Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Có 9 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Có phải bạn đang lo không biết cà rốt của mình có bị hỏng chưa? Chuyện nhỏ thôi - bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết cà rốt như thế nào thì vẫn còn ăn được. Ngoài ra, chúng tôi cũng mách cho bạn một số mẹo và lời khuyên hữu ích về cách bảo quản cà rốt trong tủ đông và tủ lạnh để giữ được độ tươi ngon lâu nhất có thể.
Các bước
Các dấu hiệu cho thấy cà rốt đã hỏng
-
1Nhớt: Cà rốt baby bị nhớt có phải là đã bị hỏng không? Phải - nhớt là dấu hiệu cho thấy cà rốt đã không còn tươi nữa.[1]
- Không đáng để bạn gọt lớp vỏ bị nhớt và tận dụng phần còn lại của củ cà rốt. Nếu cà rốt baby đựng trong túi đã bị nhớt, tốt hơn là bạn nên đi mua túi cà rốt mới còn tươi ngon.
-
2Các đốm hoặc sọc thâm: Bạn nhận thấy các đốm thâm hoặc sọc đen trên củ cà rốt? Đó có thể là dấu hiệu của bệnh thối rễ hoặc bệnh đốm lá do nấm Alternaria. Các sọc nhỏ hơn màu nâu sẫm trên củ cà rốt thường báo hiệu bệnh thối cổ rễ.[2] Ăn hoặc nấu rau củ bị thối chắc chắn không bao giờ là ý tưởng hay.
-
3Kết cấu xốp/mềm: Cà rốt có vị ngon nhất khi còn chắc và giòn, nhưng nếu nó có hơi dai thì vẫn ăn được. Hãy cảnh giác với những củ cà rốt mềm và xốp - những củ này đã hỏng và không ăn được vì không an toàn.[3]
- Cà rốt baby đôi khi bị dai khi không được bọc kín và bảo quản đúng cách nhưng vẫn ăn được mà không gây hại gì.
-
4Mùi khó chịu: Mùi thối rữa là một dấu hiệu điển hình cho biết cà rốt đã hỏng. Trước khi lấy một củ cà rốt ra khỏi túi đựng, bạn hãy thử ngửi qua một chút. Nếu thấy có mùi gì đó không ổn, hãy vứt những củ cà rốt đó đi và mua một túi mới.[4]
-
5Mốc: Cà rốt thường dễ nhiễm bệnh mốc trắng với biểu hiện là các đốm bông loang lổ trên bề mặt.[5] Chắc bạn cũng đoán được là cà rốt bị nhiễm mốc là không ăn được và phải vứt đi ngay.
- Một số người cho rằng có thể cắt bỏ phần bị mốc và sử dụng phần còn lại, nhưng đó không phải là ý tưởng hay. Thức ăn bị mốc thường chứa nhiều vi khuẩn có thể gây bệnh nghiêm trọng.[6]
Quảng cáo
Cách bảo quản cà rốt trong tủ lạnh
-
1Cho cà rốt nguyên củ vào túi ni lông với một tờ khăn giấy ẩm. Cắt bỏ cành lá vẫn còn trên củ cà rốt, sau đó lấy khăn giấy bọc cà rốt lại và cho vào túi ni lông có khóa kéo. Kéo khóa túi cho kín, bỏ vào tủ lạnh và sử dụng trong tối đa 2 tuần.[14]
-
2Chuyển cà rốt baby vào hộp hoặc túi có khóa kéo. Cà rốt baby thường được đóng gói trong túi ni lông có một ít nước để giữ cho khỏi khô. Sau khi mở túi đựng cà rốt baby, bạn nên chuyển cà rốt vào túi ni lông có khóa kéo để kéo dài hạn sử dụng đến mức tối đa. Ăn cà rốt trong vòng 2-3 tuần sau khi trữ trong tủ lạnh.[15]
- Bạn cũng có thể chuyển cà rốt baby vào hộp có nắp đậy kín hoặc bọc chặt trong màng bọc thực phẩm hay giấy bạc. Quan trọng là bảo đảm cà rốt không bị khô!
- Cà rốt baby thường đã được gọt vỏ sẵn nên dễ bị khô hơn cà rốt nguyên củ chưa gọt vỏ.
-
3Bảo quản cà rốt cắt sẵn trong túi ni lông kéo khóa kín với khăn giấy ẩm. Bọc cà rốt cắt sẵn trong khăn giấy ẩm, mát, sau đó cho vào hộp có nắp đậy kín. Để cà rốt được tươi lâu nhất, bạn nên đặt hộp cà rốt sâu phía trong tủ lạnh hoặc trong ngăn đựng rau quả.[16]
- Cà rốt cắt sẵn sẽ vẫn giữ được chất lượng tốt khoảng 3 tuần nếu được bảo quản đúng cách.
-
4Bảo quản cà rốt đã gọt vỏ trong tủ lạnh cùng với nước để giữ độ tươi. Rửa cà rốt bằng nước mát cho sạch. Đổ nước mát vào hộp có nắp đậy kín, ít nhất là đầy nửa hộp - bạn cần lượng nước đủ để ngâm cà rốt ngập trong nước. Cho cà rốt vào hộp nước, đậy kín lại và bỏ vào tủ lạnh bảo quản tối đa 3 tuần.[17]
- Cách khoảng 4-5 ngày một lần, bạn hãy lấy hộp cà rốt ra, chắt nước đi và thay nước mới vào để giữ cho cà rốt khỏi hỏng.
- Luôn luôn rửa sạch cà rốt sau mỗi lần lấy ra khỏi hộp nước.
Quảng cáo
Cách đông lạnh cà rốt
-
1Sơ chế cà rốt và chần trong nước sôi. Rửa cà rốt, cắt đầu đuôi và gọt vỏ (nếu là cà rốt nguyên củ), sau đó trút cà rốt vào nồi nước đang sôi, chần trong 3-5 phút.[18]
- Phương pháp chần sẽ giúp cho cà rốt vẫn tươi ngon ngay cả sau khi đông lạnh nhiều tháng.
- Cà rốt cắt lát chần trong nước sôi khoảng 2 phút là được, còn cà rốt nguyên củ cần phải chần trong 5 phút.
-
2Ngâm cà rốt trong nước đá, chắt nước và cho vào khay lót giấy nến. Dùng thìa có lỗ vớt cà rốt ra ngâm vào nước lạnh khoảng 3-5 phút hoặc bằng với thời gian mà bạn đã chần trong nước sôi, sau đó đổ nước đá đi và trút cà rốt vào khay có lót giấy nến.[19]
-
3Thấm khô cà rốt và cho vào túi. Lấy khăn bông sạch hoặc khăn giấy thấm khô nước đá còn trên cà rốt. Khi cà rốt chần đã khô là bạn có thể và cho vào túi ni lông và kéo khóa cho kín để bảo quản.[20]
- Bạn nên ghi ngày đông lạnh bên ngoài túi cà rốt chần để không quên mất rằng nó đã được đông lạnh bao lâu rồi.
-
4Đông lạnh túi cà rốt tối đa 12 tháng. Cà rốt có thể bảo quản trong tủ đông khá lâu, do đó nếu bạn có quên vài tháng thì cũng không sao.[21]
- Cà rốt baby đông lạnh có thể vẫn còn tươi ngon đến 18 tháng, nhưng bạn có trữ trong tủ đông lâu hơn một chút cũng được.[22]
-
5Rã đông cà rốt trong bát nước lạnh hoặc trong tủ lạnh. Chuyển túi cà rốt đông lạnh vào tủ lạnh để qua đêm trước khi định ăn hay nấu cà rốt - ngày hôm sau là dùng được. Nếu có ít thời gian, bạn có thể ngâm cà rốt trong nước mát, nhưng nhớ là phải chắt nước đi và thay nước mới sau mỗi 30 phút để giữ mát![23]
- Chú ý đến nhiệt độ của cà rốt khi đang rã đông. Vi khuẩn thường phát triển nhanh trong nhiệt độ cao hơn 4 độ C.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Khi bị khô đi, cà rốt baby sẽ có một lớp bao bên ngoài màu trắng. Cà rốt này vẫn ăn được, nhưng hương vị của nó sẽ ngon hơn nếu bạn ngâm vào nước trong vài phút.[24]
Tham khảo
- ↑ https://blogs.extension.iastate.edu/answerline/2019/03/07/baby-carrots-myth-and-facts/
- ↑ https://ag.umass.edu/vegetable/fact-sheets/carrots-identifying-diseases
- ↑ https://blogs.extension.iastate.edu/answerline/2019/03/07/baby-carrots-myth-and-facts/
- ↑ https://blogs.extension.iastate.edu/answerline/2019/03/07/baby-carrots-myth-and-facts/
- ↑ https://ag.umass.edu/vegetable/fact-sheets/carrots-identifying-diseases
- ↑ https://health.clevelandclinic.org/what-happens-if-you-eat-moldy-food/
- ↑ https://blogs.extension.iastate.edu/answerline/2019/03/07/baby-carrots-myth-and-facts/
- ↑ https://www.consumerreports.org/food-safety/how-to-tell-whether-expired-food-is-safe-to-eat-a1083080425/
- ↑ https://www.allrecipes.com/article/how-to-store-carrots-to-keep-them-fresh/
- ↑ https://extension.purdue.edu/foodlink/food.php?food=carrot
- ↑ https://extension.purdue.edu/foodlink/food.php?food=carrot
- ↑ https://blogs.extension.iastate.edu/answerline/2019/03/07/baby-carrots-myth-and-facts/
- ↑ https://www.allrecipes.com/article/how-to-store-carrots-to-keep-them-fresh/
- ↑ https://extension.purdue.edu/foodlink/food.php?food=carrot
- ↑ https://blogs.extension.iastate.edu/answerline/2019/03/07/baby-carrots-myth-and-facts/
- ↑ https://www.allrecipes.com/article/how-to-store-carrots-to-keep-them-fresh/
- ↑ https://www.allrecipes.com/article/how-to-store-carrots-to-keep-them-fresh/
- ↑ https://nchfp.uga.edu/how/freeze/carrot.html
- ↑ https://extension.umn.edu/preserving-and-preparing/vegetable-blanching-directions-and-times-home-freezer-storage
- ↑ https://www.allrecipes.com/article/how-to-store-carrots-to-keep-them-fresh/
- ↑ https://extension.umn.edu/preserving-and-preparing/vegetable-blanching-directions-and-times-home-freezer-storage
- ↑ https://blogs.extension.iastate.edu/answerline/2019/03/07/baby-carrots-myth-and-facts/
- ↑ https://www.allrecipes.com/article/how-to-store-carrots-to-keep-them-fresh/
- ↑ https://www.allrecipes.com/article/baby-carrots-white-stuff/