậu chơi đâu có giỏi lắm mà vào đội bóng của trường được” hoặc “Thôi cậu đừng có mơ thi vào trường đó”. Những lời cay nghiệt của họ rất nhiều khi bắt nguồn từ sự ghen tỵ.
    • Người giả tạo chẳng mấy khi nói lời khen. Họ chỉ toàn tìm cách để hạ thấp mọi người.
3

Họ không thực sự lắng nghe

  1. Những câu chuyện bạn kể với họ cứ như là vào tai này rồi lại ra tai kia vậy. Khi thực sự bận suy nghĩ, người ta có thể không đặt hết tâm trí vào cuộc trò chuyện. Đây cũng là điều bình thường – Điều không bình thường là khi người đó không bao giờ để tâm chú ý vào những gì bạn nói. Nếu bạn có một người bạn, đồng nghiệp hoặc người quen nào đó luôn lơ đãng khi nói chuyện thì có lẽ họ là người giả tạo.[3]
    • Ví dụ, một người giả tạo có thể tỏ ra buồn chán hoặc đầu óc lơ lửng ở đâu đó khi bạn kể về kế hoạch sắp tới của bạn.
    • Nếu bạn nói với một người giả tạo rằng cuối tuần này bạn sẽ đi dự đám cưới, họ cũng chẳng buồn hỏi về đám cưới đó.
    Quảng cáo
4

Họ luôn cố gắng lấy lòng người khác

  1. Những kẻ giả tạo rất thèm khát được yêu thích và chú ý. Vì đặc điểm này, những người giả tạo sẽ làm đủ thứ trên đời để được mọi người vỗ tay khen ngợi hoặc gật đầu đồng tình. Trong các cuộc trò chuyện hàng ngày, kẻ giả tạo có thể không ngần ngại thay đổi ý kiến và quan điểm thay vì trung thành với niềm tin của mình.[4]
    • Khi bàn luận về chính trị trong một nhóm người, kẻ giả tạo có thể thay đổi quan điểm của họ để phù hợp với số đông.
5

Họ luôn luôn tụ tập với hội nhóm

  1. Kẻ giả tạo thích cảm giác kiểm soát khi được mọi người vây quanh. Dù là một phần của “hội nhóm”, người giả tạo có thể gây chuyện tranh cãi với mọi người để nâng cao địa vị xã hội của mình. Vì được coi là “thủ lĩnh” của nhóm, kẻ giả tạo thường ép những người khác phải nghe theo họ và gạt bỏ các ý kiến phản hồi.[5]
    • Ví dụ, một kẻ giả tạo luôn luôn muốn làm trung tâm của sự chú ý trong suốt cuộc trò chuyện.
    Quảng cáo
6

Họ lan truyền những tin đồn

  1. Những người giả tạo tin rằng họ sẽ được yêu thích hơn bằng cách hạ thấp những người khác. Bạn hãy để ý đến những việc họ làm trong cuộc sống thường ngày. Họ có thái độ ủng hộ và khuyến khích hay suốt ngày gièm pha những người khác? Nếu người đó chỉ giỏi lan truyền các lời đồn thổi sai sự thật thì hẳn họ là kẻ giả tạo.[6]
    • Một người giả tạo có thể đặt điều nói xấu người ít được yêu thích nhất trong trường hoặc phao tin vịt để thao túng bạn bè của họ.
7

Họ là những người vô tâm dễ thay đổi

  1. Một người bạn giả tạo sẽ không sát cánh bên bạn đi qua mọi buồn vui. Khi bạn lâm vào hoàn cảnh khó khăn, những người này sẽ bỏ mặc bạn thay vì động viên chia sẻ như những người bạn tốt. Một người bạn thực sự luôn ở bên bạn mình những lúc hạnh phúc và cả khi buồn khổ chứ không chỉ đến vào những lúc thuận tiện cho họ.[7]
    • Ví dụ, nếu bạn đang buồn giận vì cãi nhau với người yêu, người bạn giả tạo sẽ không ở bên bạn để an ủi hoặc khuyên nhủ bạn.
    • Người bạn giả tạo có thể làm ra vẻ tử tế trước mặt bạn, nhưng khi bạn vừa quay lưng đi thì họ đã nói những điều không hay về bạn.
    Quảng cáo
8

Họ không kiên định trước sau như một

  1. Những người sống không thật lòng rất khó tập trung vào một thứ. Thay vì toàn tâm toàn ý với một dự án, những người giả tạo thường nhảy từ ý tưởng này sang ý tưởng khác mà không nỗ lực thực hiện việc gì. Bởi lịch trình càng ngày càng bị dàn mỏng, những người này thường không giữ đúng các cam kết quan trọng. Khi bị chất vấn vì sự thiếu nhất quán này, họ sẽ tìm cớ biện hộ hoặc dồn trách nhiệm cho người kế tiếp.[8]
    • Những người giả tạo có thể tham gia nhiều câu lạc bộ hoặc các hoạt động ngoại khoá nhưng không chú tâm vào bất cứ thứ gì.
    • Họ cũng có thể nhận làm quá nhiều dự án ở công ty và rất hay trễ hạn trong quá trình làm việc.
    • Một người bạn giả tạo có thể nhận lời đi chơi với bạn nhưng lại huỷ kế hoạch vào phút chót.
9

Họ không thật lòng khi nói xin lỗi

  1. Lời xin lỗi không chân thành không giúp bạn nguôi giận mà còn thường khiến cho bạn bực bội thêm. Kẻ giả tạo có thể cố gắng nói giảm về các hành động của họ hoặc đổ lỗi cho người khác thay vì nhận trách nhiệm. Thậm chí họ còn ngụ ý là đã xin lỗi rồi hoặc tìm cách né tránh hậu quả vì những việc họ đã gây ra.[9]
    • Ví dụ, họ có thể nói “Tôi chỉ muốn giúp đỡ thôi mà” hoặc “Tôi xin lỗi chị, nhưng tôi nghĩ chị phản ứng hơi quá.”
    • Họ có thể nói những lời mỉa mai hoặc giễu cợt thay vì lời xin lỗi thực sự.
    Quảng cáo
10

Họ không chịu được sự phê bình

  1. Những người giả tạo thường bực tức trước những phản hồi mang tính xây dựng. Hãy nghĩ về những lần mà người bạn, người đồng nghiệp hoặc người quen của bạn nhận được phản hồi. Họ nghe những lời nhận xét một cách bình tĩnh hay lại bật lò xo lên? Trong nhiều trường hợp, những người giả tạo không thể chịu được khi có ai đó nói rằng họ đã làm điều gì sai.[10]
    • Ví dụ, nếu đồng nghiệp của bạn phạm sai lầm khi làm dự án, họ có thể chối rằng mình không làm gì sai.
    • Nếu bạn phê bình tác phẩm của một người bạn, họ có thể nói những câu như “Cậu chẳng biết mình đang nói về cái gì.”
11

Họ sợ thất bại

  1. Những người sống thật có thể chấp nhận rủi ro thất bại. Họ dùng những thất bại của mình như tấm ván dậm nhảy để bật xa trong tương lai; một người giả tạo thường bỏ cuộc khi gặp chuyện không suôn sẻ. Thật không may, những người giả tạo không chịu chấp nhận lỗi lầm và sợ thất bại đến mức không bao giờ thử bất cứ thứ gì mới.[11]
    • Một người giả tạo có thể đăng ký các lớp học có trình độ thấp thay vì chọn các khoá học thách thức hơn.
    • Người sống thật sẽ tìm các cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, còn người giả tạo có thể bằng lòng với vị trí họ đang đứng.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Trả thù người yêu cũ ái kỷTrả thù người yêu cũ ái kỷ: 12 cách để khiến họ thất vọng
Quên một NgườiQuên một Người
Đối phó với kẻ nói xấu sau lưngĐối phó với kẻ nói xấu sau lưng
Khiến người yêu cũ quay về bên bạnKhiến người yêu cũ quay về bên bạn
Đối phó với Kẻ Bắt nạtĐối phó với Kẻ Bắt nạt
Khiến một chàng trai hết giận sau trận cãi vãKhiến một chàng trai hết giận sau trận cãi vã
Đuổi khéo khách ra khỏi nhàĐuổi khéo khách ra khỏi nhà
Quên đi tình cũ mà bạn còn yêuQuên đi tình cũ mà bạn còn yêu
Bắt đầu mối quan hệ "friends with benefits"Bắt đầu mối quan hệ "friends with benefits"
Từ bỏ Người mà Bạn từng Yêu Sâu đậmTừ bỏ Người mà Bạn từng Yêu Sâu đậm
Đối mặt với sự phản bội của bạn bèĐối mặt với sự phản bội của bạn bè
Vượt qua các vấn đề về lòng tin trong mối quan hệVượt qua các vấn đề về lòng tin trong mối quan hệ
Nhận biết Nếu Đang bị Bạn bè Lợi dụngNhận biết Nếu Đang bị Bạn bè Lợi dụng
Nhận ra một người bạn xấuNhận ra một người bạn xấu
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Julia Lyubchenko, MS, MA
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tư vấn tâm lý & Chuyên gia thôi miên trị liệu
Bài viết này đã được cùng viết bởi Julia Lyubchenko, MS, MA. Julia Lyubchenko là chuyên gia tư vấn tâm lý và chuyên gia thôi miên trị liệu tại Los Angeles, California. Điều hành một cơ sở có tên Therapy Under Hypnosis, Julia có hơn tám năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và trị liệu, chuyên giải quyết các vấn đề về tình cảm và hành vi. Cô có bằng chứng nhận về thôi miên lâm sàng của Bosurgi Method School và được chứng nhận về Thôi miên trị liệu và Tâm lý trị liệu theo định hướng tâm động học. Cố có bằng thạc sĩ về tư vấn tâm lý và liệu pháp hôn nhân và gia đình của Đại học Quốc tế Alliant và bằng thạc sĩ khoa học về tâm lý học phát triển và trẻ em của Đại học Bang Moscow. Bài viết này đã được xem 2.566 lần.
Trang này đã được đọc 2.566 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo