wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 9 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian.
Có 16 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 193.049 lần.
Giun là một loài ký sinh trùng sống nhờ vào một sinh vật khác, trong đó có con người. Nguyên nhân nhiễm giun phổ biến nhất là uống nước hoặc ăn thức ăn bị ô nhiễm. Giun ký sinh bao gồm nhiều loại. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm được các thông tin mô tả các dấu hiệu chung do các loài giun phổ biến nhất gây ra và các triệu chứng đặc trưng của sán dây, giun kim, giun tóc, giun đũa. Bạn hãy bắt đầu với bước 1 dưới đây để biết thêm chi tiết.
Các bước
Nhận biết các dấu hiệu chung khi nhiễm giun sán
-
1Theo dõi tình trạng sụt cân không rõ nguyên nhân. Khi bị nhiễm giun, chất dinh dưỡng bạn nhận được sẽ ít hơn trước vì đã bị giun lấy đi. Mặc dù vẫn ăn như bình thường, bạn có thể bắt đầu sụt cân vì lượng dinh dưỡng và calo hấp thụ vào cơ thể giảm đi do giun đã ăn mất.[1]
- Nếu bắt đầu bị sụt cân không chủ đích, bạn hãy theo dõi số cân nặng bị sụt giảm. Nếu tiếp tục bị sụt cân, bạn nên trao đổi với bác sĩ.
-
2Lưu ý hiện tượng táo bón không rõ nguyên nhân. Nếu bạn bị táo bón mà không biết vì nguyên nhân gì, có thể bạn đã bị nhiễm giun. Giun sán có thể gây kích ứng trong ruột, từ đó gây rối loạn tiêu hóa. Điều này có thể khiến lượng nước hấp thụ vào cơ thể giảm đi và gây táo bón.
- Ví dụ, dù vẫn ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ, uống nhiều nước, thực hiện các hoạt động hỗ trợ đi tiêu nhưng vẫn không đi được thì có thể là bạn đang bị nhiễm giun.
-
3Chú ý tình trạng khó chịu do đầy hơi sau khi bạn đi đến một vùng khác. Nếu bạn trở về từ một vùng được biết là đang có vấn đề về giun sán và đột ngột có cảm giác đầy hơi rất khó chịu, có lẽ bạn đã bị nhiễm giun. Tình trạng đầy hơi có thể kèm theo đau bụng.[2]
- Nếu vừa trở về từ nước ngoài và bị tiêu chảy nhưng đã uống thuốc trị tiêu chảy, bạn nên theo dõi tình trạng đầy hơi. Hiện tượng liên tục đầy hơi sau khi uống thuốc trị tiêu chảy đôi khi là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị nhiễm giun.
-
4Lưu ý rằng giun sán có thể khiến cho bạn có cảm giác không bao giờ no hoặc không bao giờ thấy đói. Giun sán có thể gây cảm giác cực kỳ đói ngay sau khi bạn vừa ăn xong, hoặc quá no khi bạn không ăn gì.
- Hiện tượng này là do giun đã chiếm mất thức ăn mà bạn ăn vào khiến bạn bị đói, nhưng chúng cũng có thể gây đầy hơi khiến bạn có cảm giác no.
-
5Theo dõi tình trạng kiệt sức hoặc mệt mỏi triền miên. Giun sán lấy hết dưỡng chất từ thức ăn mà bạn ăn vào, gây cảm giác đói. Cùng lúc đó, tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến sụt giảm mức năng lượng, khiến bạn dễ kiệt sức.[3] Điều này có thể khiến bạn:
- Có cảm giác mệt mỏi thường trực.
- Mệt lử sau khi dùng sức dù chỉ chút ít.
- Chỉ muốn ngủ mà không muốn làm gì.
-
6Lưu ý rằng một số người không có triệu chứng. Tác động của giun sán có thể khác nhau tùy từng người. Bạn nên đến bác sĩ khám khi trở về từ vùng đang có vấn đề giun sán. Cẩn tắc vô ưu, nhất là đối với giun ký sinh trong cơ thể.Quảng cáo
Nhận biết các dấu hiệu nhiễm sán dây
-
1Kiểm tra phân để tìm sán dây. Nếu bị nhiễm sán dây, bạn có thể nhìn thấy đốt sán trong toa lét sau khi đi tiêu hoặc trong quần lót. Nếu tìm được đốt sán dây ở những nơi đó, bạn hãy liên lạc ngay với bác sĩ.[4] Sán dây có hình dạng như:
- miếng xơ mít nhỏ
- Màu trắng ngà
-
2Quan sát xem mắt và da của bạn có bị nhợt nhạt không. Nếu lo rằng mình đã bị nhiễm sán dây, bạn hãy nhìn vào gương để quan sát mắt và da. Sán dây có thể gây thiếu sắt vì chúng hút máu khiến bạn bị mất máu. Khi lượng máu giảm, bạn sẽ thấy màu da và mắt trở nên nhợt nhạt.
- Sán dây gây mất máu, do đó bạn cũng có thể mắc bệnh thiếu máu. Các dấu hiệu của bệnh thiếu máu bao gồm: tim đập nhanh bất thường, mệt mỏi, thở gấp, chóng mặt và khó tập trung.[5]
-
3Chú ý tình trạng đau bụng kèm buồn nôn và nôn. Sán dây có thể làm tắc các đầu ra và các ống trong ruột và thành ruột. Khi đường ruột bị tắc, bạn có thể cảm thấy đau bụng, buồn nôn và nôn.
- Cơn đau bụng thường xảy ra ở vùng quanh rốn.
-
4Theo dõi tình trạng tiêu chảy. Sán dây có thể xâm nhập và làm viêm niêm mạc ruột non, từ đó kích thích niêm mạc ruột tiết dịch. Khi dịch tiết ra quá nhiều, cơ thể sẽ khó hấp thụ được chất dịch thừa, từ đó dẫn đến tiêu chảy.
-
5Lưu ý hiện tượng chóng mặt. Triệu chứng này rất hiếm xảy ra, và nói chung chỉ xảy ra ở những người bị nhiễm sán dây cá. Sán dây cá lấy đi một lượng lớn vitamin B12 của cơ thể và có thể gây ra chứng bệnh gọi là thiếu máu hồng cầu khổng lồ.[6] Mật độ hồng cầu thấp trong màu có thể gây ra:
- Chóng mặt.
- Mất trí nhớ.
- Sa sút trí tuệ.
Quảng cáo
Nhận biết dấu hiệu nhiễm giun kim
-
1Để ý tình trạng ngứa và kích ứng. Giun kim có thể gây kích ứng da do chúng tiết độc tố vào máu của người bị nhiễm. Các độc tố tích tụ trong da sẽ gây ngứa, biểu hiện có thể giống như bệnh chàm.[7]
- Cơn ngứa có thể nặng hơn vào ban đêm vì giun thường đẻ trứng ban đêm.
- Cơn ngứa có thể xảy ra nhiều hơn ở hậu môn, vì đây là nơi giun kim thường đẻ trứng.
-
2Xem xét biểu hiện khó ngủ hoặc thay đổi tâm trạng. Bạn có thể nhận thấy mình khó vào giấc ngủ hoặc thức giấc ban đêm nhiều hơn bình thường. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm giun kim, vì trứng giun kim có thể tiết độc tố vào máu. Khi tình trạng này xảy ra, chất độc có thể đi vào não và làm rối loạn chức năng bình thường của não.[8]
- Điều này cũng có thể dẫn đến sự thay đổi tâm trạng, chẳng hạn như bạn đột ngột cảm thấy căng thẳng khi vừa mới vui vẻ trước đó.
-
3Chú ý đến các cơn đau nhức trong các cơ bắp và khớp. Cũng như tình trạng ngứa và khó ngủ, chất độc tiết ra từ trứng giun kim có thể di chuyển đến các cơ và khớp. Tình trạng này có thể gây ra:
- Viêm cơ và khớp.
- Nhức hoặc đau âm ỉ.
-
4Lưu ý nếu bạn bắt đầu nghiến răng khi ngủ. Nếu bạn đột ngột nghiến răng trong giấc ngủ, điều mà trước kia chưa từng xảy ra thì có thể bạn đã bị nhiễm giun kim. Chất độc do giun kim tiết ra có thể kích thích sự căng thẳng khiến bạn nghiến răng ban đêm. Các dấu hiệu cho thấy bạn đang nghiến răng khi ngủ bao gồm:[9] :
- Mặt răng phẳng hơn hoặc mòn hơn.
- Răng nhạy cảm hơn.
- Đau hàm.
- Có cảm giác mỏi ở hàm.
- Đau tai hoặc đau đầu.
- Dấu răng cắn trên lưỡi và bên trong má.
-
5Tìm sự chăm sóc y tế nếu bạn đã từng co giật hoặc lo ngại bị co giật. Trong các trường hợp nghiêm trọng, chất độc của giun kim thực sự có thể dẫn đến co giật. Chất độc này có thể gây rối loạn trong não bộ và gây co giật. Các dấu hiệu bao gồm[10] :
- Cử động giật ở cánh tay, chân hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
- Có cảm giác lơ mơ hoặc lâng lâng.
- Đại tiểu tiện mất kiểm soát.
- Lú lẫn không rõ nguyên nhân hoặc mất trí nhớ.
Quảng cáo
Nhận biết dấu hiệu nhiễm giun móc
-
1Để ý khi thấy da đột nhiên ngứa và phát ban. Nếu bị nhiễm giun kim, triệu chứng đầu tiên mà bạn nhận thấy là cảm giác ngứa hơn bình thường trên da. Tình trạng ngứa bắt đầu khi ấu trùng giun móc xâm nhập vào da. Bạn cũng có thể nhận thấy da sưng và đỏ ở những vùng da ngứa nhất. Đó là do ấu trùng giun kim đang xâm nhập vào da.[11]
- Giun móc thường gây ngứa ở bàn tay và bàn chân.
-
2Theo dõi chứng buồn nôn và tiêu chảy. Khi giun móc tiến vào ruột, chúng có thể kích thích ruột, dẫn đến buồn nôn và tiêu chảy. Giun móc cũng có thể tiết độc tố và gây rối loạn hệ tiêu hóa. Cảm giác buồn nôn có thể kèm theo nôn hoặc không.
- Chú ý hiện tượng máu xuất hiện trong phân. Máu có thể có màu đỏ hoặc đen.
-
3Lưu ý hiện tượng chuột rút. Giun móc có thể gây viêm ruột kết. Chúng còn có thể gây kích ứng niêm mạc ruột, bao gồm ruột kết, manh tràng và trực tràng. Khi điều này xảy ra, bạn có thể bị chuột rút ở bụng.
-
4Chú ý nếu bạn đột ngột bị thiếu sắt. Triệu chứng này chỉ xảy ra trong các trường hợp nhiễm giun móc nặng. Giun móc hút máu trực tiếp từ vật chủ, dẫn đến tình trạng thiếu sắt ở vật chủ. Các dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt bao gồm[12] :
- Cực kỳ mệt mỏi và yếu sức.
- Da và mắt nhợt nhạt.
- Đau ngực và đau đầu.
- Thở gấp.
Quảng cáo
Nhận biết các dấu hiệu nhiễm giun tóc
-
1Lưu ý nếu bạn liên tục có nhu cầu đi tiêu. Chứng này gọi là buốt mót. Hệ miễn dịch của cơ thể đang chống lại sự xâm nhập của các sinh vật như giun sán và có thể gây viêm đường ruột. Tình trạng viêm đường ruột –dạ dày khiến bạn khó đi tiêu hơn bình thường, dẫn đến chứng buốt mót, tức là cảm giác muốn đi tiêu, mặc dù trong ruột trống rỗng.[13] Tình trạng này có thể dẫn đến:
- Rặn khi đi tiêu
- Đau tại trực tràng.
- Chuột rút.
-
2Chú ý các dấu hiệu giun tóc làm tắc ruột. Giun tóc có thể gây tắc nghẽn hoặc làm tổn thương thành ruột và lòng ruột.[14] Khi ruột bị tắc, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Chuột rút ở bụng
- Buồn nôn.
- Nôn.
-
3Theo dõi tình trạng tiêu chảy nhiều và mất nước. Giun tóc thường cắm đầu vào thành ruột, từ đó dẫn đến sự tăng tiết dịch lỏng và/hoặc giảm hấp thụ chất lỏng trong ruột kết. Khi ruột kết bắt đầu tăng tiết dịch, cơ thể sẽ khó hấp thụ lại chất lỏng, tình trạng này có thể dẫn đến[15] :
- Tiêu chảy.
- Mất nước hoặc có cảm giác luôn khát nước.
- Mất cân bằng chất điện giải và chất dinh dưỡng.
-
4Tìm sự chăm sóc y tế nếu bạn có biểu hiện sa trực tràng. Khi bị nhiễm giun tóc, trực tràng mất đi khả năng chống đỡ bên trong vì giun cắm đầu vào niêm mạc ruột. Điều này có thể làm suy yếu các cơ xung quanh ruột, từ đó dẫn đến sa trực tràng.[16] Tình trạng này xảy ra khi:
- Phần cuối của ruột kết, nằm ngay bên trong ống hậu môn bị lộn trái và có thể thò ra ngoài cơ thể.[17]
Quảng cáo
Nhận biết dấu hiện nhiễm giun đũa
-
1Theo dõi tình trạng đau bụng dữ dội. Giun đũa có thể làm tắc ruột vì chúng thường có kích thước lớn, và trong một số trường hợp có thể phát triển to bằng chiếc bút chì. Khi ruột bị tắc, bạn có thể bị đau bụng dữ dội.[18] Bạn có thể cảm thấy:
- Đau ở dạ dày như bị chuột rút và dường như không khỏi.
-
2Chú ý nếu bạn bắt đầu có cảm giác ngứa xung quanh hậu môn. Giun đũa có thể đẻ trứng, và trứng của chúng có thể tiết độc tố vào cơ thể bạn và gây ngứa ở hậu môn.
- Cơn ngứa có thể tăng vào ban đêm vì giun thường đẻ trứng vào ban đêm khi bạn đang ngủ.
-
3Tìm sự chăm sóc y tế nếu bạn trông thấy giun khi xì mũi hoặc đi tiêu. Khi giun đũa sinh sản, chúng có thể bắt đầu rời khỏi vật chủ này để tìm vật chủ khác. Giun đũa có thể thoát ra ngoài theo nhiều đường khác nhau và thường qua:
- Miệng.
- Mũi.
- Hậu môn.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Người bị nhiễm giun tóc nhẹ thường không có triệu chứng.
Cảnh báo
- Nếu bạn nghĩ mình có giun, hãy đến bác sĩ ngay để được điều trị.
Tham khảo
- ↑ Ridley, J. W. (2012). Parasitology for medical and clinical laboratory professionals. Clifton Park, N.Y: Delmar.
- ↑ Despommier, D. D. (2013). People, parasites, and plowshares: Learning from our body's most terrifying invaders.
- ↑ Ridley, J. W. (2012). Parasitology for medical and clinical laboratory professionals. Clifton Park, N.Y: Delmar.
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tapeworm/basics/symptoms/con-20025898
- ↑ http://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-anemia-symptoms
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001375.htm
- ↑ Selendy, J. M. H. (2011). Water and sanitation-related diseases and the environment: Challenges, interventions, and preventive measures. Hoboken, N.J: Wiley-Blackwell.
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pinworm/basics/symptoms/con-20027072
- ↑ https://moorefamilydentist.com/10-signs-grinding-teeth
- ↑ https://www.epilepsy.com/get-help/managing-your-epilepsy/understanding-seizures-and-emergencies/warning-signs-seizures
- ↑ http://www.cdc.gov/parasites/hookworm/gen_info/faqs.html
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/iron-deficiency-anemia/basics/symptoms/con-20019327
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003131.htm
- ↑ http://www.medterms.com/script/main/art.asp?articlekey=20106
- ↑ http://www.healthline.com/health/whipworm-infection
- ↑ http://www.webmd.com/digestive-disorders/tc/rectal-prolapse-topic-overview
- ↑ http://www.webmd.com/digestive-disorders/tc/rectal-prolapse-topic-overview
- ↑ http://www.patient.info/health/roundworms-leaflet