Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bạn nhìn thấy chú cá của mình nổi lềnh bềnh trong bể hoặc nhảy ra khỏi bể. Có l̥ẽ phản ứng đầu tiên của bạn là đau buồn hoặc bắt đầu xử lý xác cá, tuy nhiên chú cá ấy có thể còn sống. Dù thế nào chăng nữa, hãy thực hiện các biện pháp để nhận biết bằng cách kiểm tra các dấu hiệu sống của cá, xử lý xác cá chết hoặc sắp chết và xem xét các vấn đề khác ở những chú cá trông như đã chết.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Kiểm tra các dấu hiệu sống của cá

  1. 1
    Dùng vợt vớt cá lên. Dò tìm dấu hiệu kháng cự khi chiếc vợt vây quanh cơ thể cá. Nếu chú cá của bạn chỉ đang ngủ, chúng sẽ thức dậy và cố gắng ngọ nguậy thoát khỏi lưới. Nếu cá bất động, có thể nó đã chết hoặc đang ốm nặng.
  2. 2
    Dò tìm hơi thở. Kiểm tra mang cá. Nếu chúng không chuyển động, nghĩa là cá ngừng thở. Cá betta (cá chọi) và cá sặc thường thở bằng miệng. Nếu chú cá của bạn thuộc chủng loại này, hãy quan sát chuyển động lên xuống trên cơ thể chúng.[1]
  3. 3
    Kiểm tra mắt cá. Nhìn vào hai mắt. Nếu mắt lõm vào trong, thì chú cá ấy đã chết hoặc sắp chết. Trường hợp con ngươi bị vẩn đục cũng là dấu hiệu chết chóc ở hầu hết các loài cá cảnh.[2]
    • Nếu chú cá của bạn là cá nóc, cá vược, cá dìa hoặc cá mũ làn, đôi khi mắt vẩn đục có thể là trạng thái bình thường. Tuy nhiên, bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y nếu tình trạng vẩn đục kéo dài trong nhiều ngày.[3]
  4. 4
    Kiểm tra vảy cá. Thực hiện động tác này nếu chú cá nhảy ra khỏi bể. Tìm kiếm các vết nứt da khi nhặt cá lên. Sờ vào thân cá xem liệu nó có bị khô lại hay không. Những dấu hiệu này chỉ xuất hiện ở những con cá đã chết.[4]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Xử lý cá sắp chết hoặc đã chết

  1. 1
    Dành thời gian bên chú cá sắp chết. Tìm những triệu chứng như không thể ăn hoặc chìm ngay sau khi bơi lên mặt nước. Sẽ khá buồn, tuy nhiên bạn nên đối xử với chú cá ấy như những con thú cưng khác. Ngồi bên bể cá, nói chuyện với cá, nếu đó là những điều bạn thường làm.
  2. 2
    "Giải thoát" cho một chú cá đang chịu đau đớn. Dầu đinh hương là loại thuốc an thần và là cách nhân đạo nhất để chấm dứt nỗi đau đớn cho một chú cá sắp chết. Bạn có thể mua được ở hầu hết các cửa hàng thuốc. Chỉ cần đặt chú cá sắp chết vào 1 lít nước. Thêm 400 mg dầu đinh hương vào nước. Trong vòng 10 phút, cá sẽ mất oxy và ra đi thanh thản.[5]
  3. 3
    Loại bỏ những xác cá chết ra khỏi bể, nếu có thể. Sử dụng vợt để vớt xác cá. Nếu bạn không tìm thấy xác, đừng lo lắng. Xác cá chết sẽ không gây hại cho những con cá khác và sẽ phân hủy theo tự nhiên.
    • Những loại bệnh tật và ký sinh trên cá cần có vật chủ sống. Nếu bạn nghĩ chú cá của mình bị bệnh mà chết, thì những con cá còn lại cũng có thể đã bị nhiễm bệnh. Hãy theo dõi các triệu chứng trên chúng. Nếu chúng không bị bệnh hoặc các triệu chứng bộc phát sau vài ngày, nghĩa là chúng đủ khỏe mạnh để chống lại dịch bệnh này.[6]
  4. 4
    Đừng xả cá xuống bồn cầu. Xác cá bị xả ra ngoài bản địa có thể gây hại cho những loài sinh vật biển. Vứt xác cá trong thùng rác hoặc chôn cất ngoài trời. Nếu cá có kích thước lớn, tốt nhất là bạn nên chôn chúng đi. Kiểm tra luật pháp tại địa phương để đảm bảo bạn được phép chôn cất một con cá cảnh.[7]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Xem xét các vấn đề khác

  1. 1
    Điều trị táo bón bằng đậu Hà Lan. Tình trạng táo bón sẽ khiến cá nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Đậu Hà Lan (hoặc bất kỳ loại nào) chứa đủ chất xơ giúp cá trở lại trạng thái bình thường. Nếu cá không đi tiêu trong vài ngày qua, hãy cho chúng ăn hai đến ba hạt đậu tươi hoặc đậu được rã đông mỗi ngày. Nghiền nát đậu hoặc bỏ những miếng nhỏ lắng xuống đáy hồ cá.[8]
    • Tránh dùng đậu đóng hộp, vì chúng có chứa natri và gia vị có thể làm tổn thương cá.
    • Làm mềm đậu. Bạn có thể làm mềm đậu bằng cách bỏ chúng vào nước lọc và đun sôi trên bếp khoảng một phút. Lấy đậu ra khỏi nồi và để nguội. Không nên sử dụng lò vi sóng, vì cách này có thể phá hủy các dưỡng chất thiết yếu.
    • Dùng tay bóc vỏ để loại bỏ chúng. Đảm bảo rửa sạch tay trước!
    • Cắt đậu thành miếng nhỏ. Đầu tiên, cắt thành hai nửa nếu chúng không tự tách ra khi bạn bóc vỏ. Sau đó, cắt thành bốn phần. Nếu chú cá của bạn có kích thước nhỏ, hãy cắt đậu thành những miếng nhỏ hơn nữa.
  2. 2
    Giảm lượng thức ăn khi cần thiết. Nếu cá không bị táo bón, chúng có thể đã ăn quá nhiều. Ăn quá nhiều có thể khiến dạ dày của cá phình to và khiến chúng nổi lềnh bềnh. Nếu gần đây cá đã đi vệ sịnh, đừng cho chúng ăn trong ba đến bốn ngày.[9]
  3. 3
    Nghiên cứu về cách ngủ của cá. Khi cá ngủ, chúng ngừng chuyển động. Ví dụ, cá betta và cá vàng ngủ bằng cách nằm ở dưới đáy bể. Tìm kiếm trên mạng và đọc sách về cách chăm sóc cá để biết về thói quen ngủ của cá.[10]
    • Tìm kiếm những thông tin này trên các trang web thú y hoặc tại phòng khám thú y ở địa phương. Đến các thư viện công cộng hoặc cửa hàng thú cưng để xem những quyển sách chứa nhiều thông tin hữu dụng. Nếu bạn có quyền truy cập vào nguồn cơ sở dữ liệu học thuật, hãy tìm kiếm các bài báo trên các tạp chí thú y.
    • Một số loài cá thích giả chết chỉ để thấy bạn phát hoảng. Bạn nhớ kiểm tra lại kỹ lưỡng.
  4. 4
    Tình trạng nước trong bể cá. Clo, chloramine và kim loại nặng trong nước máy có thể gây bệnh và giết chết cá. Thêm dung dịch khử nước vào bể cá, làm theo hướng dẫn trên bao bì. Bạn có thể mua dung dịch khử nước tại các cửa hàng vật nuôi ở địa phương.[11]
    • Kiểm tra nồng độ clo, chloramine và kim loại nặng trong nước bể trước khi thêm dung dịch khử nước vào. Bạn có thể mua bộ dụng cụ kiểm tra ở cửa hàng vật nuôi tại địa phương. Thực hiện theo chỉ dẫn trên bao bì để tránh chuẩn đoán kết quả thiếu chính xác.
    • Ngoài ra, bạn có thể mua nước cất từ cửa hàng tạp hóa ở địa phương và dùng trong bể cá thay cho nước máy.
  5. 5
    Kiểm tra nhiệt độ nước. Nếu bạn mới thay nước, bất kỳ sự thay đổi nhiệt độ đột ngột nào cũng có thể khiến cá bị sốc. Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế dùng cho bể cá. Nếu nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn phạm vi lý tưởng cho cá, hãy điều chỉnh bộ chỉnh nhiệt trên máy sưởi bể cá.[12]
    • Theo dõi cá để đảm bảo nó trở lại trạng thái bình thường sau khi đã ổn định nhiệt độ.
    • Về sau, hãy kiên trì thay nước từng ít một để tránh những thay đổi đột ngột về nhiệt độ hoặc pH.
    • Nếu bạn cần thay lượng nước lớn, hãy chuyển cá ra khỏi bể trước khi thay nước. Bỏ cá (và nước của chúng) vào một túi nhựa và sau đó thả túi này vào bể để cá thích nghi dần với nhiệt độ mới.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Đừng bỏ cá ra khỏi bể trừ khi bạn chắc chắn chúng đã chết. Hầu hết các loài vật đều không thể tồn tại trên cạn trong thời gian quá dài.

Bài viết wikiHow có liên quan

Phân biệt giữa cóc và ếchPhân biệt giữa cóc và ếch
Chữa bệnh bong bóng ở cáChữa bệnh bong bóng ở cá
Nuôi bọ ngựaNuôi bọ ngựa
Bắt dếBắt dế
Loại bỏ ếch nháiLoại bỏ ếch nhái
Nuôi nòng nọcNuôi nòng nọc
Nuôi dếNuôi dế
Xác định ong chúa trong đàn ong mậtXác định ong chúa trong đàn ong mật
Xác định Gà trống hay Gà máiXác định Gà trống hay Gà mái
Chăm sóc cá bảy màuChăm sóc cá bảy màu
Nhận biết cá mang thaiNhận biết cá mang thai
Cứu cá vàng sắp chếtCứu cá vàng sắp chết
Xác định kiến chúaXác định kiến chúa
Nhận biết cá betta mắc bệnhNhận biết cá betta mắc bệnh
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Lauren Baker, DVM, PhD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lauren Baker, DVM, PhD. Tiến sĩ Baker là bác sĩ thú y và nghiên cứu sinh Khoa học Y sinh So sánh. Bác sĩ Baker đã nhận bằng bác sĩ thú y của Đại học Wisconsin vào năm 2016 và tiếp tục theo đuổi bằng tiến sĩ với công việc trong Phòng thí nghiệm nghiên cứu chỉnh hình so sánh. Bài viết này đã được xem 19.936 lần.
Chuyên mục: Động vật
Trang này đã được đọc 19.936 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo