Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Chú tâm đến sức khỏe của chuột hamster là một phần quan trọng của việc trở thành người chủ có trách nhiệm với thú cưng của mình. Hamster sống trung bình từ hai đến ba năm. Khi hamster già yếu, bạn sẽ không thể làm gì được để cứu nó cả. Tuy nhiên, hamster cũng dễ mắc phải một số bệnh nghiêm trọng có thể chữa khỏi. Bạn nên đưa chuột hamster đến bác sĩ thú y nếu nghi ngờ chúng nhiễm bệnh. Bác sĩ thú y sẽ cho bạn biết chính xác điều gì đang xảy ra với sức khỏe của hamster.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Quan sát hành vi của hamster

Tải về bản PDF
  1. 1
    Dành thời gian với chuột hamster mỗi ngày. Việc dành thời gian với chuột hamster mỗi ngày là rất quan trọng để có thể hiểu được hành vi bình thường của chúng. Những thay đổi trong hành vi của hamster là dấu hiệu quan trọng cho thấy chuột đang bị bệnh. Nếu bạn không chơi với hamster thường xuyên, sẽ thật khó để nhận ra những thay đổi quan trọng trong hành vi của hamster.[1]
    • Hình thành một thói quen sao cho bạn có thể chơi với hamster ở cùng một thời điểm trong ngày. Điều này sẽ giúp bạn quen với những hoạt động của hamster trong cùng khoảng thời gian mỗi ngày.
  2. 2
    Quan sát thói quen ăn uống của chuột hamster. Một con hamster khỏe mạnh sẽ ăn suốt cả ngày. Mặc dù hamster thường ngủ vào ban ngày, nhưng chúng sẽ thường xuyên thức dậy để ăn.[2]
    • Chú ý quan sát khi hamster đang ăn và lượng thức ăn mà nó tiêu thụ.
    • Nếu chuột hamster ăn ít, nhưng vẫn ăn, hãy theo dõi sát sao việc ăn uống của nó trong một hoặc hai ngày tiếp theo.
    • Nếu hamster ngừng ăn hoàn toàn, bạn nên đưa chuột đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
  3. 3
    Quan sát hoạt động của hamster. Chuột hamster thường rất năng động, đặc biệt là vào ban đêm. Hamster có thể sẽ ngủ nhiều vào ban ngày, vì vậy đừng lo lắng nếu chuột cưng của bạn ngủ nhiều khi mặt trời mọc. Nếu hamster có vẻ như lúc nào cũng lờ đờ và không muốn vui chơi, có thể là chúng bị bệnh.
    • Nếu hamster trở nên ít năng động và vui đùa so với trước đây, hãy chú ý trong vài ngày tới.
    • Nếu tần suất hoạt động của hamster không trở lại bình thường, hãy đưa chuột cưng của bạn đến bác sĩ thú y.
    • Hamster có tập tính ngủ đông khi thời tiết chuyển lạnh trong thời gian dài. Nếu bạn nghĩ rằng hamster đang ngủ đông, thể hiện qua giấc ngủ sâu và hơi thở nông, hãy làm ấm chỗ ở của hamster và đảm bảo có sẵn thức ăn và nước uống cho hamster khi nó thức dậy.[3]
  4. 4
    Kiểm tra bệnh tiêu chảy. "Đuôi ướt" và kèm theo tiêu chảy là một căn bệnh phổ biến ở chuột hamster. Nó có thể là dấu hiệu của chứng nhiễm trùng nặng.[4]
    • Kiểm tra vùng đuôi chuột hamster để tìm dấu hiệu ẩm ướt, giống như chất nhầy.
    • Nếu hamster bị tiêu chảy, đồng thời có những thay đổi về tần suất ăn uống và hoạt động, đó có thể là bệnh đuôi ướt. Bệnh đuôi ướt có thể gây tử vong trong vòng 48 giờ, do đó bạn cần phải bắt tay vào hành động ngay lập tức và đến gặp bác sĩ thú y.
    • Nếu phát hiện ra bệnh đuôi ướt, bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc trị tiêu chảy hoặc truyền dịch.[5]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Quan sát vẻ ngoài của hamster

Tải về bản PDF
  1. 1
    Quan sát làn da của chuột hamster. Những biến đổi trên da của hamster có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe. Cụ thể, bạn hãy tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng, như nổi mẩn đỏ, sưng tấy và áp xe.
    • Da đỏ, đóng vảy có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng hoặc các bệnh ngoài da khác.
    • Kiểm tra tình trạng mất nước bằng cách kéo phần da lỏng (phần gáy) qua vai của chuột hamster. Nếu bạn buông ra mà phần da đó trở về vị trí ban đầu thì điều này là bình thường. Nếu hamster bị mất nước, da sẽ trở nên nhăn nheo hoặc giữ nguyên vị trí. Đây là một dấu hiệu nghiêm trọng và bạn nên cho hamster gặp bác sĩ thú y để kiểm tra.
    • Hamster sẽ cào gãi nhiều hơn khi có vấn đề về da. Điều này có thể cho bạn biết chuột đang mắc phải một căn bệnh. Tuy nhiên, hamster cũng có thể bị nhiễm trùng nếu nó cứ liên tục chọc vào da.[6]
  2. 2
    Quan sát bộ lông của chuột hamster. Thông thường, lông của chuột hamster sẽ dày dặn và sáng bóng. Khi hamster già đi, lông của chúng sẽ thưa dần. Đây là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu hamster đột ngột bị rụng lông, có thể nó đã bị bệnh.
    • Lông bị ướt, xù lên quanh bụng và đuôi có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng.[7]
  3. 3
    Quan sát khuôn mặt, miệng và mắt của hamster. Cụ thể, hãy tìm các triệu chứng sổ mũi, mắt đỏ hoặc viêm và hai má sưng phù.
    • Chuột hamster thường bị sổ mũi khi bị bệnh và rất dễ bị cảm lạnh. Đây thường không phải là những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, tuy nhiên nếu tình trạng bệnh kéo dài, hãy gặp bác sĩ thú y.
    • Chuột hamster có túi má để trữ thức ăn. Nếu nhận thấy hai túi má luôn trong tình trạng đầy thức ăn trong một thời gian dài, có thể là chúng đã bị nhiễm bệnh.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu hamster bị bệnh, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng.
  • Khi nghi ngờ, hãy luôn đem hamster đến bác sĩ thú y
  • Khi đến bác sĩ thú y, hãy mang theo danh sách chi tiết các triệu chứng và hành vi mà bạn đã quan sát được. Điều này sẽ giúp bác sĩ thú y thu hẹp phạm vi bệnh có thể mắc phải của chuột.
  • Nếu mắt hamster bị đóng gỉ hoặc kèm nhèm, bạn nhớ gọi bác sĩ thú y ngay lập tức

Cảnh báo

  • Các bác sĩ thú y có thể không giúp được gì cho hamster của bạn.

Bài viết wikiHow có liên quan

Nhận biết Rùa Đực và Rùa CáiNhận biết Rùa Đực và Rùa Cái
Chăm sóc chuột conChăm sóc chuột con
Xử lý khi chuột hamster không cử độngXử lý khi chuột hamster không cử động
Nuôi ThỏNuôi Thỏ
Điều trị gãy chân cho chuột HamsterĐiều trị gãy chân cho chuột Hamster
Nhận biết chuột hamster mang thaiNhận biết chuột hamster mang thai
Ẵm thỏẴm thỏ
Phân biệt giới tính chuột hamsterPhân biệt giới tính chuột hamster
Chăm sóc Cua ẩn sĩChăm sóc Cua ẩn sĩ
Xác định giới tính của chuột langXác định giới tính của chuột lang
Xác định giới tính cá BettaXác định giới tính cá Betta
Chơi với thằn lằn da báoChơi với thằn lằn da báo
Cho thỏ ăn đúng loại rauCho thỏ ăn đúng loại rau
Nuôi rùa nướcNuôi rùa nước
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Pippa Elliott, MRCVS
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y
Bài viết này đã được cùng viết bởi Pippa Elliott, MRCVS. Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thú y và điều trị bệnh cho thú cưng. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 với bằng bác sĩ phẫu thuật thú y. Cô đã làm việc tại một phòng khám thú y tại quê nhà hơn 20 năm. Bài viết này đã được xem 92.767 lần.
Chuyên mục: Thú cưng
Trang này đã được đọc 92.767 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo