Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bong gân là hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt là ở những người hoạt động thể chất cường độ cao. Bong gân chỉ đơn giản là các cơ bị kéo giãn quá mức. Tình trạng này thường do sự vận động quá độ của cơ hoặc tổn thương cơ do chấn thương hoặc tai nạn. Khi bị bong gân đầu gối, bạn thường bị rách các sợi cơ hoặc tổn thương gân do chúng bị kéo giãn quá mức. Bạn thường cảm thấy đau ngay sau khi tổn thương xảy ra hoặc không đau trong nhiều giờ sau đó. Nếu bạn nghĩ mình bị bong gân đầu gối, điều quan trọng là nhận biết các triệu chứng và cách kiểm tra tình trạng bong gân, đồng thời biết những vấn đề có thể xảy ra trong việc chẩn đoán và điều trị bong gân.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Kiểm tra các triệu chứng

  1. 1
    Kiểm tra tình trạng viêm và đau. Viêm thực chất là phản ứng ban đầu của cơ thể để cố gắng sửa chữa các tổn thương. Để tự chữa lành, cơ thể thường có biểu hiện sưng, đau, nóng hoặc đỏ. Bạn có thể đặt bàn tay lên đầu gối và kiểm tra xem đầu gối có ấm nóng, sưng lên hoặc đỏ không. Ngoài ra, hãy kiểm tra xem có đau và nhức không.[1]
    • Cảm giác ấm ở vùng bị thương là do lưu lượng máu gia tăng nhằm vận chuyển nhiệt lượng từ trung tâm cơ thể đến các mô ngoại vi vốn lạnh hơn.[2]
    • Viêm thường là do cơ thể phản ứng với sự tổn thương mô và dẫn đến gia tăng hoạt động của các tế bào bạch cầu.[3]
    • Hiện tượng đỏ là do sự gia tăng lưu lượng máu đến vết thương.[4]
    • Đôi khi chỗ bị thương không đỏ mà đổi màu hoặc bầm tím do bị xoắn vặn hoặc kéo căng khi duỗi hoặc giãn quá mức.[5]
  2. 2
    Chú ý đến tình trạng cứng khớp hoặc giảm tầm vận động. Sau khi đầu gối bị chấn thương, vùng bị thương thường bị cứng và tầm vận động bị giới hạn. Bạn hãy thử đứng trên chân không bị thương và nhẹ nhàng nhấc chân bị thương lên xem đầu gối có yếu hẳn hoặc mất ổn định không. Đầu gối có thể rất yếu ớt hoặc run rẩy.[6]
  3. 3
    Kiểm tra cảm giác tê hoặc co thắt cơ. Đôi khi chấn thương có thể làm tê vùng bị thương hoặc khiến cơ thỉnh thoảng bị co thắt đột ngột. Bạn hãy kiểm tra xem đầu gối hoặc vùng xung quanh đầu gối có cảm giác châm chích do chấn thương không.
    • Tê là do mất cảm giác hoặc mất chức năng vận động tạm thời do tai nạn đã làm tổn thương các mô cơ.
  4. 4
    Nghe âm thanh và quan sát độ linh hoạt của đầu gối. Cẩn thận cử động chân và chú ý những âm thanh lạ như tiếng lạo xạo hoặc lục cục phát ra từ đầu gối. Kiểu âm thanh này có thể là dấu hiệu cho thấy có gì đó bị rách. Trong lúc kiểm tra âm thanh lạ, hãy xác định xem bạn có thể duỗi thẳng chân hoàn toàn không. Việc mất khả năng duỗi thẳng chân và đầu gối là một dấu hiệu rõ ràng của tình trạng bong gân.[8]
  5. 5
    Xác định xem đầu gối có khả năng chịu trọng lượng không. Các cơ và gân khi tổn thương sẽ không còn khỏe như trước. Bạn hãy thử đứng trên chân bị thương xem có thể giữ được trọng lượng cơ thể không, hay chân bị oằn xuống vì áp lực. Một phép thử khác là bước đi hoặc leo cầu thang để xem bạn có thể cử động được dễ dàng không. Nếu các cơ, gân và dây chằng bị tổn thương, những cử động này sẽ khó khăn và đau. [9]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Chẩn đoán y khoa

  1. 1
    Tìm hiểu các thông tin y khoa có liên quan. Khi đi khám bệnh, bạn cần thông báo cho bác sĩ biết các vấn đề về xương khớp đã từng xảy ra, các biến chứng sau phẫu thuật trước đây, những vấn đề về viêm hoặc chấn thương và mức hoạt động thể chất của bạn.
    • Nhớ lại những lần bị ngã, đi hoặc chạy trên mặt đất gập ghềnh, vặn hoặc xoay mắt cá chân hoặc chân, bước hụt hoặc lực tác động đột ngột lên đầu gối.
  2. 2
    Kiểm tra dây chằng đầu gối. Bác sĩ có thể tiến hành nhiều phép thử để kiểm tra dây chằng đầu gối. Việc kiểm tra hoạt động của dây chằng là cần thiết vì dây chằng có chức năng giữ ổn định đầu gối. Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra: dây chằng khớp gối, dây chằng chéo sau và dây chằng chéo trước.[10]
    • Phép kiểm vẹo ngoài và vẹo trong sẽ kiểm tra dây chằng giữa gối và dây chằng bên gối.
    • Phép kiểm ngăn kéo sau dùng để kiểm tra dây chằng chéo sau.
    • Phép kiểm Lachman, phép kiểm tra ngăn kéo trước và phép kiểm tra chuyển trục xoay giúp đánh giá dây chằng chéo trước.
    • Nếu kết quả các phép kiểm dây chằng đầu gối cho thấy sụn chêm có vấn đề, bác sĩ có thể làm nghiệm pháp McMurray.
    • Nếu quá trình khám lâm sàng như các phép kiểm trên gây đau nhiều, bác sĩ có thể yêu cầu làm phép kiểm tầm vận động khớp để đo độ lỏng lẻo của khớp gối. Tuy nhiên trường hợp này cực kỳ hiếm.
  3. 3
    Thực hiện các xét nghiệm khác nếu bác sĩ nghi ngờ có tổn thương nghiêm trọng hơn. Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng để xác định mức độ đau, sưng, độ vững khớp gối và khả năng vận động. Lúc này bác sĩ có thể đề nghị làm thêm các xét nghiệm khác, chẳng hạn như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ hoặc chụp siêu âm. Các loại xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xem xét kỹ hơn tình trạng đầu gối của bạn.
    • Các xét nghiệm này sẽ chỉ được thực hiện khi các phép kiểm dây chằng đầu gối không thể giúp bác sĩ xác định vấn đề.
    • Xét nghiệm chụp X-quang có thể kiểm tra tình trạng gãy xương.
    • Xét nghiệm chụp cộng hưởng từ sẽ cho phép bác sĩ quan sát cấu trúc bên trong đầu gối để kiểm tra tình trạng sưng và tổn thương ở các mô mềm.[11]
    • Xét nghiệm chụp siêu âm có thể được sử dụng để chụp hình ảnh các mô trong đầu gối và cũng là một dạng trị liệu.[12]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Điều trị bong gân đầu gối

  1. 1
    Giảm đau, sưng và sốt bằng thuốc. Nhóm thuốc kháng viêm không steroid là loại thuốc giảm đau phổ biến, có tác dụng giảm đau, sưng hoặc viêm liên quan đến bong gân đầu gối. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bất cứ loại thuốc nào, vì chúng có thể gây ra các vấn đề về thận hoặc gây xuất huyết. Nếu các thuốc không kê toa không có tác dụng, bạn có thể sử dụng thuốc do bác sĩ kê toa.[13]
  2. 2
    Hạn chế cử động để bảo vệ khớp. Nghỉ ngơi sau chấn thương là điều quan trọng, nhưng thường thì bạn vẫn phải cử động. Hãy dùng các dụng cụ hỗ trợ như nẹp, dây đai, băng hoặc nạng để hạn chế cử động trong thời gian chờ đầu gối hồi phục. Các dụng cụ này còn giúp giảm đau vì chúng hạn chế cử động của đầu gối. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn tránh đặt trọng lượng cơ thể lên chân đau trong 48 tiếng.[14]
  3. 3
    Nâng cao và giữ yên đầu gối. Để kiểm soát cơn đau, bạn nên nâng cao và giữ yên đầu gối. Đặt đầu gối cao hơn tim để giảm lưu lượng máu dồn đến chỗ bị thương.[15]
    • Thử ngồi dựa trên ghế có chỗ gác chân với vài chiếc gối kê bên dưới đầu gối hoặc nằm trên giường và kê gối dưới đầu gối.
  4. 4
    Chườm đá và băng ép đầu gối. Để giảm đau và sưng, bạn hãy chườm đá và băng ép ổn định đầu gối. Dùng túi chườm đá hoặc túi đựng đá đập vụn chườm mỗi lần không quá 20 phút. Bạn có thể chườm như vậy cách 1 tiếng một lần. Chườm đá giúp mô không tổn thương thêm. Băng ép giúp giảm sưng và đau.[16]
    • Chườm đá trong 48 tiếng đầu tiên sau chấn thương đầu gối.
  5. 5
    Quấn đầu gối bằng băng đàn hồi. Việc quấn băng đàn hồi hoặc băng ép như băng ACE có thể giúp cải thiện sự lưu thông máu đến vùng bị thương và cũng hỗ trợ cho đầu gối. Bạn có thể tự quấn hoặc nhờ chuyên viên y tế quấn giúp.[17]
  6. 6
    Tập vật lý trị liệu để chữa bong gân đầu gối. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể để nghị bạn tập vật lý trị liệu. Bạn sẽ được học các bài tập để giảm đau cũng như cải thiện sức mạnh và tầm vận động.
  7. 7
    Tim sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu xuất hiện một số triệu chứng nhất định. Trong một số trường hợp, bạn sẽ phải đến phòng cấp cứu vì chấn thương đầu gối. Hãy tìm sự hỗ trợ y tế khẩn cấp nếu bạn:[18]
    • Không thể đặt trọng lượng lên chân bị thương hoặc cảm thấy mất vững.
    • Da đỏ hoặc các tia đỏ tỏa ra từ chỗ bị thương.
    • Bị thương lại đúng vị trí bạn đã bị thương nhiều lần trước đó.
    • Tình trạng bong gân có vẻ nghiêm trọng.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn vẫn đau sau hai tuần điều trị tại nhà, đầu gối trở nên nóng hoặc sốt kèm với sưng đau tại đầu gối.[19]

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Bẻ Đốt sống Lưng
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Jonathan Frank, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình thể thao & Chuyên gia điều trị bảo tồn khớp
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jonathan Frank, MD. Jonathan Frank là bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sống tại Beverly Hills, California, chuyên về y học thể thao và điều trị bảo tồn khớp. Frank chuyên về phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, phẫu thuật nội soi khớp gối, vai, hông và khuỷu tay. Frank có bằng bác sĩ y khoa của Đại học California, Trường Y khoa Los Angeles. Anh hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú phẫu thuật chỉnh hình tại Trung tâm Y tế Đại học Rush ở Chicago và thực tập sinh tiến sĩ về y học thể thao chỉnh hình và điều trị bảo tồn khớp hông tại Trung tâm Y tế Steadman ở Vail, Colorado. Anh là bác sĩ thành viên thuộc Đội Trượt tuyết Hoa Kỳ. Frank hiện nay là cây bút chuyên viết các bài đánh giá cho tạp chí khoa học, nghiên cứu của anh được trình bày tại các hội nghị về phẫu thuật chỉnh hình trong khu vực, quốc gia và quốc tế, anh cũng giành được nhiều giải thưởng, trong đó có giải thưởng Mark Coventry và William A Grana. Bài viết này đã được xem 10.536 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 10.536 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo