Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Hầu hết các loài cây mọng nước đều dễ nhân giống. Loài cây này cũng có nhiều lá để bạn thử nghiệm trồng hàng loạt cùng một lúc mà chỉ tốn ít công sức. Thậm chí bạn có thể trồng cây mọng nước từ một chiếc lá, mặc dù nhiều loài cây cũng đòi hỏi quy trình cắt cây đúng cách. Lưu ý rằng cây lô hội đòi hỏi cách xử lý khác để có kết quả tốt nhất.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Lấy các cành cây để trồng

  1. 1
    Bắt đầu thực hiện vào đầu mùa trồng trọt. Bạn cũng có thể thử nhân giống cây mọng nước vào bất cứ mùa nào trong năm. Tuy nhiên, khả năng thành công sẽ cao nhất nếu bạn bắt đầu thực hiện việc này vào gần cuối mùa ngủ đông của cây hoặc khi bắt đầu mùa trồng trọt.[1] Thông thường thời gian này là vào đầu mùa xuân, nhưng có một số loài cây mọng nước bắt đầu phát triển vào mùa thu hoặc mùa đông.[2]
    • Nếu đã có sẵn cành cây, bạn hãy chuyển sang phần kế tiếp là trồng các cành cây. Ngay cả khi bạn không thực hiện các bước dưới đây để cắt cành cây, phần lớn các cây mọng nước vẫn có nhiều khả năng nhân giống thành công.
  2. 2
    Khử trùng một con dao sắc. Chọn dao cạo hoặc dao sắc có thể cắt đứt một lần. Giảm rủi ro nhiễm trùng bằng cách hơ lưỡi dao trên lửa hoặc lau bằng cồn.
    • Việc dùng tay ngắt hoặc dùng kéo cắt cây không được khuyến khích, vì cành cây có thể bị giập nát hoặc bị cắt nham nhở và không thể lành lại đúng mức.[3] Nếu vẫn cố gắng dùng tay ngắt lá, bạn cần đảm bảo chiếc lá ngắt ra khỏi thân cây phải còn nguyên vẹn, thao tác ngắt lá phải nhẹ nhàng, không dùng lực mạnh.[4]
  3. 3
    Quyết định nên cắt rời từng lá hay cắt cả đoạn lớn. Hầu hết các cây mọng nước đều có thể mọc thành cây mới từ một chiếc lá hoặc một phần cành cây. Tuy nhiên, một số loài như Dudleya hoặc Aeonium cần cả một đoạn thân cây.[5] [6] Bạn có thể tham khảo một số bước sau đây để biết thêm thông tin.
    • Nếu không biết cây đang định trồng thuộc giống hoặc loài nào, bạn có thể thử áp dụng cả hai phương pháp. Cây mẹ hầu như không bị ảnh hưởng gì nếu bạn làm theo các hướng dẫn dưới đây, một thử nghiệm không mấy tốn kém.
    • Đối với một số loài cây không đặc thù, đặc biệt là cây lô hội, tốt nhất là bạn nên nhân giống bằng cách bứng cây con mới mọc.
  4. 4
    Chọn lá để cắt. Nếu loài cây bạn muốn nhân giống có lá dạng hình "hoa thị" hoặc lá tròn mọc sát nhau trên ngọn cây, bạn hãy để nguyên phần ngọn và cắt những chiếc lá bên dưới, nhưng không cắt trực tiếp từ gốc cây.[7] Đối với loài cây mọng nước chủ yếu mọc hướng ra ngoài thay vì mọc lên cao, bạn hãy cắt những chiếc lá mọc ngoài rìa. Cắt lá tại vị trí nối với thân cây bằng một nhát dao.
    • Trừ khi định cắt cả cành cây, bạn có thể chuyển sang phần trồng cành cây tiếp theo.
    • Xem phần Lời khuyên bên dưới nếu cây mọng nước của bạn là loại cây lá to.
  5. 5
    Chọn cành cây để cắt. Phần lớn cây mọng nước không khó trồng, nhưng bạn vẫn có thể tăng khả năng trồng được một cây khỏe mạnh nhờ kỹ thuật cắt đúng. Lý tưởng nhất, bạn nên chọn cành đang phát triển khỏe mạnh, gần ngọn cây hoặc ngoài rìa, với chiều dài khoảng 10-15 cm.[8] Cắt ngay dưới vị trí nối với thân cây, hoặc bên dưới điểm nối của lá và chồi với cành chính.[9] Chọn đoạn cành cây có ít nhất hai lá (hoặc một cụm lá) nếu có thể.[10]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Chuẩn bị và trồng cành cây

  1. 1
    Cắt bỏ các lá cây ở phần dưới cành cây. Nếu sử dụng một đoạn cành cây, bạn hãy loại bỏ các chùm lá dưới cùng. Dùng dao đã khử trùng cắt bỏ các lá cây mọc trong khoảng 5-10 cm đoạn dưới cùng của cành cây. Không đụng đến những lá mọc bên trên.
    • Nếu đoạn cành cắt ra có cả chồi lá, bạn cứ để nguyên như vậy.[11]
  2. 2
    Nhúng mặt cắt của cành cây vào hoóc môn kích thích ra rễ (tùy ý). Bột kích thích cây ra rễ bán trên thị trường có thể đẩy nhanh quá trình phát triển của cành cây, thường bao gồm cả chất kháng nấm và chất bảo vệ rễ cây khỏi thối rữa. Liệu pháp này thường được khuyến nghị dùng cho các cành cây bắt đầu bị thối rữa và các cành cây già, “hóa gỗ”, ngoài ra thì cũng không thực sự cần thiết.[12]
    • Một số nhà làm vườn thuật lại thành công của họ khi dùng bột quế rắc vào mặt cắt của cành cây như một liệu pháp chống nấm ít tốn kém hơn.
  3. 3
    Đặt cành cây ở nơi có chút bóng râm cho khô. Đặt cành cây trên khăn giấy, tránh ánh nắng trực tiếp và thường xuyên kiểm tra mặt cắt của cành cây. Mặt cắt phải khô để cây mới mọc không dễ bị thối rữa. Các cành cây có thể được đem trồng trong vòng một hoặc hai ngày sau khi khô.[13] Các cành cây sẽ có thay đổi dễ nhận thấy hơn, đó là hình thành “vết chai” trên bề mặt cắt. Quá trình này mất khoảng từ hai đến bảy ngày.[14]
    • Nếu lá cây co lại đáng kể trong thời gian này, có thể bạn phải trồng sớm hơn. Tỷ lệ thành công sẽ thấp hơn, nhưng lá cây có thể chết nếu bị khô kiệt.
  4. 4
    Chuẩn bị hỗn hợp đất trồng cây mọng nước. Trong khi chờ mặt cắt của các cành cây khô đi, bạn hãy chuẩn bị loại đất trồng xương rồng hoặc cây mọng nước có độ thoát nước tốt và đổ vào một chậu trồng cây nhỏ. Nếu muốn tự trộn đất trồng cây, bạn có thể trộn 3 phần đất trồng cây, 2 phần cát và 1 phần đá trân châu.[15]
    • Sử dụng loại cát thô, không chứa muối mua ở cửa hàng nếu có thể, vì loại cát gom ở các nơi khác có thể chứa các vi sinh vật hoặc muối vốn gây hại cho cây.
  5. 5
    Chọn chậu có kích thước phù hợp để trồng các cành cây. Cây mọng nước sinh trưởng tốt nhất trong các chậu không quá lớn so với cây. Những chậu cây có không gian dành cho cây phát triển khoảng 2,5-5 cm là phù hợp khi bắt đầu trồng.
    • Chậu cây phải có lỗ thoát nước.
  6. 6
    Trồng cành cây. Bạn có thể trồng các đoạn cành cây như bình thường, cắm cành cây xuống đất sao cho những chiếc lá dưới cùng vừa nhô lên hỏi mặt đất nhưng không chạm đất.[16] Những chiếc lá bị chôn dưới đất có nhiều khả năng sẽ bị thối rữa, vì vậy nếu sử dụng lá cây để trồng, bạn chỉ nên để mặt cắt của lá chạm mặt đất và dùng sỏi để chống đỡ cho chiếc lá.
  7. 7
    Thỉnh thoảng tưới nước. Nói chung, cây mọng nước không đòi hỏi tưới nhiều nước. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tưới các cành cây mới trồng cách 2-3 ngày một lần trong khi cây đang ra rễ. Khi hệ thống rễ đã hình thành, bạn có thể giảm số lần tưới còn mỗi tuần một lần, hoặc khi thấy đất đã khô.[17]
    • Đừng lo nếu ban đầu các cành cây trông như bị khô kiệt. Điều này có nghĩa là cây đang sử dụng nguồn năng lượng dự trữ để ra rễ mới.
    • Nếu mọi việc đều ổn, bạn sẽ bắt đầu thấy cây đâm chồi mới trong khoảng 4 tuần.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Chăm sóc cây con

  1. 1
    Đặt cây ở vị trí ấm áp và thoáng khí. Không giống cây trưởng thành, cây mọng nước còn non có thể không đủ nguồn nước dự trữ để chịu được ánh nắng trực tiếp. Chúng phát triển tốt nhất dưới ánh nắng gián tiếp, nhiệt độ trong khoảng 20ºC và ở nơi không khí lưu thông tốt.[18]
  2. 2
    Giữ cho đất hơi ẩm. Cây con cần được tưới thường xuyên để sống sót và phát triển bộ rễ. Tuy nhiên, loài cây mọng nước vốn thích nghi với khí hậu khô hạn và thường sẽ bị thối rữa nếu ở trong môi trường úng nước. Bạn có thể dùng bình xịt hoặc bình tưới cây nhỏ để tưới nước lên bề mặt đất khi đất đã khô, cách khoảng 2-3 ngày một lần.[19] Bạn cũng cần phun sương lên lá cây được trồng, vì chiếc lá vẫn chưa mọc rễ.
    • Nếu nước máy có chứa nhiều chlorine hoặc nếu các cành cây đem trồng có dấu hiệu thối rữa, bạn hãy thử dùng nước cất.[20]
  3. 3
    Giảm tưới khi cây đã phát triển. Cây trồng bằng cành có thể phát triển hệ thống rễ đầy đủ sau bốn tuần, và đến thời điểm này bạn có thể giảm số lần tưới cây còn khoảng mỗi tháng một lần.[21] Cây trồng bằng lá sẽ phát triển chậm hơn, nhưng bạn cũng có thể quan sát được những chiếc lá nhỏ và rễ cây trồi ra từ mặt cắt của lá. Bạn hãy giảm dần số lần tưới cây khi rễ cây bắt đầu đâm xuống đất, thời gian này mất khoảng 6 tuần hoặc lâu hơn.
  4. 4
    Thận trọng khi sử dụng phân bón. Cây mọng nước là loài cây mọc chậm và không thích nghi với đất giàu dinh dưỡng.[22] Dùng loại phân bón cân đối (ví dụ như loại 10-10-10) chỉ trong mùa trồng trọt và chỉ khi cây con đã được bốn tuần tuổi và đã bén rễ. Cân nhắc dùng phân bón với liều lượng bằng ½ đến ¼ liều lượng khuyến nghị để đề phòng cây mọc quá cao và “khẳng khiu” với tán lá nhỏ, hoặc làm bỏng rễ cây.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Một số loài cây mọng nước lá to thậm chí có thể trồng được từ một phần lá:[23]
    • Loài Streptocarpus: Có thể cắt đôi lá theo chiều dọc, bỏ sống lá ở giữa và đặt mặt cắt xuống rãnh đất nông.
    • Loài Sansevieria (lưỡi hổ) và Eucomis: Có thể cắt lá theo chiều ngang thành từng phần dài khoảng 5 cm và đặt xuống đất sâu khoảng 2 cm.
    • Loài Begonia (thu hải đường) và Sinningia (tử la lan): Có thể cắt từng phần lá thành hình vuông có cạnh khoảng 2.5 cm với gân lá rộng. Cố định những phần lá này trên mặt đất bằng ghim khử trùng.

Cảnh báo

  • Nếu cây có gai hoặc các mấu nhọn, bạn cần đeo găng tay dày hoặc quấn các ngón tay trước khi cầm vào cây.

Về bài wikiHow này

Chai Saechao
Cùng viết bởi:
Nhà sáng lập của Plant Therapy
Bài viết này đã được cùng viết bởi Chai Saechao. Chai Saechao là nhà sáng lập và chủ sở hữu của Plant Therapy tại San Francisco và là một tiến sĩ thực vật học tự phong. Ông từ bỏ công việc đã làm 10 năm để thành lập Plant Therapy vào năm 2018. Khi đó, ông đã có trên 250 cây trồng trong căn hộ studio của mình. Ông tin vào khả năng trị liệu của cây xanh và hy vọng sẽ chia sẻ tình yêu cây xanh với bất kỳ ai chịu lắng nghe và học hỏi. Bài viết này đã được xem 2.297 lần.
Chuyên mục: Làm vườn
Trang này đã được đọc 2.297 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo