Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Khi bạn đang đối phó với cơn đau do loét dạ dày, ý nghĩ nằm xuống ngủ có thể khiến bạn sợ hãi. Loét dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị yếu đi, thường là do sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau chống viêm không steroid hoặc do nhiễm khuẩn H. pylori, khiến cho axit dạ dày gây tổn thương mô. May mắn là hầu hết các trường hợp loét dạ dày có thể chữa khỏi với các lời khuyên của bác sĩ kết hợp với các liệu pháp tại nhà. Bạn sẽ không phải chịu đựng cơn đau nữa và có thể tìm được giấc ngủ ngon!

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Điều chỉnh tư thế ngủ

  1. 1
    Nằm ngửa và gối cao đầu khi ngủ nếu có thể. Nâng cao phần trên của cơ thể để cho trọng lực giúp bạn ngăn axit dạ dày trào lên chạm đến vết loét và gây kích ứng. Ngoài ra, tư thế nằm ngửa còn giảm áp lực lên hệ tiêu hoá, nhờ đó cũng giúp giảm đau.[1]
    • Đáng tiếc là tùy vào vị trí của vết loét trong dạ dày, tư thế này có thể không giúp bạn giảm đau bao nhiêu. Nhưng chắc chắn là nó vẫn xứng đáng để bạn thử!
    • Bạn có thể dùng gối nêm (loại gối hình tam giác tạo độ dốc cho cơ thể khi nằm), hoặc dùng các khối gỗ kê cao đầu giường.
    • Nếu tư thế này khiến bạn không thoải mái đến mức khó ngủ thì đừng áp dụng vì lợi bất cập hại. Thay vào đó, bạn hãy thử nằm nghiêng.
    • Một chiếc gối đặt dưới khoeo chân cũng có thể giúp giảm áp lực lên dạ dày.
  2. 2
    Nằm nghiêng bên trái nếu bạn thường nằm nghiêng khi ngủ. Nếu bạn không thoải mái khi nằm ngửa, hãy nằm nghiêng bên trái thay vì bên phải. Do vị trí của hệ tiêu hoá, tư thế nằm nghiêng bên trái có thể ít chèn ép hơn và ít gây đau hơn.[2]
    • Tương tự như tư thế nằm ngửa, nằm nghiêng cũng không phải là giải pháp đảm bảo vì còn tuỳ thuộc vào vị trí của vết loét trong dạ dày.
    • Có thể bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nếu đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối khi nằm nghiêng.
  3. 3
    Đừng tạo áp lực lên hệ tiêu hoá với tư thế nằm sấp. Nằm sấp thường là tư thế ngủ tệ nhất khi bạn bị loét dạ dày hoặc khi có vấn đề liên quan đến axit dạ dày (như trào ngược dạ dày – thực quản). Nếu bạn có thói quen nằm sấp, hãy cố gắng tập nằm ngửa hoặc nằm nghiêng bên trái.[3]
    • Tư thế nằm sấp còn tạo áp lực cho lưng và cổ hơn các tư thế khác.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Tạo môi trường thoải mái để ngủ

  1. 1
    Loại bỏ đồ ăn thức uống có caffeine, bữa ăn thịnh soạn và màn hình điện tử vào buổi tối. Bắt đầu chuẩn bị cho giờ ngủ vài tiếng trước khi thực sự vào giường ngủ! Tránh caffeine trong hoặc sau bữa tối, thậm chí sau bữa trưa. Không ăn bữa chính hoặc ăn vặt nhiều trong vòng 3 tiếng trước giờ ngủ. Bạn cũng cần tránh xa các màn hình điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại và máy tính bảng ít nhất 1 tiếng trước khi ngủ.[4]
    • Tác dụng kích thích của caffeine cản trở cơ thể chuẩn bị cho giấc ngủ.
    • Nếu bạn ăn trước khi ngủ, hệ tiêu hoá sẽ buộc phải làm việc thay vì được nghỉ ngơi khiến bạn có cảm giác đầy bụng và khó chịu, ngoài ra axit dạ dày cũng tiết ra nhiều hơn.
    • ”Ánh sáng xanh” phát ra từ các màn hình điện tử có thể làm xáo trộn nhịp điệu tự nhiên hàng ngày của cơ thể vốn đóng vai trò quyết định chu kỳ giấc ngủ.
    • Nếu có thể, bạn nên dùng các loại đèn có thể điều chỉnh độ sáng và giảm cường độ khi về khuya. Điều này sẽ giúp bạn tăng mức melatonin, nhờ đó bạn sẽ có giấc ngủ ngon hơn.
  2. 2
    Tạo một thông lệ đều đặn trước giờ ngủ để chuẩn bị tốt cho giấc ngủ. Khi thực hiện đúng một thông lệ đều đặn mỗi đêm, bạn có thể rèn luyện cho cơ thể sẵn sàng vào giấc ngủ. Trước khi ngủ khoảng 1 tiếng, bạn hãy thực hiện một chuỗi các hoạt động thư giãn báo hiệu cho cơ thể biết là đã đến giờ ngủ! Ví dụ, bạn có thể thử:[5]
    • Ngâm bồn tắm nước ấm pha muối Epsom và hoà thêm 20 giọt tinh dầu oải hương.
    • Xoa bóp bàn chân, chân, cánh tay và cổ, nhất là khi ngâm trong bồn tắm.
    • Chọn trang phục cho ngày mai trong khi nghe nhạc êm dịu.
    • Thiền hoặc đọc kinh.
    • Nghe nhạc thư giãn.
    • Đọc vài trang sách có nội dung nhẹ nhàng.
  3. 3
    Chuẩn bị phòng ngủ mát, tối, yên tĩnh và thoải mái. Chỗ ngủ càng dễ chịu thì bạn sẽ càng dễ ngủ hơn và duy trì giấc ngủ dù đang không khoẻ. Hãy thử các biện pháp sau:[6]
    • Làm cho phòng càng tối càng tốt. Dùng rèm cửa chắn sáng và loại bỏ các nguồn ánh sáng như đèn ngủ và đồng hồ có màn hình sáng.
    • Chỉnh máy điều nhiệt ở mức mát, khoảng 18 đến 20 độ C.
    • Đóng cửa ra vào và cửa sổ nếu có thể để chặn các âm thanh ồn ào xung quanh, chẳng hạn như tiếng xe cộ. Bạn cũng có thể sử dụng tiếng ồn trắng để át các tiếng động không mong muốn.
    • Chọn nệm ngủ tốt với ga gối mềm mại dễ chịu.
    • Dùng máy lọc không khí với bộ lọc HEPA để cải thiện chất lượng không khí trong phòng. Máy lọc không khí còn phát ra âm thanh đều đều êm êm có thể khử những tiếng ồn khác và giúp bạn chìm vào giấc ngủ.
  4. 4
    Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ và các chứng rối loạn giấc ngủ khác với sự giúp đỡ của bác sĩ. Có một vòng luẩn quẩn tai hại – chứng loét dạ dày khiến bạn khó ngủ, và tình trạng thiếu ngủ càng khiến các bệnh về dạ dày-ruột như bệnh loét dạ dày trầm trọng hơn. Hai vấn đề này có liên quan với nhau, do đó bạn cần điều trị cả hai cùng lúc. Ngoài việc dùng thuốc điều trị loét dạ dày, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về việc chẩn đoán và điều trị các rối loạn giấc ngủ nếu có.[7]
    • Bệnh ngưng thở khi ngủ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị. Bệnh này cũng có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày.[8]
    Quảng cáo

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Điều trị các triệu chứng loét dạ dày

  1. 1
    Đến gặp bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị. Đừng tự cho rằng mình bị loét dạ dày, và tuyệt đối đừng chỉ chờ nó tự khỏi! Hãy đến gặp bác sĩ và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh. Sau đó, bạn sẽ thảo luận với bác sĩ về các phương án điều trị phù hợp với tình trạng của bạn.[9]
    • Các triệu chứng loét dạ dày phổ biến nhất là cảm giác bỏng rát ở giữa ngực, thường là ở ngay bên dưới xương ức. Đầy hơi chướng bụng cũng là một triệu chứng thường gặp. Ngoài ra còn có các triệu chứng ít gặp hơn là buồn nôn và nôn.
    • Để chẩn đoán bệnh loét dạ dày, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, tiền sử gia đình và thăm khám. Có thể bạn cần phải trải qua thủ thuật nội soi, trong đó một camera nhỏ được đưa vào qua họng khi khi bạn được gây mê.
  2. 2
    Uống thuốc giảm axit theo chỉ định của bác sĩ. Thừa axit dạ dày không gây loét dạ dày, nhưng nó làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau. Axit dạ dày giảm sẽ giúp bạn giảm đau và hỗ trợ chữa lành vết loét. Các thuốc thông dụng khác để giảm axit bao gồm:[10]
    • Thuốc kháng axit dạ dày (antacids), nhóm thuốc không kê toa có tác dụng trung hoà axit trong dạ dày. Thuốc không thực sự giúp điều trị loét dạ dày nhưng có thể giúp bạn giảm đau do loét dạ dày.
    • Thuốc kháng histamin H2 (H-2 blockers), có tác dụng giảm lượng axit tiết vào dạ dày. Bác sĩ có thể kê toa thuốc này để giảm khó chịu và hỗ trợ quá trình chữa lành vết loét.
    • Thuốc ức chế bơm proton (proton pump inhibitors) thường công hiệu hơn cả thuốc kháng histamin về tác dụng ngăn tiết axit. Bạn có thể được kê toa thuốc ức chế bơm proton trong vài tuần hoặc lâu hơn để điều trị vết loét.
  3. 3
    Uống thuốc kháng sinh kê toa nếu bạn bị nhiễm khuẩn. Nếu (và chỉ nếu) bệnh loét dạ dày là do nhiễm khuẩn H. pylori, thuốc kháng sinh có thể giúp giảm các triệu chứng và chữa lành vết loét. Kháng sinh không có tác dụng nếu vết loét là do các nguyên nhân khác. Uống thuốc kháng sinh đúng theo chỉ định của bác sĩ và đủ liệu trình.[11]
    • Bác sĩ có thể xét nghiệm hơi thở để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm khuẩn H. pylori như một phần của chẩn đoán loét dạ dày.
    • Trong một số trường hợp, bạn có thể được bác sĩ chỉ định uống 2 loại kháng sinh và một loại ức chế bơm proton trong 2 tuần để điều trị loét dạ dày.
  4. 4
    Giảm dùng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) nếu thuốc này là nguyên nhân gây loét dạ dày. Các nguyên nhân thường gặp nhất gây loét dạ dày là nhiễm khuẩn H. pylori và việc sử dụng thường xuyên nhóm thuốc NSAID như aspirin và ibuprofen, do đó việc giảm hoặc ngừng uống NSAID có thể hỗ trợ điều trị vết loét. Bác sĩ thường sẽ khuyên dùng các nhóm thuốc giảm đau khác, chẳng hạn như acetaminophen thay cho nhóm thuốc NSAID.[12]
    • Nếu bạn đang uống thuốc NSAID do bác sĩ kê toa, đừng ngừng uống để tự chữa chứng loét dạ dày mà bạn nghi ngờ. Bạn luôn luôn phải hỏi bác sĩ trước.
  5. 5
    Uống trà hoa cúc La Mã trước khi đi ngủ để làm dịu đau. Rót đầy một cốc nước sôi và thả một túi trà cúc La Mã vào ngâm trong 4-5 phút. Uống trà khi còn nóng để làm dịu cảm giác khó chịu vì vết loét trong dạ dày. Nếu muốn, bạn có thể uống vài cốc trà hoa cúc La Mã trong cả ngày.[13]
    • Bạn có thể mua trà cúc La Mã ở các cửa hàng thực phẩm.
    • Hoa cúc La Mã có các chất chống ô xy hoá và kháng viêm tự nhiên, nhờ đó nó có thể giảm axit dạ dày và giúp vết loét mau lành.
  6. 6
    Thử sử dụng liệu pháp mùi hương với các loại tinh dầu để giảm khó chịu. Rót nước cất vào máy khuếch tán tinh dầu và thêm vào vài giọt tinh dầu đinh hương, quế, cỏ xạ hương hoặc chanh. Khi mở máy khuếch tán tinh dầu, bạn hãy hít sâu để tận dụng mùi hương tinh dầu và thư giãn hơn. Bạn có thể sử dụng liệu pháp mùi hương trong cả ngày, thậm chí khi đang dỗ giấc ngủ.[14]
  7. 7
    Xác định và tránh các thức ăn khiến các cơn đau bùng phát. Thức ăn cay không phải là nguyên nhân gây loét dạ dày như nhiều người nghĩ – nhưng chắc chắn là nó khiến bệnh trầm trọng hơn! Các loại thức ăn khiến cho cơn đau dữ dội hơn ở mỗi người có thể khác nhau, vậy nên tốt nhất là bạn phải theo dõi những thứ đã ăn vào và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Một khi đã xác định được nguyên nhân kích thích cơn đau, bạn hãy hết sức hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn những thực phẩm đó.[15]
    • Các thức ăn cay, thức ăn chua (như cà chua hoặc cam, chanh), sô cô la, bạc hà và thức ăn chiên rán là thủ phạm phổ biến nhất, nhưng các tác nhân kích thích đối với bạn có thể khác. Nước ngọt có ga và các sản phẩm sữa đôi khi có thể tạm thời làm dịu cơn đau do loét dạ dày, nhưng tình trạng sau đó có thể xấu hơn.
    • Thử ghi nhật ký thực phẩm để theo dõi những thức ăn đồ uống bạn đã nạp vào và tình trạng của cơ thể sau đó.
    • Thử áp dụng chế độ ăn loại trừ, theo đó bạn sẽ lần lượt loại bỏ các thực phẩm nhất định khỏi chế độ ăn trong vài ngày. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy đỡ hơn, từ giờ trở đi bạn nên cố gắng tránh các thực phẩm đó.
  8. 8
    Cai thuốc lá và giảm lượng cồn uống vào. Bên cạnh rất nhiều tác hại khác, thói quen hút thuốc lá còn có thể khiến cơ thể tăng sản xuất axit dạ dày và làm trầm trọng thêm các triệu chứng loét dạ dày. Chất cồn cũng thường làm tăng tiết axit nên càng gây đau hơn. Việc tránh xa cả hai thứ này có thể giúp giảm đáng kể các triệu chứng.[16]
  9. 9
    Giảm các tác nhân gây căng thẳng để giúp làm nhẹ các triệu chứng loét dạ dày. Tương tự như các thức ăn cay, stress thường bị đổ tội là gây loét dạ dày. Tuy nhiên, dù không thực sự là nguyên nhân gây bệnh, stress chắc chắn khiến cho cảm giác khó chịu càng rõ rệt. Stress cũng gây ra các hành vi đối phó không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu quá nhiều hoặc ăn thức ăn “tiện lợi” có hại cho sức khoẻ, từ đó cơn đau cũng gia tăng.[17]
    • Tìm các cách lành mạnh để giảm căng thẳng như các bài tập thể dục nhẹ, thiền hoặc đọc kinh, tập yoga hoặc thái cực quyền, hít thở sâu, thực hành chánh niệm, tận hưởng thiên nhiên hoặc trò chuyện với bạn thân.
    • Nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý nếu bạn phải chật vật đối phó với stress.
  10. 10
    Tìm thêm sự giúp đỡ y tế nếu các triệu chứng vẫn dai dẳng hoặc trầm trọng. Bệnh loét dạ dày có thể khỏi trong khoảng 2-3 tuần khi bạn tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, nhưng có thể mất nhiều thời gian hơn. Hãy giữ liên lạc với bác sĩ và báo cho họ biết tiến triển bệnh và trao đổi về các điều chỉnh trong kế hoạch điều trị nếu cần. Hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay khi xuất hiện các triệu chứng sau:[18]
    • Bắt đầu nôn ra máu tươi hoặc khô (trông như bã cà phê).
    • Nôn hoặc tiêu chảy dai dẳng.
    • Sốt cao hoặc kéo dài.
    • Có máu hoặc máu khô trong phân (có màu đen và trông như hắc ín).
    • Đau dữ dội hoặc chướng bụng nghiêm trọng.
    • Vàng da (da và mắt vàng).
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Bẻ Đốt sống Lưng
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Chữa lành vết đứt trên lưỡiChữa lành vết đứt trên lưỡi
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Roy Nattiv, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa
Bài viết này có đồng tác giả là Roy Nattiv, MD, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 1.068 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 1.068 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo