Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Các chuyên gia cho biết, viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm của ống nối với tinh hoàn, có thể gây đau và khó chịu tại vùng bị viêm.[1] Nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn thường là các bệnh lây qua đường tình dục, nhưng bệnh thường được chữa khỏi chỉ bằng một đợt thuốc kháng sinh. Dù vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi bị đau, khó chịu hoặc sưng ở vùng bìu, bạn luôn luôn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể xác định và điều trị nguyên nhân.[2]

Phần 1
Phần 1 của 4:

Nhận biết các triệu chứng thường gặp

  1. 1
    Để ý cảm giác đau ở tinh hoàn bắt đầu từ một bên. Khi bị viêm mào tinh hoàn, cơn đau thường bắt đầu từ một bên thay vì cả hai bên cùng lúc. Theo thời gian, cảm giác đau có thể từ từ lan ra cả hai bên. Thông thường, bạn sẽ đau ở mặt dưới của tinh hoàn trước, sau đó lan ra toàn bộ tinh hoàn.[3]
    • Kiểu đau sẽ khác nhau tuỳ vào thời gian bị viêm; có thể đau buốt hoặc bỏng rát.
    • Nếu cơn đau xảy ra nhanh ở cả hai bên tinh hoàn, có lẽ là bạn không bị viêm mào tinh hoàn. Tuy nhiên, bạn nhất định vẫn phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
  2. 2
    Chú ý hiện tượng sưng hoặc đỏ ở tinh hoàn bị viêm. Tình trạng sưng hoặc đỏ có thể chỉ ở một bên hoặc dần dần lan ra cả hai bên. Bạn cũng có thể cảm thấy ấm khi sờ vào tinh hoàn và có cảm giác khó chịu khi ngồi do tinh hoàn bị sưng.[4]
    • Tinh hoàn sẽ đỏ lên do sự gia tăng lưu lượng máu đến vùng bị tổn thương và sưng lên do dịch rò rỉ vào vùng bị viêm.
    • Bạn cũng có thể thấy có một khối u chứa đầy dịch ở bên tinh hoàn bị đau.[5]
  3. 3
    Nhận biết các triệu chứng đường tiểu. Viêm mào tinh hoàn có thể gây đau khi đi tiểu. Bạn cũng có thể cảm thấy phải đi tiểu nhiều lần hoặc tiểu gấp hơn bình thường.[6]
    • Có thể có máu trong nước tiểu.[7]
    • Viêm mào tinh hoàn do viêm nhiễm thường bắt đầu từ niệu đạo lan lên ống, cuối cùng gây viêm mào tinh hoàn. Bất cứ sự viêm nhiễm nào ở đường tiết niệu cũng đều kích ứng bàng quang và gây đau.
  4. 4
    Nhận biết tình trạng tiết dịch ở niệu đạo. Đôi khi có một chất dịch trong, màu vàng hoặc trắng xuất hiện tại đầu dương vật khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm. Triệu chứng này thường gặp hơn trong trường hợp viêm mào tinh hoàn do bệnh lây qua đường tình dục.[8]
    • Đừng lo lắng. Cho dù là bệnh lây qua đường tình dục thì bạn vẫn có thể dễ dàng chữa khỏi.
  5. 5
    Đo thân nhiệt để biết bạn có sốt không. Khi tình trạng viêm nhiễm lan rộng ra toàn cơ thể, sốt có thể xảy ra do cơ chế phòng vệ. Cảm giác ớn lạnh cũng có thể đi kèm với cơn sốt.[9]
    • Sốt là một phản ứng của cơ thể để chống lại tình trạng nhiễm trùng. Thân nhiệt cao trên 38°C là dấu hiệu cho biết bạn cần đến gặp bác sĩ.
  6. 6
    Theo dõi khoảng thời gian kể từ khi các triệu chứng xuất hiện. Viêm mào tinh hoàn cấp thường có các triệu chứng không lâu hơn 6 tuần. Các triệu chứng kéo dài trên 6 tuần là biểu hiện của bệnh viêm mào tinh hoàn mãn tính. Hãy cho bác sĩ biết các triệu chứng đã xuất hiện được bao lâu, vì đây có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp điều trị.[10]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Đánh giá các yếu tố nguy cơ

  1. 1
    Nhớ lại xem gần đây bạn có quan hệ tình dục mà không áp dụng các biện pháp an toàn không. Viêm mào tinh hoàn có thể có nguyên nhân từ một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, do đó việc quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là với nhiều bạn tình, sẽ đặt bạn vào nguy cơ này. Nếu gần đây bạn có quan hệ tình dục không an toàn và có các triệu chứng trên thì có thể là bạn đã bị viêm mào tinh hoàn.[11]
    • Dùng bao cao su latex hoặc nitrile mỗi lần quan hệ tình dục, ngay cả khi bạn không giao hợp qua âm đạo. Bạn luôn phải đảm bảo an toàn, dù là quan hệ qua âm đạo, miệng hay hậu môn.
    • Viêm mào tinh hoàn thường là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm bệnh chlamydia, bệnh lậu và một số vi khuẩn lây lan qua hậu môn.
  2. 2
    Xem lại tiền sử bệnh gần đây của bạn, bao gồm các cuộc phẫu thuật và đặt ống thông tiểu. Việc sử dụng ống thông tiểu thường xuyên có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm mào tinh hoàn, do đó hãy hỏi bác sĩ nếu bạn nghĩ đó là nguyên nhân gây ra vấn đề.[12]
    • Bệnh phì đại tuyến tiền liệt, các bệnh nhiễm nấm và thuốc chống loạn nhịp tim amiodarone cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
    • Viêm mào tinh hoàn mãn tính thường có liên quan đến các phản ứng u hạt, chẳng hạn như ở bệnh lao.
  3. 3
    Xem xét các chấn thương ở chỗ đau xảy ra gần đây. Mặc dù không phổ biến, nhưng các chấn thương vùng háng như khi bị đá hoặc thúc đầu gối vào chỗ hiểm có thể dẫn đến tình trạng này. Nếu gần đây bạn bị chấn thương vùng dưới và xuất hiện các triệu chứng, có thể là bạn bị viêm mào tinh hoàn.[13]
  4. 4
    Lưu ý rằng có trường hợp viêm mào tinh hoàn không rõ nguyên nhân. Mặc dù có các nguyên nhân khác hiếm gặp hơn như bệnh lao và quai bị, cũng có khi bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn. Đôi khi bệnh xuất hiện mà dường như không do nguyên nhân nào.[14]
    • Dù trường hợp của bạn có xác định được nguyên nhân hay không, bác sĩ cũng sẽ không phán xét bạn. Công việc của họ là giúp bạn điều trị bệnh.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Đi khám bệnh

  1. 1
    Đến gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng. Dù có bị viêm mào tinh hoàn hay không, bạn vẫn cần phải đi khám khi bị đau tinh hoàn, sưng, đỏ hoặc khó chịu, hoặc có vấn đề khi đi tiểu.[15]
    • Thu xếp lấy cuộc hẹn với bác sĩ ngay khi các triệu chứng xuất hiện.
    • Chuẩn bị kể cho bác sĩ biết về tiền sử gần đây của bạn, bao gồm cả quan hệ tình dục. Hãy trung thực, vì đó là cách duy nhất để giúp bác sĩ tìm phương pháp điều trị phù hợp cho bạn. Họ đã từng gặp không ít càc trường hợp như bạn.
  2. 2
    Chuẩn bị cho việc thăm khám. Bác sĩ sẽ cần kiểm tra vùng kín của bạn và sờ vào tinh hoàn bị đau. Mặc dù bạn có thể hơi ngượng, nhưng điều này là cần thiết cho việc chẩn đoán. Nếu bạn có cảm giác căng thẳng thì cũng là bình thường. Tinh huống này cũng xảy ra ở nhiều người chứ không chỉ mình bạn. [16]
    • Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ đau ở vùng thắt lưng của bạn để tìm xem có tình trạng nhiễm trùng ở thận hoặc bàng quang có thể góp phần gây viêm mào tinh hoàn không. Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm tìm các bệnh lây qua đường tình dục.
    • Bác sĩ cũng có thể khám trực tràng để kiểm tra tuyến tiền liệt.
  3. 3
    Chuẩn bị làm xét nghiệm tìm các bệnh lây qua đường tình dục. Vì tình trạng viêm nhiễm này có thể do một bệnh lây qua đường tình dục gây ra, bác sĩ có thể sẽ làm các xét nghiệm tìm các bệnh này. Thông thường, bạn sẽ cần cung cấp mẫu nước tiểu, và bác sĩ có thể lấy mẫu dịch bên trong dương vật của bạn.[17]
    • Mặc dù có thể khó chịu, nhưng các xét nghiệm này thường không gây đau.
  4. 4
    Sẵn sàng cho xét nghiệm máu. Bác sĩ thường sẽ xét nghiệm máu, bao gồm xét nghiệm protein phản ứng C hoặc xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu vì các xét nghiệm này có thể được sử dụng để phát hiện mọi bất thường có thể gây viêm nhiễm. Xét nghiệm máu cũng giúp bác sĩ xác định các chủng vi khuẩn trong máu.[18]
  5. 5
    Hỏi bác sĩ về siêu âm chẩn đoán. Phương pháp siêu âm có thể giúp bác sĩ xác định liệu vấn đề ở bạn là viêm mào tinh hoàn hay là xoắn thừng tinh. Hai trường hợp này có thể khó phân biệt ở nam giới còn trẻ, và kỹ thuật siêu âm có thể giúp ích.[19]
    • Bác sĩ sẽ quét đầu dò trên vùng bị đau để thực hiện kỹ thuật siêu âm Doppler. Nếu dòng chuyển động của máu đến vùng tổn thương ở mức thấp thì đó là dấu hiệu của xoắn thừng tinh; nếu ở mức cao, có thể đây là trường hợp viêm mào tinh hoàn.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Điều trị bệnh

  1. 1
    Nhận toa thuốc kháng sinh. Bệnh viêm mào tinh hoàn sẽ được điều trị dựa trên nguyên nhân gây viêm. Hầu hết các trường hợp là do nhiễm trùng, vì vậy bác sĩ thường sẽ kê toa thuốc kháng sinh. Loại kháng sinh được sử dụng sẽ dựa vào việc viêm mào tinh hoàn có phải là do bệnh lây qua đường tình dục hay không. Trong trường hợp này, bạn tình của bạn có thể cũng phải đi khám để nhận toa thuốc kháng sinh.[20]
    • Với bệnh lậu hoặc chlamydia, bác sĩ thường sẽ chỉ định tiêm một liều thuốc kháng sinh ceftriaxone (250 mg), tiếp theo là một đợt thuốc doxycycline 100 mg uống 2 lần/ngày trong 10 ngày.
    • Trong một số trường hợp, doxycycline có thể được thay thế bằng levofloxacin 500 mg mỗi ngày 1 viên trong 10 ngày hoặc ofloxacin 300 mg 2 lần/ngày trong 10 ngày.
    • Nếu nguyên nhân là do bệnh lây qua đường tình dục, bạn sẽ phải tránh quan hệ tình dục cho đến khi cả bạn và bạn tình hoàn thành liệu trình kháng sinh.
    • Nếu nguyên nhân không phải do bệnh lây qua đường tình dục, có thể bạn chỉ được kê toa thuốc uống levofloxacin hoặc ofloxacin mà không cần tiêm ceftriaxone.
  2. 2
    Uống thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen. Các thuốc này có thể được dùng để giảm đau và viêm. Loại thuốc này khá tiện lợi vì có lẽ trong nhà bạn cũng có sẵn và nó tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên tự dùng thuốc giảm đau như ibuprofen quá 10 ngày; hãy hỏi lại bác sĩ nếu đã quá 10 ngày mà bạn vẫn còn đau.[21]
    • Uống 200 mg ibuprofen cách 4-6 giờ một lần để giảm đau và viêm. Bạn có thể tăng liều lên 400 mg nếu cần.
  3. 3
    Nằm xuống nghỉ và nâng cao vùng bìu. Việc nằm nghỉ trên giường vài ngày sẽ giúp bạn đối phó với cơn đau. Khi bạn nằm trên giường, vùng háng sẽ bớt chịu áp lực hơn, nhờ đó cũng bớt đau. Nâng cao tinh hoàn để kiểm soát các triệu chứng.[22]
    • Khi nằm hoặc ngồi, bạn hãy đặt một chiếc khăn tắm hoặc áo thun cuộn lại bên dưới bìu cho bớt khó chịu.
  4. 4
    Chườm lạnh lên chỗ đau. Liệu pháp chườm lạnh sẽ giúp bạn giảm viêm nhờ tác dụng giảm lưu lượng máu. Bạn chỉ cần bọc túi đá trong khăn và chườm lên bìu. Để như vậy khoảng 30 phút; nhớ đừng chườm lâu hơn để tránh tổn thương da.[23]
    • Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên da. Làm vậy bạn có thể làm tổn thương da, đặc biệt là ở khu vực nhạy cảm.
  5. 5
    Tắm ngồi để làm dịu đau. Tích nước ấm vào bồn tắm cao đến khoảng 30 cm và ngồi vào ngâm khoảng 30 phút. Nước ấm sẽ tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ cơ thể chống nhiễm trùng. Bạn có thể tắm ngồi nhiều lần tuỳ theo nhu cầu.[24]
    • Liệu pháp này đặc biệt hiệu quả trong trường hợp viêm mào tinh hoàn mãn tính.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Mặc trang phục lót nâng đỡ. Quần nịt thể thao có tác dụng hỗ trợ nâng đỡ bìu và giảm đau. Quần lót kiểu quần đùi thường kém khả năng hỗ trợ hơn kiểu tam giác.

Cảnh báo

  • Cố gắng kiêng quan hệ tình dục. Tránh giao hợp khi các triệu chứng vẫn còn, vì hoạt động này sẽ tăng áp lực lên vùng bị đau và càng khiến bạn khó chịu hơn. Ngoài ra, bạn vẫn có khả năng lây nhiễm ít nhất là 1 tuần sau khi bắt đầu điều trị nếu bạn bị bệnh lây qua đường tình dục.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Bẻ Đốt sống Lưng
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 1.890 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 1.890 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo