Bài viết này đã được cùng viết bởi Neal Blitz, DPM, FACFAS. Neal Blitz là bác sĩ bộ khoa và bác sĩ phẫu thuật bàn chân & mắt cá chân, điều hành các phòng khám tư nhân tại Thành phố New York và Beverly Hills, California. Bác sĩ Blitz là người sáng tạo ra Thủ thuật Bunionplasty® (phẫu thuật tạo hình xử lý biến dạng ở ngón chân cái) giúp cách mạng hóa kỹ thuật phẫu thuật này. Ông có hơn 17 năm kinh nghiệm điều trị bệnh bàn chân và chuyên về phẫu thuật xâm lấn tối thiểu ở bàn chân và mắt cá chân. Ông nhận bằng bác sĩ bộ khoa của Đại học Y học Bộ khoa New York, sau đó hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú về Phẫu thuật Chọn lọc & Tạo hình Bàn chân & Mắt cá chân tại Trung tâm Y tế Swedish, được trao học bổng tiến sĩ tại Dresden, Đức, chuyên về chấn thương và kỹ thuật tạo hình. Ông được chứng nhận có chuyên môn về Phẫu thuật Bàn chân và Phẫu thuật Tạo hình Gót chân & Mắt cá chân, được Ủy ban Phẫu thuật Bàn chân & Mắt cá chân Hoa Kỳ cấp bằng hành nghề và là thành viên của Hội đồng Bác sĩ Phẫu thuật Bàn chân & Mắt cá chân Hoa Kỳ.
Bài viết này đã được xem 6.509 lần.
Bàn chân của bạn có khoảng 26 chiếc xương, phần nhiều trong số đó dễ bị tổn thương. Bạn có thể làm gẫy xương ngón chân khi đá vào vật nào đó, bạn có thể làm vỡ xương gót chân khi nhảy từ trên cao và tiếp đất bằng bàn chân, bạn cũng có thể làm gẫy các xương khác khi bị trẹo hoặc bong gân bàn chân. Mặc dù trẻ em có nguy cơ bị gẫy xương nhiều hơn người lớn, song bàn chân của trẻ thường linh hoạt hơn và phục hồi nhanh hơn.
Các bước
Nhận biết các triệu chứng gãy xương bàn chân
-
1Chú ý nếu thấy quá đau khi đi bộ. Triệu chứng chủ yếu khi xương bàn chân bị gãy là tình trạng đau đớn tột độ khi bạn cố gắng tạo áp lực lên bàn chân hoặc đi bộ.[1]
- Nếu bị gãy ngón chân, bạn vẫn có thể đi được và không cảm thấy đau lắm. Gãy xương bàn chân sẽ vô cùng đau đớn khi bạn đi bộ. Giày cao cổ thường làm giảm cảm giác đau do bị gãy xương vì chúng hỗ trợ ở mức độ nào đó; tháo bỏ giày khi nghi bị rạn xương là cách tốt nhất kiểm tra chấn thương.
-
2Cố gắng tháo tất và giày ra. Làm như vậy sẽ giúp bạn xác định liệu bàn chân có bị gãy hay không, vì bạn có thể so sánh hai bàn chân đặt cạnh nhau.[2]
- Nếu không thể tháo giày và tất ra dù được sự trợ giúp của người khác, bạn cần đến cơ sở cấp cứu gần nhất hoặc gọi 115. Bàn chân của bạn có khả năng bị gãy và cần chăm sóc y tế ngay lập tức. Hãy cắt bỏ giày và tất trước khi tình trạng sưng tấy làm tổn thương bàn chân.
-
3So sánh hai chân với nhau và quan sát các dấu hiệu bầm tím, sưng và chấn thương. Kiểm tra xem bàn chân bị thương cũng như các ngón chân có bị sưng hay không. Bạn cũng có thể so sánh bàn chân bị thương với bàn chân lành để xem chân có bị chuyển sang màu đỏ tía và sưng tấy, hoặc thâm tím toàn bộ không. Bạn cũng sẽ phát hiện ra vết thương hở trên bàn chân bị chấn thương.[3]
-
4Kiểm tra xem liệu bàn chân bị gãy xương hay chỉ bong gân. Bạn cũng có thể xác định được bàn chân bị bong gân hay bị gãy xương. Bong gân xảy ra khi bạn kéo căng hoặc làm rách dây chằng, đó là mô liên kết hai xương với nhau. Gãy là rạn xương hoặc gãy xương hoàn toàn.[4]
- Kiểm tra xem có mảnh xương nào chọc vào da, hoặc có chỗ nào ở bàn chân bị biến dạng hoặc tạo góc không tự nhiên. Nếu có xương chọc ra hoặc bàn chân bị biến dạng, thì khả năng là xương bàn chân đã bị gãy.[5]
-
5Hãy đến phòng cấp cứu gần nhất. Nếu bàn chân bị chấn thương có vẻ như bị gãy, bạn cần đến phòng cấp cứu gần nhất. Nếu bạn ở một mình, không có người trợ giúp, hãy gọi 115. Đừng tự lái xe đến cơ sở cấp cứu nếu bàn chân bị gãy.[6] Bất cứ chiếc xương nào bị gãy cũng có thể gây sốc, khiến việc tự lái xe trở nên rất nguy hiểm.
- Nếu ai đó có thể đưa bạn đến nơi cấp cứu, bạn cần cố định bàn chân để giữ chúng nằm yên và không bị chuyển động khi ở trong xe. Trượt gối xuống phía dưới bàn chân. Dùng băng dính hoặc buộc cố định gối với bàn chân giúp bàn chân đứng thẳng. Cố gắng để bàn chân ở vị trí cao khi xe đang di chuyển; nếu được, hãy ngồi ở ghế sau và đặt bàn chân lên cao.
Quảng cáo
Gặp bác sỹ để điều trị
-
1Để bác sỹ kiểm tra bàn chân của bạn. Bác sỹ sẽ ấn vào một vài chỗ trên bàn chân để xem liệu có bị gãy không. Bạn có thể cảm thấy đau khi bác sỹ ấn, đó là dấu hiệu xương bàn chân bị gãy.[7]
- Nếu xương bàn chân bị gãy, bạn có thể cảm thấy đau khi bác sỹ ấn vào dưới ngón út hoặc vào giữa bàn chân. Bạn cũng khó đi được quá bốn bước mà không có sự trợ giúp hoặc không thấy đau khủng khiếp.
-
2Để bác sỹ chụp X-quang bàn chân. Nếu nghi ngờ xương bàn chân bị gãy, bác sỹ sẽ cho chụp X-quang bàn chân của bạn.
- Tuy nhiên, kể cả chụp X-quang thì vẫn khó xác định bàn chân có bị gãy hay không vì tình trạng sưng tấy có thể che khuất những xương nhỏ ở bàn chân. Sử dụng X-quang, bác sỹ có thể xác định xương bàn chân bị gãy và cách điều trị.
-
3Hãy hỏi bác sỹ về các lựa chọn điều trị cho bạn. Các biện pháp điều trị đối với bàn chân bị gãy sẽ tùy thuộc vào việc xương nào bị gãy.
- Nếu bị gãy xương gót chân, bạn có thể cần đến phẫu thuật. Tương tự như vậy, nếu bạn làm gãy xương mắt cá chân, đây là xương nối giữa bàn chân và cẳng chân. Nhưng nếu bị rạn xương ngón chân út hoặc các ngón chân khác thì bạn không cần phải phẫu thuật.
Quảng cáo
Chăm sóc bàn chân tại nhà
-
1Để bàn chân nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Sau khi bàn chân bị gãy xương đã được bác sỹ xử lý, bạn cần cố gắng cho bàn chân nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Hãy sử dụng nạng để đi lại và nhớ đặt toàn bộ sức nặng cơ thể lên cánh tay, bàn tay, vai và nạng thay vì đặt lên bàn chân.
- Nếu bạn bị gãy xương ngón chân, ngón chân bị gãy có thể được băng bó cùng với ngón bên cạnh để tránh cử động. Bạn không nên đặt trọng lượng lên ngón chân bị gãy và đợi ngón chân lành hẳn trong vòng sáu đến tám tuần.
-
2Đặt bàn chân lên cao và áp đá lạnh để giảm sưng tấy. Đặt bàn chân lên miếng đệm trên giường hoặc ghế cao khi ngồi sao cho bàn chân cao hơn so với phần còn lại của cơ thể. Cách này sẽ giúp giảm sưng tấy.
- Áp đá lạnh vào bàn chân cũng giúp bớt sưng, đặc biệt nếu bàn chân được băng bó thay vì bó bột. Áp đá mỗi lần 10 phút, áp đá lại sau mỗi giờ trong vòng 10 – 12 giờ đầu bị chấn thương.
-
3Uống thuốc giảm đau theo đơn bác sỹ kê. Bác sỹ sẽ cho bạn thuốc giảm đau hoặc kê đơn để bạn mua thuốc ở quầy nhằm giúp kiểm soát cơn đau. Bạn chỉ được dùng thuốc theo hướng dẫn sử dụng hoặc theo đơn bác sỹ kê.
-
4Hẹn bác sỹ để kiểm tra lại. Hầu hết các trường hợp gãy xương bàn chân đều cần từ sáu đến tám tuần để lành. Bạn nên hẹn gặp bác sỹ để kiểm tra sau khi có thể đi lại và đứng trên bàn chân. Bác sỹ có thể khuyên bạn dùng giày đế bằng và cứng để giúp bàn chân hồi phục đúng cách.Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/broken_foot/article_em.htm
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/broken_foot/article_em.htm
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/broken_foot/article_em.htm
- ↑ https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=1889
- ↑ http://www.footvitals.com/injuries/broken-foot.html
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/broken_foot/article_em.htm
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/broken_foot/article_em.htm#what_is_a_broken_foot