Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Hiện tượng dị ứng với rượu mạnh không hiếm gặp và thường là do dị ứng với một thành phần có trong rượu mạnh, nhưng nguyên nhân có thể là không dung nạp cồn do sự tích tụ acetaldehyde. Các triệu chứng có thể cực kỳ khó chịu và dữ dội trong một số trường hợp. Nếu bạn nghi ngờ mình không dung nạp cồn, hãy chú ý các triệu chứng bên ngoài cũng như các dấu hiệu bên trong và vấn đề về tiêu hoá, sau đó đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm chẩn đoán. Điều quan trọng là phải phân biệt giữa hiện tượng không dung nạp cồn và dị ứng, vì việc tiêu thụ các hoá chất mà cơ thể không có khả năng chuyển hoá có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Hãy gọi dịch vụ cấp cứu ngay lập tức nếu bạn có biểu hiện dị ứng nặng, chẳng hạn như khó thở.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Xem xét các triệu chứng bên ngoài

  1. 1
    Quan sát hiện tượng đỏ bừng trên mặt, cổ, ngực hoặc cánh tay. Đỏ mặt là một trong các dấu hiệu không dung nạp cồn thường gặp nhất. Hiện tượng này cũng rất phổ biến ở người châu Á nên thường được gọi là “Asian flush”. Người có hội chứng này ban đầu sẽ cảm thấy nóng hoặc cảm giác châm chích trước khi mặt đỏ lên, một số người còn đỏ cả mắt. Các triệu chứng có thể xuất hiện cả khi bạn chỉ uống có một cốc bia hoặc rượu vang, và bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy mặt và cổ đỏ lên.[1]
    • Phản ứng này là do sự biến đổi của một enzyme có tên gọi acetaldehyde dehydrogenase, vốn có vai trò giúp chuyển hoá cồn.[2]
    • Những người có hội chứng đỏ mặt khi uống rượu có nguy cơ mắc ung thư cao hơn. Có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là giúp trị chứng đỏ mặt khi uống rượu bia, chẳng hạn như Pepcid, nhưng các sản phẩm này không bảo vệ được cơ thể khỏi các tác động lâu dài của cồn. Tốt nhất là bạn chỉ nên uống ít hơn 6 cốc rượu mỗi tuần nếu bạn có các triệu chứng này.
    • Đỏ mặt cũng có thể do sự kết hợp của cồn với một loại thuốc mà bạn đang uống.
  2. 2
    Để ý đến tình trạng sưng xung quanh mặt và mắt. Một triệu chứng có thể đi kèm với đỏ mặt là sưng xung quanh những vùng da đỏ. Khu vực quanh mắt, má và miệng có thể sưng rõ rệt sau khi uống rượu. Đây là một dấu hiệu khác của không dung nạp cồn.[3]
  3. 3
    Nhận biết hiện tượng nổi mề đay. Các vết sưng đỏ, ngứa, còn gọi là mề đay, là một triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng. Các vết sưng này màu đỏ nhạt và có thể rát hoặc xót. Mề đay có thể nổi ở khắp nơi trên cơ thể, nhưng thường xuất hiện trên mặt, cổ hoặc tai. Các mảng mề đay thường tự khỏi, nhưng có thể tồn tại đến một tiếng, thậm chí vài ngày trên da.[4]
    • Sự xuất hiện của mề đay thường có nghĩa là bạn dị ứng với các thành phần có trong rượu. Hãy ngay lập tức ngừng uống rượu, thay vào đó là uống nước.
    • Nếu bị nổi mề đay, bạn có thể chườm mát hoặc khăn ướt lên vùng da nổi mề đay để giảm ngứa hoặc rát.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Xem xét các vấn đề bên trong hoặc vấn đề về tiêu hoá

  1. 1
    Lưu ý cảm giác buồn nôn và nôn. Cảm giác buồn nôn, thậm chí nôn khi uống nhiều rượu là bình thường. Tuy nhiên, nếu bị dị ứng hoặc không dung nạp cồn, bạn có thể buồn nôn dù chỉ uống 1-2 cốc. Triệu chứng nôn và buồn nôn do không dung nạp cồn cũng có thể đi kèm với đau bụng.[5]
  2. 2
    Chú ý tình trạng tiêu chảy sau khi uống rượu. Tiêu chảy gây khó chịu với biểu hiện đi tiêu phân lỏng và toàn nước. Tiêu chảy thường kèm theo các triệu chứng khác như đầy bụng, đau bụng và buồn nôn. Nếu bị tiêu chảy sau khi uống rượu, bạn phải ngừng uống ngay vì đây là một dấu hiệu của dị ứng rượu hoặc không dung nạp rượu.[6]
    • Uống nhiều chất lỏng (tốt nhất là nước) nếu bị tiêu chảy. Bạn rất dễ bị mất nước nếu tiêu chảy nhiều lần trong ngày mà không uống đủ nước.
    • Đến gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng kèm với tiêu chảy, chẳng hạn như có máu trong phân, sốt cao và kéo dài hơn 24 tiếng, hoặc đau bụng dữ dội.
  3. 3
    Chú ý hiện tượng đau đầu hoặc đau nửa đầu sau khi uống rượu bia 1-2 tiếng. Trường hợp không dung nạp rượu nghiêm trọng có thể xuất hiện triệu chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu. Đau nửa đầu có biểu hiện đau như búa bổ, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với ánh sáng. Tình trạng này thường xảy ra sau khi uống rượu 1-2 tiếng và có thể kéo dài đến nhiều giờ.[7]
  4. 4
    Nhận biết dấu hiệu nghẹt mũi và các triệu chứng dị ứng khác. Rượu vang, rượu sâm banh và bia có chứa histamine, cũng là các hoá chất do hệ miễn dịch giải phóng ra để giúp cơ thể loại bỏ các chất gây dị ứng. Khi một chất gây dị ứng xâm nhập vào cơ thể, histamine sẽ được giải phóng và gây nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mắt và chảy nước mắt. Những người không dung nạp cồn có thể đặc biệt mẫn cảm với rượu vang đỏ và các thức uống chứa cồn khác có hàm lượng histamine cao.[8]
    • Rượu vang và bia cũng chứa sulfite, một hợp chất cũng có thể gây ra các triệu chứng dị ứng.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Xét nghiệm chẩn đoán

  1. 1
    Trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng. Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng hoặc không dung nạp cồn, điều quan trọng là phải ngừng uống rượu và đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử gia đình, các triệu chứng của bạn và khám lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số xét nghiệm chẩn đoán khác để xác định chứng dị ứng hoặc nguyên nhân tiềm ẩn của tình trạng không dung nạp cồn ở bạn.[9]

    Lời khuyên: Nhớ rằng cách duy nhất để phòng tránh không dung nạp cồn là tuyệt đối không uống bia rượu.

  2. 2
    Làm xét nghiệm lẩy da (skin prick test) để chẩn đoán nhanh. Xét nghiệm dị ứng thức ăn phổ biến nhất là xét nghiệm lẩy da. Với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ nhỏ các giọt dung dịch chứa các dị ứng nguyên thực phẩm khác nhau lên da, sau đó dùng kim châm để đưa dung dịch vào ngay dưới bề mặt da. Nếu có vết sưng to màu trắng xuất hiện trên da với màu đỏ xung quanh, rất có khả năng là bạn bị dị ứng với thức ăn được xét nghiệm.[10]
    • Hãy yêu cầu được xét nghiệm các thực phẩm thường có trong rượu, chẳng hạn như nho, gluten, hải sản và ngũ cốc.
    • Kết quả xét nghiệm thường sẽ có trong vòng 30 phút.
  3. 3
    Xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu có thể đo được phản ứng của hệ miễn dịch với một số thực phẩm bằng cách tìm trong máu xem có các kháng thể đối với một chất nào đó hay không. Bác sĩ sẽ gửi mẫu máu đến phòng thí nghiệm, nơi mà các thực phẩm khác nhau sẽ được xét nghiệm.[11]
    • Xét nghiệm này có thể mất 2 tuần mới có kết quả.
  4. 4
    Thận trọng với rượu bia nếu bạn có bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng. Chỉ có một vài nghiên cứu khoa học về sự liên quan giữa bệnh hen suyễn và không dung nạp rượu, nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng rượu đôi khi gây ra các triệu chứng hen suyễn ở những người mắc bệnh này. Các thức uống có cồn phổ biến nhất có thể làm trầm trọng các triệu chứng hen suyễn bao gồm rượu sâm banh, bia, rượu vang trắng, rượu vang đỏ, rượu vang cường hoá (như sherry và port) và rượu mạnh (whiskey, brandy, và vodka). Các thức uống có cồn cũng ảnh hưởng đến người mắc chứng viêm mũi dị ứng, vì nó có chứa histamine với hàm lượng khác nhau khiến các triệu chứng trầm trọng hơn.[12]
    • Nếu bạn mắc bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng và nghi ngờ mình không dung nạp rượu, hãy tránh xa rượu vang đỏ, loại rượu có hàm lượng histamine cao.[13]
  5. 5
    Tránh các thức uống có cồn nếu bạn bị dị ứng với ngũ cốc hoặc các thức ăn khác. Các thức uống có cồn chứa nhiều nguyên liệu khác nhau. Nếu bạn dị ứng với các thực phẩm là nguyên liệu phổ biến, bạn cũng có thể bị dị ứng khi uống những thức uống đó. Rượu vang đỏ là thức uống có cồn phổ biến nhất gây dị ứng. Bia và rượu whiskey cũng thường gây dị ứng vì chúng có 4 dị nguyên phổ biến: men, lúa mạch, lúa mì và cây hoa bia. Một số dị nguyên thực phẩm thường có trong rượu có thể góp phần gây dị ứng bao gồm:[14]
    • Nho
    • Gluten
    • Protein trong hải sản
    • Lúa mạch đen
    • Protein trong trứng
    • Sulfite
    • Histamine
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Lời khuyên của bài viết này dành cho người đủ tuổi uống rượu hợp pháp.
  • Bạn có thể không cần đến bác sĩ khi có các triệu chứng nhẹ của tình trạng không dung nạp rượu. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng nặng như khó thở, chóng mặt hoặc choáng ngất hoặc tăng nhịp tim, hãy gọi dịch vụ cấp cứu ngay lập tức. Đây có thể là các triệu chứng của trường hợp dị ứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Bẻ Đốt sống Lưng
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Erik Kramer, DO, MPH
Cùng viết bởi:
Bác sĩ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Erik Kramer, DO, MPH. Bác sĩ Kramer là bác sĩ chăm sóc chính của Đại học Colorado, chuyên về kiểm soát cân nặng, bệnh tiểu đường và nội khoa. Ông đã nhận bằng DO của Đại học Y xương khớp Đại học Touro năm 2012. Bài viết này đã được xem 14.771 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 14.771 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo