Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bình đựng nước bằng đồng là vật thay thế sành điệu cho các chai nước thông thường và được quảng cáo là đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Mặc dù hầu hết các tuyên bố này chưa được kiểm chứng, nhưng có một số bằng chứng cho thấy bình đựng nước bằng đồng có khả năng diệt khuẩn.[1] Nếu bạn mới mua về một bình nước bằng đồng, hãy dùng vài phép thử tại nhà để đảm bảo đó là món đồ đáng giá chứ không phải hàng giả. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn 9 cách để nhận biết liệu chiếc bình đồng của bạn có phải là đồng nguyên chất không.

1

Tìm màu đỏ cam của đồng

  1. Đồng có màu đỏ cam thay vì màu bạc hoặc màu vàng kim. Đồng thật hấp thụ ánh sáng xanh lục – lam, do đó nó tạo ra sắc cam đỏ đặc trưng. Hãy quan sát chiếc bình dưới ánh sáng – nếu không có màu cam đỏ thì rất có thể nó không phải là đồng thật.[2]
    Quảng cáo
2

Kiểm tra bình bằng nam châm

  1. Đồng không bị hút vào bất cứ loại nam châm nào.[3] Để kiểm tra chiếc bình, bạn hãy tìm một thỏi nam châm – loại nào cũng được. Thử xem chiếc bình có dính vào nam châm không; nếu có, chiếc bình của bạn chắc chắn là không được làm bằng đồng.[4]
    • Chiếc bình của bạn dù có vượt qua được phép thử bằng nam châm thì cũng chưa đảm bảo nó là đồng, nhưng đó cũng là khởi đầu tốt.
3

Đo bằng đồng hồ vạn năng

  1. Đồng có điện trở suất là 1,7 x 10⁻⁸ Ohm/m.[5] Kiểm tra chiếc bình của bạn bằng đồng hồ vạn năng để xem điện trở suất đo được là bao nhiêu. Hiệu chỉnh đồng hồ vạn năng sang “ohms”— đây là một đơn vị đo điện trở và được ký hiệu bằng một chữ cái Hy Lạp omega. Điều chỉnh đồng hồ vạn năng đến mức thấp nhất và đặt cả hai đầu dò đỏ và đen lên chiếc bình và đọc số đo diện trở suất. Nếu số đo là 1,7 x 10⁻⁸, bạn có thể chắc chắn là chiếc bình của bạn là đồng thật.[6]
    • Bạn có thể mua Ôm kế tại các cửa hàng dụng cụ.
    Quảng cáo
4

Tính khối lượng riêng

  1. Đồng thật có khối lượng riêng là 8,96 g/cm³. Rót nước vào bình để biết thể tích của nó, tức là lượng chất lỏng nó chứa được. Sau đó, bạn sẽ đặt chiếc bình lên cân để đo khối lượng tính theo đơn vị gram. Chia số đo khối lượng cho thể tích – thông thường, đồng thật có khối lượng riêng vào khoảng 8,96 g/cm³.[7]
    • Ví dụ, nếu chiếc bình của bạn có cân nặng 1.000 g và chứa được 2.400 cm³ nước, khối lượng riêng của nó sẽ chỉ là 0,42 g/cm³—do đó, nó không phải là đồng thật.
5

Gõ vào bề mặt bình để nghe âm thanh

6

Tìm những đốm màu lục lam

  1. Đồng sẽ chuyển sang màu lục lam khi tiếp xúc với các yếu tố môi trường. Các đốm màu lục lam được gọi là patina (lớp gỉ đồng), giúp ngăn ngừa hiện tượng ăn mòn. Nếu bạn nhận thấy lớp patina màu lục lam trên chiếc bình, bạn có thể tin là nó làm bằng đồng thật.[9]
    • Nếu là bình mới tinh, có lẽ bạn sẽ không tìm thấy đốm màu lục lam nào.
7

Sờ chiếc bình để tìm các vết lõm

  1. Đồng là kim loại khá mềm và có thể có vài khiếm khuyết. Nếu bạn đang dùng chiếc bình đồng cũ, rất có thể nó sẽ có những chỗ móp và vết lõm. Hãy xoa bàn tay trên bề mặt bình – nếu nó hoàn toàn phẳng, chiếc bình của bạn có thể không phải là đồng nguyên chất.[10]
    • Có thể bạn không thấy có vết lõm hoặc khiếm khuyết nào nếu đó là chiếc bình đồng mới.
    Quảng cáo
8

Tìm mã số

  1. Đồng không được đăng ký hoặc kiểm soát bởi hệ thống số thống nhất (UNS). UNS biểu thị một số kim loại và hợp kim bằng một mã số cụ thể. Đồng không được kiểm soát hoặc được gắn nhãn trong hệ thống này – nếu bạn thấy một dãy số hoặc các chữ cái ghi trên bình thì có lẽ nó không được làm bằng đồng.[11]
    • UNS sử dụng chữ “C” trên một số tem của họ, nhưng nó không có nghĩa là chiếc bình đó làm bằng đồng. Chữ “C” đó chỉ là một phần trong hệ thống số của họ.
9

Mua bình ở nơi có uy tín

  1. Sự khôn ngoan khi mua sắm có thể giúp bạn không mua phải hàng giả. Các shop online thường cam đoan là họ bán bình đồng nguyên chất, nhưng có thể đó là hàng giả. Để mua được hàng thật chất lượng tốt, bạn nên tìm một người bán đồ đồng có uy tín thay vì mua liều ở một nơi mà bạn không biết rõ.
    • Nếu bạn mua bình đựng nước bằng đồng trên mạng, hãy kiểm tra kỹ các nhận xét của khách hàng trước.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Bình đựng nước bằng đồng trông thì đẹp, nhưng đồng có thể ngấm vào nước uống.[12] Nếu có nhiều đồng ngấm vào nước, bạn có thể bị tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn.[13]
  • Đừng để nước trong bình đồng qua đêm hoặc đựng nước có tính axit như nước cam. Điều này có thể tăng nguy cơ đồng ngấm vào nước.[14]

Bài viết wikiHow có liên quan

Làm Thuyền Giấy
Làm nước xà phòng thổi bong bóng
Làm phẳng giấy bị vò nhàu
Gấp trái tim bằng tờ 1 đô la
Gập hạc giấy
Gấp Phi tiêu Ninja
Thổi bong bóng bằng kẹo cao su
Làm ảo thuật với bộ bài
Vẽ một Bông hoaVẽ một Bông hoa
Làm slime bằng dầu gội và kem đánh răng
Làm thẻ đánh dấu sách
Làm phễu hoặc hình chóp bằng giấy
Sửa chữa cuốn sách bị bong gáySửa chữa cuốn sách bị bong gáy
Làm cứng đất sét sau khi nặnLàm cứng đất sét sau khi nặn
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 1.048 lần.
Trang này đã được đọc 1.048 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo