Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Khi được chế biến và bảo quản đúng cách, cá hồi có mùi vị thơm ngon và rất tốt cho sức khỏe. Hãy luôn kiểm tra cá sống để nhận ra dấu hiệu hư hỏng trước khi dành thời gian chế biến bữa ăn. Đừng ăn cá hồi đã chế biến còn thừa mà chưa được giữ lạnh đúng cách hoặc đã để qua 2 ngày sau khi chế biến. Đảm bảo cá được chế biến kỹ lưỡng trước khi thưởng thức bữa ăn.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Kiểm tra cá hồi sống

  1. 1
    Đảm bảo cá không có mùi nồng nặc như a-mô-nhắc. Hãy ngửi cá hồi sống để nhận biết mùi khó chịu. Nếu cá có mùi tanh hôi hoặc như a-mô-nhắc, có lẽ cá đã hỏng. Cá hồi tươi thường có mùi dễ chịu.[1]
  2. 2
    Kiểm tra lớp màng màu sữa để biết cá không còn tươi. Một dấu hiệu cho biết cá đã bị ươn là sự xuất hiện của lớp màng màu trắng sữa trên bề mặt cá. Trước khi chế biến, bạn nhớ kiểm tra cá để đảm bảo không có lớp màng màu sữa phủ bên ngoài. Nếu bạn thấy lớp màng đục trên cá, hãy bỏ cá ngay.[2]
  3. 3
    Kiểm tra xem cá hồi có bị mềm nhũn hay không. Trước khi chế biến, bạn cần kiểm tra kết cấu của cá hồi. Nếu có cảm giác như cá vỡ ra khi bạn chạm vào, hãy bỏ cá. Cá hồi tươi phải luôn chắc và săn.[3]
  4. 4
    Kiểm tra sự biến màu của mắt cá. Nếu mua cá hồi còn nguyên đầu, bạn nhớ kiểm tra mắt cá. Cá hồi tươi phải có mắt sáng, trong với con ngươi ở giữa. Khi cá ươn, mắt cá sẽ không còn rõ màu.[4]
    • Mắt cá hồi phải hơi phồng lên. Nếu mắt trũng xuống thì nghĩa là cá đã ươn.[5]
  5. 5
    Kiểm tra xem cá hồi có bị tối màu hay không. Hãy xem màu của cá hồi để biết cá còn tươi hay không. Cá hồi tươi phải có màu hồng tươi hoặc cam. Nếu thịt cá có màu tối, có lẽ cá đã hỏng.[6]
    • Cá hồi tươi cũng có những đường chỉ màu trắng trong thịt.
  6. 6
    Kiểm tra "hạn sử dụng" và "hạn bán". Nếu bạn nghi ngờ chất lượng của cá hồi, hãy kiểm tra "hạn sử dụng" trên bao bì. Ngày này không dự đoán chính xác thời điểm cá bị hỏng nhưng sẽ giúp bạn hình dung được khi nào cá có thể hỏng. Bạn cũng nên kiểm tra "hạn bán" được ghi trên bao bì.[7]
    • Theo nguyên tắc chung, cá hồi tươi ướp lạnh sẽ vẫn giữ được thêm một hoặc hai ngày sau "hạn bán".
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Kiểm tra độ tươi của cá hồi đã chế biến còn thừa

  1. 1
    Kiểm tra mùi hôi, chua. Nếu cá hồi đã chế biến có mùi hôi, bạn cần bỏ cá ngay lập tức. Mùi chua khó chịu chính là dấu hiệu rõ ràng cho biết bữa ăn thừa của bạn đã thiu. Nếu cá hồi không có mùi thơm nhẹ nhàng, kích thích vị giác, bạn không nên tiếp tục ăn cá.[8]
  2. 2
    Kiểm tra độ nhớt. Một dấu hiệu rõ ràng cho biết cá hồi đã chế biến còn thừa bị hỏng chính là độ nhớt. Nếu cá hồi bị mất kết cấu với các thớ thịt dày, bạn không nên ăn cá nữa. Hãy bỏ cá nếu thấy nhớt.[9]
  3. 3
    Không để cá hồi đã chế biến ở nhiệt độ phòng hơn hai tiếng. Cá hồi đã chế biến phải được bỏ đi nếu đã đặt ở nhiệt độ phòng lâu hơn hai tiếng sau khi chế biến. Vi khuẩn sẽ bắt đầu sản sinh nếu cá không được giữ lạnh trước khoảng thời gian này. Luôn ghi nhớ thời điểm chế biến cá hồi hoặc thời điểm gọi món cá hồi ở nhà hàng và thời điểm bạn cho cá vào tủ lạnh.[10]
  4. 4
    Bỏ thịt cá còn thừa sau hai hoặc ba ngày. Ba ngày sau khi chế biến cá, bạn nên bỏ cá hồi còn thừa bất kể có dấu hiệu hỏng hay không. Nếu không chắc về tình trạng của cá hồi sau hai ngày, bạn cứ bỏ cá. Nguy cơ xuất hiện vi khuẩn và bệnh tật không đáng để bạn liều lĩnh.[11]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Đảm bảo cá hồi được chế biến đúng cách

  1. 1
    Dùng nĩa kiểm tra độ rời của thớ cá. Hãy dùng nĩa nhẹ nhàng lấy một ít thịt từ phần thăn hoặc phi lê cá hồi. Khi cá được chế biến đúng cách, các thớ thịt sẽ rời ra khi bị tác động. Nếu bạn thấy thịt cá cứng hoặc dai thì nghĩa là cá chưa được chế biến đúng cách.[12]
  2. 2
    Kiểm tra độ đục của cá hồi. Để đảm bảo cá hồi đã chín hoàn toàn, bạn hãy cắt phần dày nhất của thịt cá và kiểm tra màu sắc. Cá chín đều sẽ có màu đục. Nếu cá hồi vẫn còn trong, bạn cần chế biến cá lâu hơn.[13]
  3. 3
    Kiểm tra nhiệt độ của cá. Nếu bạn có nhiệt kế thịt dùng trong nhà bếp, hãy dùng để kiểm tra nhiệt độ của cá hồi. Đặt nhiệt kế tại phần dày nhất của cá hồi và để yên khoảng một phút để biết nhiệt độ chính xác. Cá hồi chín đều sẽ có nhiệt độ khoảng 65°C.[14]
    • Dùng nhiệt kế thịt loại điện tử để dễ dàng đọc thông tin.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Mặc dù cá hồi đánh bắt tự nhiên được cho là tốt hơn cá hồi nuôi, nhưng thực tế thì cả hai loại đều tốt. Tất cả các loại cá hồi đều giàu vitamin và chất dinh dưỡng như chất béo Omega-3 và vitamin A.[15]
  • Bảo quản cá hồi trong bao bì của nó khi mua ở cửa hàng về hoặc cho vào hộp kín để giữ độ tươi.
  • Việc bảo quản cá hồi sống trong tủ đông có thể giữ được cá thêm hai hoặc ba tháng.[16]
  • Muối và xông khói cá hồi cũng là những cách hay để giữ cá lâu hơn.

Bài viết wikiHow có liên quan

Làm cáLàm cá
Phân biệt giới tính cá bảy màuPhân biệt giới tính cá bảy màu
Chế biến sò điệp đông lạnh
Nấu tôm không bị cong
Chế biến HàuChế biến Hàu
Ăn món cá hồi xông khóiĂn món cá hồi xông khói
Biết khi nào cá hồi được nấu chín
Chế biến vẹmChế biến vẹm
Chế biến bít tết cá ngừChế biến bít tết cá ngừ
Chế biến tôm hùm đông lạnhChế biến tôm hùm đông lạnh
Ăn cá mòi đóng hộpĂn cá mòi đóng hộp
Chế biến tôm đã hấp chín
Nhận biết cá không còn tươiNhận biết cá không còn tươi
Chế biến Đuôi Tôm hùmChế biến Đuôi Tôm hùm
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Abyssinia Campbell
Cùng viết bởi:
Đầu bếp trưởng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Abyssinia Campbell. Abyssinia Campbell là đầu bếp trưởng, chủ sở hữu của Chef Abyssinia, chuyên cung cấp dịch vụ đầu bếp cá nhân và phục vụ ăn uống. Với hơn mười năm kinh nghiệm, cô chuyên phục vụ ăn uống, tổ chức sự kiện, phát triển menu, lập kế hoạch cho bữa ăn và điều hành kinh doanh ẩm thực. Khi nói đến vấn đề nấu nướng, Abyssinia thích sử dụng hoa quả, rau xanh, thực phẩm lành mạnh và nguyên liệu tươi ở địa phương. Cô có bằng cử nhân về nghệ thuật ẩm thực và quản lý dịch vụ ăn uống của Đại học Johnson and Wales. Bài viết này đã được xem 12.426 lần.
Chuyên mục: Cá và Hải sản
Trang này đã được đọc 12.426 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo