Bài viết này đã được cùng viết bởi Jennifer Butt, MD. Jennifer Butt là bác sĩ sản phụ khoa, cô hành nghề tư nhân tại phòng khám sản phụ khoa ở phía đông Thượng Manhattan, thành phố New York, New York. Cô liên kết với Bệnh viện Lenox Hill. Cô có bằng cử nhân về nghiên cứu sinh học của Đại học Rutgers và bằng bác sĩ y khoa của trường Y khoa Robert Wood Johnson. Sau đó cô hoàn thành khóa thực tập nội trú về sản khoa và phụ khoa tại Bệnh viện Đại học Robert Wood Johnson. Bác sĩ Butt được chứng nhận bởi Ủy ban Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ. Cô là nghiên cứu sinh tiến sĩ của Đại học Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ và là thành viên của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ.
Có 9 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 34.119 lần.
Thông thường bạn khó mà biết liệu mình có thai hay không trong hai tuần đầu của thai kỳ. Các dấu hiệu có thể rất khó nhận biết. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy các thay đổi bất thường thì có khả năng là bạn đã có thai. Que thử thai tại nhà có thể sẽ giúp bạn xác nhận những dấu hiệu đáng ngờ nhưng cách chắc chắn nhất để biết là đến gặp bác sĩ.
Các bước
-
1Chú ý đến mức năng lượng tổng thể. Mệt mỏi là dấu hiệu có thai phổ biến trong giai đoạn đầu. Dù không thay đổi thời gian biểu hoặc thói quen ngủ hàng ngày, bạn vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi suốt ngày. Tình trạng mệt mỏi không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu mang thai sớm.[1]
-
2Lưu ý sự thay đổi về khẩu vị. Có thể lúc này bạn chưa thấy thèm ăn ngay. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, có thể đột nhiên bạn thấy sợ một số loại thức ăn nào đó. Có thể tự nhiên bạn ghét mùi vị của những thứ đồ ăn thức uống mà trước kia bạn vẫn thích hoặc không để ý.[2]
- Ví dụ một buổi sáng thức dậy bỗng bạn cảm thấy buồn nôn vì mùi cà phê ai đó đang pha.
-
3Nghĩ xem có phải gần đây tâm trạng của bạn thất thường không. Các hoóc môn trong thời kỳ mang thai có thể khiến bạn thay đổi tâm trạng vào thời gian đầu. Bạn có thể nhận thấy mình dễ nổi giận hoặc bực bội hơn, hoặc cực kỳ dễ xúc động. Bạn có thể mau nước mắt hơn khi xem những đoạn phim hoặc các chương trình truyền hình xúc động.[3]
- Sự thay đổi tâm trạng này có thể khá giống các biểu hiện trước kỳ kinh nguyệt.
-
1Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Mất kinh thường là dấu hiệu đầu tiên của thai nghén. Bạn nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để nắm được tương đối về thời điểm kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng. Nếu bạn không có kinh vào khoảng thời gian đã dự đoán, có thể đó là dấu hiệu sớm cho biết bạn đã có thai.[4]
-
2Để ý đến hiện tượng buồn nôn bất thường. Khoảng một phần tư số phụ nữ mang thai có có dấu hiệu ban đầu là cảm giác buồn nôn. Có thể bạn thấy nôn nao trong dạ dày vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày. Các mùi lạ có thể dễ dàng khiến bạn thấy buồn nôn và mệt mỏi.[5]
-
3Chú ý hiện tượng ra máu hoặc xuất huyết bất thường. Hiện tượng xuất huyết làm tổ (implantation bleeding) đôi khi xảy ra ngay sau khi thụ thai, có thể là do tinh trùng bám vào trứng. Một số phụ nữ nhầm tưởng đó là kỳ kinh nguyệt ra rất ít, nhưng có thể đó là một dấu hiệu của thai nghén nếu bạn có các triệu chứng khác đi kèm.[6]
- Hiện tượng xuất huyết làm tổ hoặc ra máu âm đạo sẽ nhẹ hơn nhiều so với kỳ kinh nguyệt thông thường. Có thể bạn chỉ nhận ra khi lau vùng kín.
- Màu sắc của máu rỉ ra cũng khác với kinh nguyệt bình thường, có thể hồng hơn hoặc hơi nâu hơn.
-
4Cân nhắc xem bạn có các cơn đau hoặc nhức bất thường không. Thai nghén có thể gây ra cảm giác khó chịu bất thường trong cơ thể. Thông thường, tình trạng này thường là sự co thắt nhẹ trong tử cung và đau hoặc tức ở vú.[7]
- Cũng như nhiều triệu chứng thai nghén khác, các biểu hiện này thường giống như những cơn đau mà bạn có thể trải qua trước kỳ kinh nguyệt.
-
5Theo dõi sự thay đổi trong thói quen tiểu tiện. Trong thời gian mang thai, thận sẽ sản xuất nhiều chất lỏng hơn do lượng máu gia tăng trong cơ thể. Nhiều phụ nữ nhận thấy họ đi tiểu nhiều hơn khi có thai. Nếu bạn thấy mình vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn thì đây có thể là dấu hiệu sớm cho thấy bạn đã có thai.[8]
- Ngay sau khi thụ thai, lượng nước tiểu trong cơ thể thường tăng đến 25%. Lượng nước tiểu sẽ tăng cao nhất ở tuần thứ 10-15 của thai kỳ. Sau đó, bạn sẽ cảm thấy có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn, do trọng lượng tăng lên của tử cung và thai nhi đang phát triển ép lên bàng quang.
-
6Lưu ý hiện tượng đau vú. Mô vú rất nhạy cảm với các hoóc môn, vì vậy dấu hiệu sớm của thai nghén sẽ biểu hiện ở vú. Bạn có thể cảm thấy vú đau và sưng ngay trong hai tuần đầu sau khi thụ thai. Cảm giác châm chích và đau tức xảy ra là bình thường.
- Có thể bộ ngực của bạn củng bắt đầu căng và nặng hơn.[9]
-
1Sử dụng que thử thai tại nhà. Nếu nghi ngờ mình có thai, bạn hãy đến hiệu thuốc mua một bộ thử thai tại nhà. Làm theo hướng dẫn trên bao bì và kiểm tra tại nhà. Thông thường, bạn sẽ đi tiểu vào que thử hoặc lấy nước tiểu vào cốc và nhúng que thử vào nước tiểu.[10]
- Thời điểm tốt nhất để thử thai tại nhà là vào buổi sáng, khi hoóc môn HCG đạt mức cao nhất.
- Hầu hết các que thử thai có thể sử dụng sau khi bạn trễ kinh vài ngày. Tuy nhiên, trên thị trường cũng có một số thiết bị thử thai được thiết kế để phát hiện thai sớm, chẳng hạn như thiết bị thử thai e.p.t mà bạn có thể thử sử dụng. Đọc hướng dẫn trên bao bì để biết chính xác thời điểm thử thai.[11]
- Kết quả thử thai sẽ chính xác hơn sau khi bạn mất kinh. Nếu nghi ngờ mình mang thai trước khi thấy trễ kinh, bạn nên đến gặp bác sĩ thay vì tự thử thai tại nhà.
-
2Hẹn gặp bác sĩ. Nếu bạn nghĩ rằng mình đã có thai hoặc que thử thai cho kết quả dương tính, bạn nên hẹn ngày đến gặp bác sĩ.[12]
- Ở lần khám đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để xác định bạn đang mang thai. Bác sĩ có thể xét nghiệm nước tiểu tại phòng khám hoặc chỉ định xét nghiệm máu.[13]
- Bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiền sử bệnh, những lần mang thai trước đây, lối sống của bạn và mọi loại thuốc bạn đang sử dụng.
- Bác sĩ sẽ khám sức khỏe tổng quát để đảm bảo bạn đang ở trong trạng thái khỏe mạnh.
-
3Tìm sự hỗ trợ. Mang thai có thể là một trải nghiệm đầy cảm xúc. Nếu bạn thấy căng thẳng trong khi chờ đợi kết quả xét nghiệm, hãy tâm sự với bạn bè, người thân và bố của đứa bé về cảm giác của bạn. Bạn cũng có thể nói chuyện với chuyên gia trị liệu nếu có.
Lời khuyên
- Nhiều triệu chứng mang thai ban đầu cũng là các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Bạn sẽ bắt đầu quen với nhịp độ của cơ thể mình sau vài tháng theo dõi và lập biểu đồ.
Cảnh báo
- Một tỷ lệ rất nhỏ phụ nữ tiếp tục có kinh nguyệt trong thời gian mang thai; không phải cứ hễ có kinh nguyệt là không có thai trong mọi trường hợp. Bạn nên thử thai nếu nghi ngờ mình có thai.
Tham khảo
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/symptoms-of-pregnancy/art-20043853
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/symptoms-of-pregnancy/art-20043853?pg=2
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/symptoms-of-pregnancy/art-20043853?pg=2
- ↑ http://americanpregnancy.org/getting-pregnant/early-pregnancy-symptoms/
- ↑ http://americanpregnancy.org/getting-pregnant/early-pregnancy-symptoms/
- ↑ http://www.babycentre.co.uk/a25007925/pregnancy-signs-at-two-weeks
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/symptoms-of-pregnancy/art-20043853?pg=2
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/symptoms-of-pregnancy/art-20043853?pg=1
- ↑ https://www.parents.com/pregnancy/signs/symptoms/signs-you-may-be-pregnant/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/symptoms-of-pregnancy/art-20043853?pg=2
- ↑ https://www.plannedparenthood.org/learn/pregnancy/pregnancy-test
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/prenatal-care/art-20044882
- ↑ http://americanpregnancy.org/getting-pregnant/understanding-pregnancy-tests/