Bài viết này đã được cùng viết bởi Rebecca Levy-Gantt, MPT, DO. Rebecca LevyGantt là bác sĩ sản phụ khoa điều hành doanh nghiệp tư nhân tại Napa, California. Bác sĩ LevyGantt chuyên về mãn kinh, tiền mãn kinh và quản lý hóc môn, bao gồm điều trị bằng hóc môn sinh học và hóc môn hỗn hợp và điều trị thay thế. Bà cũng là bác sĩ chuyên về mãn kinh được chứng nhận trên toàn quốc và có tên trong danh sách quốc gia các bác sĩ chuyên về quản lý tình trạng mãn kinh. Bà đã nhận bằng thạc sĩ vật lý trị liệu của Đại học Boston và bằng bác sĩ về y học chỉnh hình của Đại học Y khoa Chỉnh hình New York.
Có 10 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Có nhiều điều mà bạn không được cho biết về những hậu quả sau khi sinh mổ, bao gồm việc khó ngủ trong thời gian hồi phục. Những xáo trộn như phải thức dậy trong đêm để cho em bé bú là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu có thể sắp xếp đôi chút trước khi phẫu thuật và thực hiện một số điều chỉnh nhỏ trong thói quen ngủ, bạn sẽ có được giấc ngủ cần thiết để cơ thể hồi phục và đảm nhiệm tốt vai trò làm mẹ.
Các bước
Sửa soạn chỗ ngủ
-
1Để sẵn những vật dụng cần dùng ban đêm ở gần giường. Chuẩn bị phòng ngủ nhiều ngày trước khi sinh sẽ giúp bạn thoải mái khi về nhà. Đặt sẵn những thứ cần thiết trong tầm tay để giúp mọi việc dễ dàng hơn trong đêm.[1]
- Những thứ bạn có thể cần bao gồm các vật dụng y tế như băng vệ sinh, gạc, thuốc bôi ngoài da, túi chườm và các vật dụng cá nhân như sách, kem dưỡng da tay, vài chiếc gối và chăn.
-
2Dùng khung giường thấp. Giường cao có thể gây khó khăn cho bạn khi lên và xuống giường. Nếu có điều kiện, bạn nên mua khung giường thấp để đặt nệm. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng ra vào giường hơn.[2]
- Nếu bạn không có điều kiện để mua hẳn một khung giường mới thì một chiếc ghế sofa thoải mái có thể là chỗ ngủ tốt trong những ngày sau khi sinh mổ.
- Nếu có thể, bạn nên cố gắng sắp xếp chỗ ngủ cùng một tầng với không gian sinh hoạt. Tương tự như giường cao, cầu thang có thể gây khó khăn cho bạn trong những ngày sau phẫu thuật. Cố gắng tránh lên xuống cầu thang bất cứ khi nào có thể.
-
3Lấy thêm vài chiếc gối để trên giường. Bạn chưa biết phải cần mấy chiếc gối để có thể tạo sự thoải mái trong những đêm đầu tiên, thế nên cứ cẩn thận hơn một chút cho chắc. Chuẩn bị thêm vài chiếc gối nữa để gối cho thật dễ chịu trong khi ngủ.
- Bạn có thể dùng vài kiểu gối khác nhau, chẳng hạn như gối ôm, gối kê cổ và gối tựa lưng. Nhiều loại gối sẽ giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn. Thử nghiệm nhiều sự kết hợp khác nhau đế tìm được tư thế thoải mái nhất.
- Thử đặt một chiếc gối sau lưng và một chiếc dưới bụng để bạn không di chuyển trong khi ngủ.
-
4Tạo môi trường yên tĩnh và tối ở nơi ngủ. Một căn phòng tối và yên tĩnh sẽ giúp bạn dễ vào giấc ngủ hơn và duy trì giấc ngủ sau phẫu thuật. Tắt hết đèn và không để các thiết bị phát sáng như điện thoại, máy tính và máy tính bảng trong phòng ngủ. Nếu thích có âm thanh khe khẽ trong khi ngủ, bạn có thể mở nhạc hoặc tiếng ồn trắng.[3]
- Nếu nơi bạn ở có nhiều ánh sáng lọt vào phòng, hãy cân nhắc dùng loại rèm cửa chắn sáng.
- Bạn có thể tải nhạc thư giãn trên nhiều trang thương mại online, hay mua đĩa CD ở các cửa hàng hoặc trên mạng.
Quảng cáo
Điều chỉnh thói quen ngủ
-
1Nằm ngửa để tránh gây áp lực lên vết mổ. Hầu hết phụ nữ sinh mổ cảm thấy thoải mái nhất khi nằm ngửa. Tư thế này giúp vết mổ không bị đè ép. Nhiều người dùng gối để giảm áp lực lên hông, đầu gối và vùng thắt lưng khi ngủ ở tư thế nằm ngửa.[4]
-
2Nằm nghiêng nếu bạn không thích nằm ngửa. Một số phụ nữ thấy nằm nghiêng dễ chịu hơn nằm ngửa. Những chiếc gối đặt quanh hông và bụng có thể giúp người nằm nghiêng khỏi lăn về phía vết mổ. Hãy tìm tư thế ngủ thoải mái nhất với bạn, chú ý đừng đè lên vết mổ.[5]
-
3Tránh nằm sấp khi ngủ để tránh kích ứng vết mổ. Tránh nằm sấp cho đến khi vết sẹo mổ lành hẳn và đã rút chỉ khâu. Tư thế nằm sấp có thể tạo áp lực lên vết mổ và gây kích ứng xung quanh vết thương. Rủi ro bung chỉ khâu cũng tăng khi bạn nằm ở tư thế này.[6]
-
4Nằm ở tư thế gối cao đầu để giúp kiểm soát chứng ngưng thở khi ngủ. Chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ mang thai và sau khi sinh. Bạn có thể dùng vài chiếc gối để kê đầu và vai cao hơn phần thân trên và giữ mở đường thở trong lúc ngủ. Điều này có thể giúp bạn ngủ sâu và lâu hơn nếu bạn có vấn đề về giấc ngủ sau khi sinh mổ.[7]
-
5Tranh thủ ngủ khi em bé ngủ. Thời gian sau khi bạn sinh con, những công việc như cho bé bú và thay tã sẽ thường xuyên làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Để cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục hoàn toàn, bạn nên cố gắng ngủ mỗi khi em bé ngủ, ngay cả vào ban ngày. Hãy nhờ chồng bạn, người nhà hoặc bạn bè giúp đỡ bạn làm các công việc nội trợ trong nhà và dành thời gian cần thiết để nghỉ ngơi.[8]
-
6Dùng đai nịt bụng sau sinh để nâng đỡ bụng trong lúc ngủ. Vật dụng này thường được các bà mẹ dùng sau sinh để hỗ trợ lưng, giảm đau lưng và giúp dễ chịu hơn khi cử động. Đai nịt bụng thường được mang ban ngày nhưng cũng có thể giúp bạn thoải mái hơn vào ban đêm nếu bạn khó ngủ. Thử vài loại đai nịt bụng khác nhau và tìm loại không bị dính, ngứa hoặc hằn vào da.
- Có thể bạn cần dùng loại nịt khác nhau vào ban ngày và ban đêm. Loại nịt chặt hơn có thể giúp hỗ trợ tốt hơn khi bạn cử động vào ban ngày, còn loại nịt lỏng hơn có thể hỗ trợ ban đêm mà không gây cảm giác bó chặt.
Quảng cáo
Giảm đau và khó chịu
-
1Uống thuốc kháng viêm không kê toa trước khi ngủ. Một viên thuốc kháng viêm như ibuprofen có thể giúp giảm sưng, đau và khó chịu sau khi sinh mổ. Bạn có thể uống một viên thuốc giảm đau không kê toa trước khi ngủ theo khuyến nghị của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên hộp thuốc để giảm khó chịu khi ngủ.[9]
- Trao đổi với bác sĩ về loại thuốc giảm đau phù hợp. Hầu hết các thuốc kháng viêm không truyền vào sữa non, do đó bạn có thể uống thuốc khi đang cho con bú.
-
2Bắt đầu đi lại ngay sau khi bác sĩ cho phép tập nhẹ. Hãy vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để ngủ tốt hơn. Thử bắt đầu bằng cách đi bộ với thời gian bác sĩ khuyến nghị, sau đó tăng dần khối lượng bài tập khi vết thương lành.[10]
- Đi bộ giúp tăng cường tuần hoàn và hỗ trợ cho quá trình hồi phục.
- Thông thường, bạn sẽ được tái khám sau khi sinh 6 tuần để đảm bảo vết mổ đang lành. Trong lần tái khám này, bác sĩ sẽ cho biết bạn có nên tập thể dục không dựa trên tình trạng của bạn. Hãy tuân theo chính xác các hướng dẫn của bác sĩ và gọi cho nhân viên y tế nếu có bất cứ thắc mắc nào.
-
3Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn khó vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Nếu bị đau, khó chịu hoặc bất cứ vấn đề nào khiến bạn khó ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể lên kế hoạch giúp bạn giảm đau và có giấc ngủ tốt đáp ứng nhu cầu của bạn.[11]
-
4Nhờ mọi người giúp làm việc nhà và động viên tinh thần. Sau khi sinh mổ, cơ thể bạn sẽ cần thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục. Hãy nói chuyện với chồng, người nhà hoặc bạn thân của bạn và nhờ họ giúp đỡ một số việc nhà hoặc hỗ trợ bạn vượt qua cảm xúc sau khi sinh.[12]
- Nếu ngại nhờ người thân, bạn có thể cân nhắc thuê một người giúp việc, bảo mẫu hoặc điều dưỡng chăm sóc mẹ sau sinh. Một nhóm hỗ trợ hoặc nhóm các mẹ sau sinh cũng là nguồn động viên tuyệt vời.
- Trao đổi với bác sĩ nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào của chứng trầm cảm sau sinh mổ, chẳng hạn như cảm thấy bản thân vô dụng, tự làm hại mình hoặc gặp vấn đề trong ăn uống. Việc tâm sự với bạn bè và các mẹ mới sinh khác cũng có thể giúp bạn xử lý các cảm xúc tiêu cực. Bạn không chỉ có một mình.
- Bạn không cần phải lên kế hoạch nhờ sự hỗ trợ trong thời gian dài nếu không muốn. Nhiều người sau 6 tuần đã đủ khoẻ để quay lại với các hoạt động hàng ngày. Hãy cho bản thân thời gian cần thiết để hồi phục và sẵn sàng làm tròn vai trò của người mẹ càng sớm càng tốt.
-
5Ăn chế độ ăn cân đối thay vì các thức ăn tiện lợi. Ăn các thực phẩm giàu vitamin C và protein để giảm viêm và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cố gắng hạn chế thịt đỏ vì thịt đỏ có thể gây viêm nặng hơn. Bác sĩ có thể cho bạn lời khuyên về dinh dưỡng và thuốc làm mềm phân nếu bạn bị táo bón sau sinh.
- Nhớ đừng rặn khi đi tiêu để tránh làm tổn thương vết mổ hoặc sàn chậu.
Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ https://www.thebump.com/a/care-recovery-after-c-section
- ↑ https://www.thebump.com/a/care-recovery-after-c-section
- ↑ https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/sleep/art-20048379
- ↑ http://www.newhealthadvisor.com/how-to-sleep-after-c-section.html
- ↑ https://www.checkpregnancy.com/sleep-c-section-best-positions-new-moms/
- ↑ http://www.newhealthadvisor.com/how-to-sleep-after-c-section.html
- ↑ https://www.checkpregnancy.com/sleep-c-section-best-positions-new-moms/
- ↑ https://www.healthpages.org/health-a-z/get-as-much-rest-as-you-can-after-cesarean/
- ↑ http://brochures.mater.org.au/home/brochures/mater-mothers-private-hospital/pain-relief