Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bạn có một vết cắt và trông nó có vẻ khá sâu. Đôi khi rất khó để có thể nhận biết một vết thương hở có cần thiết phải được khâu lại nhằm giúp nó hồi phục nhanh và không để lại sẹo hay không. Nếu bạn muốn chắc chắn về tình trạng vết thương của mình và tiết kiệm một chuyến đi đến bệnh viện không cần thiết, đây là một số lời khuyên và phương pháp hữu ích bạn có thể áp dụng để biết khi nào một vết thương hở thực sự cần phải được chăm sóc ý tế một cách nghiêm túc.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Lí do Đến Bác sĩ Ngay lập tức

  1. 1
    Cố gắng cầm máu nhanh nhất có thể. Nâng phần cơ thể bị thương lên cao hơn tim, điều này sẽ giúp giảm bớt chảy máu. Dùng vải sạch hoặc khăn giấy ẩm, đặt lên vết thương hở và giữ chặt khoảng 5 phút.[1] Sau đó mở tấm vải hoặc khăn giấy ẩm ra kiểm tra xem máu còn chảy hay không.
    • Nếu vết thương chảy máu quá nhiều, dừng ngay mọi việc và hãy đến bệnh viện ngay lập tức.[2]
    • Nếu không thể cầm được máu, hoặc máu liên tục phun ra từ vết thương, hãy gọi cấp cứu ngay vì lúc đó tính mạng có thể sẽ gặp nguy hiểm.
  2. 2
    Kiểm tra xem có bất kỳ vật thể nào trong vết cắt hay không. Nếu có vật thể lạ trong vết thương thì việc đến gặp bác sĩ nhanh nhất có thể là rất quan trọng. [3] Vật thể đó có thể gây nhiễm trùng nên cần phải đánh giá làm thế nào để lấy nó ra một cách an toàn cũng như việc cần thiết để khâu vết thương lại.
    • Đừng cố tự lấy vật thể đó ra. Đôi khi những vật đó giúp ngăn vết thương khỏi chảy máu quá nhiều. Nếu có bất kỳ vật gì kẹt trong vết thương, bạn nên đến gặp bác sĩ để cấp cứu ngay.[4]
  3. 3
    Đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu vết thương là do người hay động vật cắn. Những vết thương như vậy đặt ra một nguy cơ cao hơn về sự nhiễm trùng, bạn có thể cần tiêm vắc-xin và nhận kháng sinh để phòng ngừa, vì vậy bất kể là vết thương có cần được khâu lại hay không thì bạn vẫn cần phải tìm đến giúp đỡ y tế chuyên nghiệp.[5]
  4. 4
    Xem xét khu vực của vết thương. Nếu vết thương nằm ở trên mặt, tay, miệng, hoặc vùng kín thì bạn có thể cần khâu vết thương vì lí do thẩm mỹ và hồi phục đúng cách.[6]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Nhận biết Vết thương Cần Khâu

  1. 1
    Hiểu được tầm quan trọng của việc khâu vết cắt. Việc khâu vết thương có rất nhiều tác dụng:[7]
    • Đóng miệng của vết thương khi nó quá rộng để tự hồi phục. Dùng mũi khâu để giữ miệng của vết thương sát lại với nhau có thể giúp đẩy nhanh quá trình liền da.
    • Ngăn chặn sự nhiễm trùng. Nếu bạn bị một vết thương lớn và hở rộng (nơi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bạn) thì việc đóng miệng vết thương bằng chỉ khâu có thể giúp giảm tới mức thấp nhất nguy cơ nhiễm trùng.
    • Ngăn chặn hoặc giảm sẹo sau khi vết thương lành. Điều này thật sự rất quan trọng nếu vết cắt nằm ở khu vực quyết định tính thẩm mĩ cao như trên mặt.
  2. 2
    Xem xét độ sâu của vết thương. Nếu nó sâu hơn nửa cm thì nên được khâu lại. Nếu nó sâu đến mức bạn có thể thấy mô mỡ màu vàng hay thậm chí là xương, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được xử lý.[8]
  3. 3
    Đánh giá độ rộng của vết thương. Miệng của vết cắt có khép lại với nhau hay nó cần được kéo lại để các mô bị cắt tiếp xúc với nhau? Nếu nó cần được kéo lại để che phủ khoảng cách giữa các mô bị cắt, thì đó chính là dấu hiệu cho bạn biết rằng cần phải khâu vết thương lại. Những mũi khâu kéo hai bên miệng của vết cắt gần lại đủ để chúng có thể chạm vào nhau giúp đẩy nhanh thời gian phục hồi.[9]
  4. 4
    Nhìn vào vị trí của vết thương. Nếu vết thương hở nằm ở những vùng đặc biệt trên cơ thể nơi thường xuyên hoạt động, nó sẽ cần được khâu lại để ngăn chặn việc vết thương tái phát bởi sự vận động và kéo căng của da. Ví dụ, một vết thương hở trên đầu gối hoặc trên ngón tay (đặc biệt là những nơi có khớp nối) có thể cần khâu lại trong khi một vết thương hở trên bắp chân thì lại không thực sự cần thiết phải khâu.[10]
  5. 5
    Hỏi bác sĩ về tiêm phòng uốn ván. Tiêm phòng uốn ván tác dụng trong 10 năm và sau đó bạn phải đi tiêm ngừa một lần nữa. Nếu bạn bị một vết thương hở và đã quá 10 năm kể từ khi bạn tiêm phòng uốn ván, hãy đến bệnh viện kiểm tra.[11]
    • Tại bệnh viện, bác sĩ co thể đánh giá vết cắt của bạn cũng như xem xét liệu nó có cần được khâu lại hay không.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu bạn vẫn không chắc chắn rằng vết thương có cần được bác sĩ xem xét và khâu lại hay không, cách an toàn nhất là bạn nên đến bệnh viện.
  • Nếu bạn không muốn bị sẹo, hãy khâu vết thương vì điều này có thể hạn chế việc để lại sẹo và giúp nó chóng lành.

Cảnh báo

  • Tiêm vắc xin và tiêm phòng đúng hẹn để ngăn chặn nhiễm trùng và bệnh tật.
  • Đến bệnh viện nếu gặp phải trường hợp không thể kiểm soát, chảy máy không ngừng hoặc vết thương có độc.

Bài viết wikiHow có liên quan

Lấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân
Xử lý khi bị nhím biển đâmXử lý khi bị nhím biển đâm
Sử dụng túi chườm nước nóng
Xử lý khi cắn phải lưỡiXử lý khi cắn phải lưỡi
Lấy dị vật ra khỏi taiLấy dị vật ra khỏi tai
Lấy dằm dưới móngLấy dằm dưới móng
Quấn băng ngón tay cái
Sống sót qua thảm họa tận thếSống sót qua thảm họa tận thế
Loại bỏ dằm đâm sâu trong daLoại bỏ dằm đâm sâu trong da
Nhanh chóng Hết Buồn NônNhanh chóng Hết Buồn Nôn
Chữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tayChữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tay
Xử lý khi bị Cá đuối ChíchXử lý khi bị Cá đuối Chích
Lấy Gai xương rồng Ra khỏi DaLấy Gai xương rồng Ra khỏi Da
Chăm sóc vết dao đâm
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Jonas DeMuro, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ phẫu thuật hồi sức cấp cứu
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jonas DeMuro, MD. Tiến sĩ DeMuro là bác sĩ phẫu thuật chăm sóc sức khỏe trẻ em được cấp bằng hành nghề tại New York. Ông đã nhận bằng MD của Trường Y khoa Đại học Stony Brook vào năm 1996. Ông đã hoàn thành chương trình nghiên cứu về Chăm sóc khẩn cấp trong phẫu thuật tại Hệ thống Y tế Do Thái North Shore-Long Island và từng là thành viên của Trường Đại học Phẫu thuật Hoa Kỳ (ACS). Bài viết này đã được xem 43.460 lần.
Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu
Trang này đã được đọc 43.460 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo