Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) thường gây ra nhiều triệu chứng căng thẳng và khó chịu. Thật không may, tiểu gấp là một trong những triệu chứng có thể khiến bạn thức giấc giữa đêm trong khi đang cần được nghỉ ngơi và hồi phục! Cách tốt nhất để đối phó với triệu chứng này là chữa trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạn cũng có thể dùng thuốc và các liệu pháp tại nhà để kiểm soát các triệu chứng và hỗ trợ giấc ngủ. Nếu bạn vẫn bị thức giấc giữa đêm do tiểu gấp, hãy mặc tã để giữ cho ga trải giường khô ráo và hỏi bác sĩ về các loại thuốc có thể giúp ích.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Kiểm soát các triệu chứng tiểu gấp ban đêm do nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

  1. 1
    Hạn chế uống chất lỏng vào buổi tối. Việc uống quá nhiều nước ngay trước khi ngủ có thể làm tăng triệu chứng tiểu gấp trong đêm. Nếu có thể, bạn hãy cố gắng hạn chế các thức uống trong vòng vài tiếng sau khi ăn tối và trước khi ngủ - đặc biệt là các chất lỏng có thể kích thích bàng quang như thức uống chứa cồn hoặc caffeine.[1]

    Lưu ý: Cung cấp đủ nước cho cơ thể là điều quan trọng khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, do đó bạn không nên hạn chế lượng chất lỏng cần thiết cho cơ thể. Hãy cố gắng uống đủ nước vào ban ngày.[2]

  2. 2
    Tránh đồ ăn thức uống có thể kích thích bàng quang. Khi đường tiết niệu bị viêm, bạn cần phải tránh các thức ăn đồ uống có thể khiến vấn đề trầm trọng hơn. Bạn có thể kiểm soát được triệu chứng tiểu gấp bằng cách hạn chế hoặc loại bỏ các đồ ăn thức uống sau đây, đặc biệt là ngay trước khi ngủ:[3]
    • Thức uống chứa caffeine và nước ngọt có ga
    • Thức uống chứa cồn
    • Hoa quả và nước quả có hàm lượng axit cao (đặc biệt là hoa quả họ cam quýt như cam, chanh, bưởi)
    • Cà chua và các sản phẩm từ cà chua
    • Thức ăn cay
    • Sô cô la
  3. 3
    Tắm ngồi ngay trước khi ngủ để giảm khó chịu. Tích nước ấm vào bồn tắm và pha thêm muối Epsom không hương thơm vào nước, nếu thích. Ngâm người trong bồn tắm khoảng 15-20 phút ngay trước khi ngủ. Liệu pháp này sẽ giúp bạn đỡ đau và bớt khó chịu.[4]
    • Đừng sử dụng các sản phẩm như bom tắm, xà phòng tạo bọt hoặc muối tắm có hương thơm. Các sản phẩm này có thể khiến bệnh UTI nặng thêm.
  4. 4
    Sử dụng túi chườm nước nóng để giảm đau ban đêm. Nếu cơn đau bàng quang liên tục đánh thức bạn giữa đêm, hãy thử đặt túi chườm nước nóng sát vào bụng dưới khi ngủ.[5] Quấn túi chườm trong khăn để tránh bị bỏng da.
    • Mặc dù túi sưởi điện là lựa chọn tốt để giảm đau vào ban ngày, nhưng nó lại nguy hiểm khi dùng lúc ngủ. Nếu bạn không trông chừng, túi sưởi điện có thể gây bỏng da, thậm chí gây hoả hoạn do chập điện.
    • Hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau không kê toa như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Motrin) để hỗ trợ giảm đau vào ban đêm.
  5. 5
    Đi khám bệnh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Các phương pháp điều trị y khoa có thể nhanh chóng giảm các triệu chứng UTI, bao gồm tiểu gấp ban đêm. Nếu bạn nghĩ mình bị UTI, hãy nhanh chóng gọi cho bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu. Họ sẽ lấy mẫu nước tiểu của bạn để xác định hoặc loại trừ khả năng nhiễm trùng. Bạn sẽ được uống thuốc kháng sinh hoặc các thuốc khác do bác sĩ kê toa.[6]
    • Tuỳ thuộc vào dạng nhiễm trùng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, có thể bạn cần uống thuốc kháng sinh trong 1 tuần hoặc lâu hơn. Thông thường, bạn sẽ cảm thấy đỡ hơn sau vài ngày uống thuốc kháng sinh.
    • Đừng ngừng uống kháng sinh trước khi hoàn thành liệu trình điều trị, ngay cả khi bạn đã cảm thấy khá hơn. Điều này có thể khiến nhiễm trùng tái phát hoặc trở nặng hơn.
  6. 6
    Hỏi bác sĩ về thuốc giảm co thắt bàng quang. Báo cho bác sĩ biết là tình trạng nhiễm trùng gây tiểu gấp khiến bạn mất ngủ. Bác sĩ có thể kê toa thuốc để giúp bạn giảm cảm giác đau và buồn tiểu khiến giấc ngủ bị gián đoạn.[7]
    • Hỏi bác sĩ về các thuốc giảm đau như phenazopyridine hoặc Azo-Standard có tác dụng giảm co thắt bàng quang, tiểu gấp và đau.[8] Thuốc có hiệu quả với phần lớn người bệnh nhưng có một số tác dụng phụ và làm nước tiểu có màu đỏ hoặc màu cam.
    • Lưu ý rằng mặc dù có thể giảm các triệu chứng, các thuốc này sẽ không chữa được tình trạng nhiễm trùng tiềm ẩn.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Đối phó với chứng tiểu không tự chủ ban đêm

  1. 1
    Thử đi tiểu hai lần để bàng quang cạn hết trước khi ngủ. Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khiến bàng quang không trút hết được nước tiểu, dẫn đến cảm giác bồn chồn, liên tục phải vào nhà vệ sinh và són tiểu giữa đêm. Ngay trước khi ngủ, bạn hãy ngồi trên bồn cầu và đi tiểu cho bàng quang càng cạn nước tiểu càng tốt. Ngồi lại trên bồn cầu thêm 30 giây đến vài phút nữa khi đã tiểu xong, sau đó thử lại lần nữa.[9]
    • Khi ngồi trên bồn cầu, bạn nên nghiêng người về phía trước và tì hai bàn tay lên đùi hoặc đầu gối. Tư thế ngồi này có thể giúp bàng quang dễ cạn hết hơn.
  2. 2
    Đặt giờ đi tiểu ban đêm. Đặt báo thức cách 2-4 tiếng một lần để dậy đi tiểu. Cách này sẽ giúp bàng quang không bị đầy tràn, nhờ đó bạn cũng ít có nguy cơ tiểu ra giường hoặc thức giấc giữa đêm và cuống cuồng vì buồn tiểu.[10]
    • Thử để chuông báo thức reo vào các giờ khác nhau mỗi đêm. Như vậy, bạn sẽ không vô tình tập cho bàng quang đánh thức bạn vào các thời điểm nhất định để đi tiểu.[11]
  3. 3
    Mặc tã ban đêm để tránh làm ướt giường. Nếu chứng bệnh UTI khiến bạn bị són tiểu ban đêm thì thật là phiền toái khi phải thức dậy thay ga trải giường. Bạn nên thử mặc tã để đề phòng sự cố và đối phó dễ dàng hơn.[12]
    • Quần lót thấm hút cũng là một lựa chọn tốt. Loại quần lót chuyên dụng này được thiết kế để ngăn ngừa són tiểu.
    • Tốt nhất bạn nên mặc quần lót cotton thoáng khí.
  4. 4
    Hỏi bác sĩ về thuốc kiểm soát chứng tiểu không tự chủ. Bác sĩ có thể kê toa thuốc để giúp bạn kiểm soát triệu chứng tiểu không tự chủ trong thời gian điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Hãy hỏi bác sĩ xem loại thuốc nào hiệu quả nhất đối với bạn.[13]
    • Các lựa chọn thông dụng bao gồm thuốc kháng cholinergic, thuốc thư giãn bàng quang như mirabegron, và thuốc chẹn alpha.
    • Hỏi bác sĩ về fesoterodine, một loại thuốc đã được chứng minh có tác dụng kiểm soát tình trạng tiểu không tự chủ ban đêm và cải thiện chất lượng giấc ngủ.[14]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Uống nhiều chất lỏng vào ban ngày để giúp thải trừ vi khuẩn khỏi cơ thể và điều trị nhiễm trùng nhanh hơn.
  • Đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu, vì việc giữ nước tiểu trong cơ thể sẽ khiến các triệu chứng nặng thêm và quá trình hồi phục sẽ lâu hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ đi tiểu sau khi quan hệ tình dục.
  • Uống nước quả mạn việt quất có thể cải thiện sức khoẻ đường tiết niệu.
  • Nếu chứng tiểu gấp quấy rầy khiến bạn không nghỉ ngơi được đầy đủ ban đêm, hãy chợp mắt một lúc vào buổi chiều, nếu có thể. Việc nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và hồi phục nhanh hơn.[15]

Cảnh báo

  • Đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau 3 ngày tự chăm sóc. Có thể bạn cần được điều trị thêm.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Bẻ Đốt sống Lưng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 705 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo