Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bọ chét là một loài ký sinh trùng phổ biến, thường gây ngứa ngáy và khó chịu cho chó. Bọ chét không chỉ phiền toái và khó trị mà còn là mối nguy hại cho chó nếu không được xử lý. Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể biết là chú chó của mình có bọ chét bằng cách quan sát hành vi của nó, kiểm tra bằng mắt khi chải lông cho chó và tìm các dấu hiệu của bọ chét hoặc phân bọ chét.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Kiểm tra chó để tìm bọ chét

  1. 1
    Chú ý nếu thấy chó hay gãi và nhay cắn. Các vết cắn của bọ chét gây ngứa khủng khiếp, vì vậy dấu hiệu đầu tiên cho thấy chú chó của bạn bị nhiễm bọ chét thường là gãi và nhay cắn nhiều hơn thường lệ.[1]
    • Các dấu hiệu khác cho thấy chó có bọ chét là hay lắc đầu, rụng lông, có vảy hoặc những chỗ nóng trên da.[2]
  2. 2
    Kiểm tra da chó để tìm các nốt đỏ và nhỏ li ti nổi lên. Các vết cắn của bọ chét thường nhỏ hơn vết cắn của các loài khác nên có thể khó phát hiện, vì vậy bạn cần xem xét kỹ.[3]
    • Một số trường hợp chó phản ứng mạnh với nước bọt của bọ chét khiến vùng da bị cắn sưng to hơn và kích ứng nặng hơn.[4]
    • Có thể bạn cũng nhận thấy trên da mình cũng có các nốt đỏ do bọ chét cắn.
  3. 3
    Kiểm tra lông chó để phát hiện các con bọ chét trưởng thành. Dùng tay rẽ lông của chó để nhìn thấy da bên dưới và tìm các dấu hiệu của bọ chét trưởng thành. Bọ chét thường thích tập trung ở gốc đuôi, bụng và sau tai, nhưng chúng cũng có thể bò khắp nơi trên mình chó.[5]
    • Bọ chét trưởng thành chỉ to cỡ đầu ruột bút chì. Chúng là những con bọ nhỏ, thân dẹp, màu sắc từ nâu đỏ đến đen.
    • Lưu ý là bọ chét sẽ chạy trốn khi bạn rẽ lông chó để tìm kiếm, vì vậy có thể bạn sẽ khó phát hiện.
    • Hầu hết bọ chét sống trong môi trường xung quanh chó, do đó có thể bạn sẽ khó tìm thấy chúng trên lông chó nếu chú chó của bạn chỉ bị nhiễm bọ chét ở mức trung bình.
  4. 4
    Cho chó đứng trên một chiếc khăn trắng để chải lông. Bọ chét sẽ bị đánh động khi bạn chải lông chó. Nếu chúng nhảy ra khỏi mình chó, bạn sẽ dễ dàng thấy chúng rơi trên khăn trắng.[6]
  5. 5
    Dùng lược chải bọ chét và nước xà phòng để kiểm tra phân bọ chét trên lông chó. Đặt lược chải bọ chét trên lông chó và ấn nhẹ xuống cho đến khi lược chạm vào da. Cẩn thận chải khắp bộ lông của chó, đảm bảo răng lược phải chạm vào da chó trong khi chải.[7]
    • Sau mỗi nhát chải, bạn hãy kiểm tra lược để tìm bọ chét và phân bọ chét, sau đó nhúng lược vào bát nước xà phòng ấm để làm sạch lược.
    • Phân bọ chét trông như các hạt nhỏ li ti màu đen, nhưng thực ra trong đó có chứa máu khô. Bạn sẽ thấy các hạt này dần dần chuyển thành màu đỏ khi bạn nhúng lược vào bát nước xà phòng.
    • Nếu các hạt này vẫn có màu đen khi cho vào nước thi có lẽ đó chỉ là sạn đất bình thường.
    • Bạn cũng có thể để các hạt này lên miếng bông gòn ẩm và theo dõi xem nó có đổi màu không. Nếu có màu đỏ như sắt gỉ loang ra xung quanh thì đó là dấu hiệu của phân bọ chét.
  6. 6
    Nhìn vào miệng chó xem nướu có nhợt nhạt không. Nướu nhợt nhạt có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu, cho thấy là chó bị mất máu do bọ chét cắn.[8]
    • Các dấu hiệu khác của bệnh thiếu máu bao gồm thân nhiệt thấp và trông lờ đờ.[9]
    • Thiếu máu do bọ chét đặc biệt nguy hiểm đối với chó con và chó nhỏ.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Kiểm tra môi trường xung quanh

  1. 1
    Kiểm tra khu vực đặt bát ăn và ổ nằm của chó để tìm phân bọ chét. Nếu thấy các hạt nhỏ màu đen trên ổ nằm của chó, bạn hãy dùng giẻ ẩm sạch màu trắng hoặc khăn giấy lau. Nếu thấy các hạt này chuyển màu đỏ sau vài phút thì đó chính là phân bọ chét.[10]
    • Kiểm tra xung quanh chỗ nằm của chó, chỗ để bát ăn và bất cứ chỗ nào chó hay nằm.
    • Bạn cũng có thể nhìn thấy bọ chét trưởng thành ở những khu vực này.
  2. 2
    Mang tất trắng và đi lại gần chỗ nằm của chó. Bọ chét hoặc phân bọ chét nếu có sẽ dính vào tất và bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy.[11]
  3. 3
    Làm bẫy đèn bằng bát nước và đèn ngủ. Đặt một bát nước xà phòng trên sàn gần chỗ nằm của chó và bật đèn ngủ. Nếu có bọ chét ở gần đó, chúng sẽ bị ánh đèn thu hút đến nhảy vào nước xà phòng và chết đuối.[12]
    • Có lẽ bạn nên cho chó vào cũi hoặc ngủ chỗ khác qua đêm để đề phòng nó uống nước xà phòng.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Trị bọ chét

  1. 1
    Liên hệ với bác sĩ thú y nếu chó của bạn có bọ chét. Bác sĩ thú y sẽ đưa ra kế hoạch cụ thể để giúp bạn trị bọ chét trong nhà. Bạn sẽ phải điều trị tất cả các con vật đang nuôi, kể cả mèo nuôi trong nhà và ngoài nhà.[13]
    • Các lựa chọn diệt bọ chét thông dụng bao gồm: thuốc bôi vào gáy chó định kỳ mỗi tháng, dầu tắm chó, thuốc xịt và thuốc bột.
    • Điều quan trọng là đặt ra kế hoạch cụ thể cho chó của bạn và môi trường xung quanh, vì có một số sản phẩm có thể gây độc cho thú cưng khi được dùng kết hợp.
  2. 2
    Thử dùng các biện pháp tự nhiên để diệt bọ chét. Các loại thuốc dạng xịt và dạng bột bán sẵn có thể là sản phẩm hiệu quả để diệt bọ chét trên chó, ổ nằm của chó và mọi nơi trong nhà. Bạn cũng có thể ngăn ngừa bọ chét bám vào chó bằng cách nhúng lược chải lông chó vào nước cốt chanh trước khi chải.
  3. 3
    Tổng vệ sinh nhà cửa. Bạn sẽ phải hút bụi và giặt toàn bộ thảm, ga trải giường và đồ nội thất bọc vải để loại bỏ bọ chét và trứng của chúng.[14]
  4. 4
    Xịt hoặc phun thuốc diệt bọ chét trong nhà trong trường hợp nghiêm trọng. Các hoá chất này rất nguy hiểm, do đó bạn chỉ nên dùng khi tất cả các phương pháp diệt bọ chét khác đều không hiệu quả.[16]
    • Một số thuốc diệt bọ chét có dạng bình xịt, còn các loại thuốc phun hoặc “bom” diệt bọ chét sẽ tự phun thuốc sau khi được kích hoạt, nhờ đó bạn có thời gian rời khỏi nhà để không phơi nhiễm hoá chất.
    • Đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân khi sử dụng hoá chất, hoặc gọi dịch vụ chuyên nghiệp đến nhà xử lý.
    • Bạn sẽ phải tạm thời rời khỏi nhà trong thời gian xử lý bọ chét, vì vậy bạn cần có kế hoạch bảo vệ chó và các vật nuôi khác trong nhà. Thường thì bạn cần tránh đi 3-6 tiếng, nhưng nhớ đọc nhãn thuốc để đảm bảo an toàn.
  5. 5
    Xén cỏ trong sân mỗi tuần một lần để cỏ khỏi mọc cao. Việc này sẽ giúp ngăn bọ chét nhảy vào chó khi nó chơi trên bãi cỏ.
    • Bọ chét ưa những khu vực tối. Bãi cỏ cắt ngắn sẽ khiến bọ chét bị lộ dưới ánh sáng mặt trời và khó có thể lan tràn trong sân nhà bạn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Hút bụi nhà mỗi tuần ít nhất 1-2 lần để giảm rủi ro nhiễm bọ chét. Cách này có thể loại bỏ được bọ chét, nhộng, trứng và ấu trùng trong thảm và đồ nội thất.

Cảnh báo

  • Đeo khẩu trang khi xịt thuốc diệt bọ chét, hoặc gọi dịch vụ diệt trừ dịch hại để họ xử lý.
  • Không sử dụng các sản phẩm trị bọ chét dành cho mèo để trị cho chó.

Những thứ bạn cần

  • Bàn chải lông chó
  • Khăn tắm màu trắng
  • Lược chải bọ chét
  • Bát nước xà phòng
  • Đèn ngủ
  • Thuốc diệt bọ chét

Bài viết wikiHow có liên quan

Chó ngừng sủa khi gặp người lạChó ngừng sủa khi gặp người lạ
Xác định giới tính của chóXác định giới tính của chó
Mát xa cho Chó cưng của Bạn
Nhận biết chó đã sinh xongNhận biết chó đã sinh xong
Nhận biết dấu hiệu chó sắp chếtNhận biết dấu hiệu chó sắp chết
Nhận biết chó cái sẵn sàng giao phốiNhận biết chó cái sẵn sàng giao phối
Nhận biết chó con bị thương sau khi ngãNhận biết chó con bị thương sau khi ngã
Vệ sinh vết thương cho chóVệ sinh vết thương cho chó
Nhận biết dấu hiệu động dục ở chóNhận biết dấu hiệu động dục ở chó
Nhận biết dấu hiệu chó bị trầm cảmNhận biết dấu hiệu chó bị trầm cảm
Trấn an tinh thần cho chóTrấn an tinh thần cho chó
Chăm sóc chó sau khi thiếnChăm sóc chó sau khi thiến
Cho chó đi ngủCho chó đi ngủ
Âu yếm ChóÂu yếm Chó
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Ray Spragley, DVM
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ray Spragley, DVM. Ray Spragley là bác sĩ thú y và chủ sở hữu/người sáng lập của Zen Dog Veterinary Care tại New York. Với kinh nghiệm làm việc tại nhiều cơ sở và tổ chức tư nhân, chuyên môn của Spragley bao gồm quản lý không phẫu thuật các vết rách dây chằng chéo trước trên, bệnh đĩa đệm cột sống (IVDD) và quản lý cơn đau trong viêm xương khớp. Spragley có bằng cử nhân sinh học của Đại học SUNY Albany và có bằng bác sĩ thú y (DVM) của Trường Thú y thuộc Đại học Ross. Ông cũng là chuyên gia trị liệu phục hồi chức năng ở chó (CCRT) làm việc tại Viện Phục hồi Chức năng Chó và là chuyên gia châm cứu thú y (CVA) của Đại học Chi. Bài viết này đã được xem 2.282 lần.
Chuyên mục: Chó
Trang này đã được đọc 2.282 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo