Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006.
Có 15 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 3.331 lần.
Khi bị đau bụng thì ban đêm bạn sẽ rất khó ngủ. Tuy nhiên, dù đang bị đầy hơi, buồn nôn, ợ nóng hay đau quặn bụng, bạn sẽ thấy dễ ngủ hơn nếu tạo được môi trường ngủ dễ chịu. Trước khi đi ngủ, bạn hãy thử áp dụng các liệu pháp tại nhà để làm dịu cảm giác khó chịu. Ngoài ra, một số biện pháp mà bạn thực hiện vào ban ngày cũng có thể giúp ngăn ngừa những cơn đau bụng ban đêm.
Các bước
Chuẩn bị trước khi ngủ
-
1Thử áp dụng các phương pháp thư giãn để thả lỏng. Khoảng 1 tiếng đồng hồ trước khi lên giường ngủ, hãy thử làm điều gì đó mà bạn cảm thấy dễ chịu. Ví dụ, bạn có thể thử thực hành hít thở sâu, tập yoga, hoặc thiền. Nếu có tôn giáo, bạn có thể dành chút thời gian đọc kinh. Điều này có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.[1]
- Cảm giác lo âu hoặc căng thẳng có thể dẫn đến đau bụng hoặc khiến cơn đau nặng thêm, vì vậy các phương pháp thư giãn thực sự có thể giúp bạn cảm thấy khoẻ hơn về thể chất.
- Các biện pháp khác có thể giúp bạn thư giãn trước khi ngủ bao gồm vặn mờ đèn, đọc sách hoặc làm một việc nào đó nhẹ nhàng và tắt hết các thiết bị điện tử một tiếng đồng hồ trước khi ngủ.
-
2Ngâm bồn tắm nước ấm với muối Epsom trước khi ngủ để làm dịu đau bụng kinh. Bồn tắm nước ấm có thể giúp bạn thư giãn, hơn nữa sức nóng nhẹ còn giúp giảm đau bụng, nhất là đau bụng kinh. Điều chỉnh nhiệt độ sao cho ấm áp dễ chịu nhưng không nóng. Khuấy tan 2 cốc (500g) muối Epsom trong nước tắm và ngâm mình trong bồn tắm khoảng 10-15 phút để thư giãn và dịu đau. Mặc bộ đồ ngủ ấm áp và vào giường ngủ.[2]
- Cách này cũng hữu ích nếu bạn bị đau bụng do căng thẳng hoặc khó tiêu.
- Bạn có thể chọn các loại muối Epsom có các mùi hương khác nhau như khuynh diệp hoặc oải hương để tăng hiệu quả thư giãn.
- Túi chườm nước nóng hoặc miếng đệm sưởi cũng có thể giảm đau bụng, nhưng bạn đừng sử dụng trong khi ngủ kẻo bị bỏng.
-
3Mặc quần áo cotton rộng rãi khi ngủ. Nếu bạn mặc quần áo thắt chặt ngang eo hoặc bụng, cơn đau có thể tăng thêm. Bạn hãy chọn bộ đồ ngủ rộng hoặc vảy buông rũ không bó sát quanh bụng hoặc eo.
- Ví dụ, bạn có thể mặc quần thun co giãn và áo thun rộng khi ngủ, hoặc chọn một chiếc váy ngủ mềm mại.
-
4Duy trì nhiệt độ phòng vào khoảng 18 độ C. Phòng ngủ quá nóng hoặc lạnh luôn khiến người ta khó ngủ. Khi bạn bị đau bụng, cảm giác nóng nực lại càng khiến bạn trằn trọc không ngủ được, nhất là khi bạn buồn nôn hoặc sốt. Nếu để máy điều nhiệt trong phòng khoảng 18 độ C, bạn sẽ cảm thấy mát và dễ chịu mà cũng không quá lạnh.
- Nếu không điều chỉnh được máy điều nhiệt, bạn có thể mở quạt máy. Nếu thời tiết ngoài trời tốt, bạn có thể mở hé cửa sổ.[3]
-
5Sửa soạn giường sao cho càng thoải mái càng tốt. Khi bị đau bụng, bạn cần một chiếc giường êm ái, ấm áp để có một đêm ngon giấc. Để trên giường những chiếc chăn mềm và nhiều gối. Nếu nệm giường cứng hoặc không thoải mái, bạn nên mua thêm tấm nệm đặt trên giường để ngủ ngon hơn.[4]
- Chọn ga trải giường có chất liệu mềm mại, thoáng khí như cotton hoặc lanh.
-
6Nằm nghiêng bên trái để giúp cải thiện tiêu hoá. Do vị trí của hệ tiêu hoá, tư thế nằm nghiêng bên trái có thể giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn dễ hơn trong khi ngủ. Ngoài ra, tư thế này cũng giúp giảm ợ nóng, vì vậy bạn hãy thử nằm nghiêng bên trái để dỗ giấc ngủ khi bị đau bụng.[5]
- Bạn cũng có thể nằm ngửa và kê gối cao lên để giảm ợ nóng.
- Tư thế nằm sấp có thể tạo thêm áp lực lên bụng khiến cơn đau càng nặng thêm.
- Nếu bạn bị đau quặn bụng, hãy thử đưa hai đầu gối lên ngực như tư thế bào thai xem có đỡ không.[6]
Quảng cáo
Làm dịu đau bụng
-
1Uống một cốc trà thảo mộc ấm để xoa dịu cơn khó chịu trong dạ dày. Các loại trà thảo mộc như cúc La Mã có thể rất hữu ích trong việc giảm đau bụng. Pha một cốc trà và uống từ từ trước khi ngủ khoảng 30 phút.[7]
- Cúc La Mã là một lựa chọn tuyệt vời để uống trong giờ ngủ, nhưng bạn cũng có thể tìm các hỗn hợp thảo mộc gồm bạc hà cay, gừng và cúc xu xi.
Bạn có biết? Phần lớn trà thảo mộc không chứa caffeine, nhưng một số pha trộn lá trà vốn có chứa caffeine. Để đảm bảo không bị mất ngủ vì uống trà, bạn nên đọc nhãn sản phẩm để chắc chắn là trong trà không chứa caffeine!
-
2Uống nước ngâm củ gừng để chữa đau bụng thông thường. Gọt vỏ một mẩu gừng khoảng 2,5 cm và thả vào cốc nước ấm. Ủ khoảng 5 phút cho ngấm rồi uống. Nước gừng có thể giúp làm dịu cơn đau bụng đủ để bạn có một đêm ngon giấc.[8]
- Gừng được sử dụng rất phổ biến trên khắp thế giới để chữa đau bụng. Gừng đặc biệt hữu ích để chữa buồn nôn, nhưng nó cũng có thể giúp trị các bệnh khác.
- Hàm lượng gừng trong phần lớn các loại nước gừng bán sẵn không đủ để có tác dụng chữa đau bụng. Nước có ga có thể giúp ích, nhưng lượng đường trong đó có thể khiến tình trạng đau bụng càng nặng hơn, đặc biệt là khi bạn bị tiêu chảy.
-
3Mát-xa bụng để giảm áp lực trong bụng, co thắt bụng và đầy hơi. Nằm ngửa và đặt hai bàn tay ngay bên trên xương hông bên phải. Dùng các ngón tay ấn xuống và xoa tròn theo chiều kim đồng hồ dần dần lên xương sườn. Lặp lại thao tác này ở bên trái, sau đó trở lại giữa bụng. Mát-xa như vậy khoảng 10 phút để giảm đau.[9]
- Ấn các đầu ngón tay một lực đủ mạnh, nhưng đừng quá mạnh đến mức cảm thấy đau.
-
4Ăn thức ăn nhạt, dễ tiêu hoá trước khi ngủ nếu bạn buồn nôn. Nếu bị đau bụng kèm buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy, bạn cần ăn các thức ăn mà cơ thể tiêu hoá dễ dàng. Thử áp dụng chế độ ăn BRAT, chữ viết tắt của Bananas (chuối), Rice (cơm), Applesauce (sốt táo) và Toast (bánh mì nướng). Như vậy, cơ thể bạn sẽ không phải làm việc nặng nhọc để tiêu hoá thức ăn trong khi ngủ và bạn sẽ dễ ngủ hơn.[10]
- Dần dần bổ sung các thức ăn khác khi cơ thế có khả năng dung nạp. Ví dụ, khi đã dung nạp được các thức ăn trong chế độ ăn BRAT, bạn có thể bắt đầu bổ sung nước quả, gelatiin, bánh quy giòn và ngũ cốc như bột yến mạch hoặc kem lúa mì.
-
5Uống thuốc trị đau bụng nếu các liệu pháp tự nhiên không công hiệu. Việc lạm dụng thuốc không kê toa đôi khi có thể dẫn đến các tác dụng phụ, do đó tốt nhất là bạn nên thử các liệu pháp tự nhiên trước, chẳng hạn như uống trà hoặc ngâm bồn tắm nước ấm. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng có biểu hiện nặng hoặc không thuyên giảm thì thuốc không kê toa có thể hữu ích.[11]
- Nếu bạn bị ợ nóng, hãy thử uống thuốc kháng axit (antacid) hoặc thuốc trị ợ nóng không kê toa như cimetidine, famotidine, ranitidine, hoặc omeprazole.
- Nếu bị táo bón (lâu không đi tiêu hoặc đau bụng và khó đi tiêu), bạn có thể thử uống thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng.
- Thử uống simethicone để giảm đau do đầy hơi.
- Dùng thuốc chống buồn nôn hoặc thuốc trị tiêu chảy như bismuth subsalicylate để chữa đau bụng.[12]
Quảng cáo
Tránh các tác nhân gây đau bụng phổ biến
-
1Không ăn các thức ăn có thể gây khó chịu trong dạ dày, nhất là trước khi ngủ. Cố gắng không ăn các thức ăn có hàm lượng cao chất béo, axit hoặc nhiều gia vị, thức uống có ga hoặc các thức ăn sinh nhiều hơi. Nếu thường bị đau bụng, bạn nên giảm các đồ ăn thức uống này, đặc biệt hạn chế trong vòng 3-4 tiếng trước khi ngủ để có thể ngủ ngon giấc.
- Các thức ăn sinh hơi bao gồm: bông cải xanh, đậu, hành, bắp cải, táo và các thức ăn có nhiều chất xơ. Sữa và các chất thay thế đường cũng có thể dẫn đến sinh hơi.[13]
- Các thực phẩm có tính axit như cà chua, hoa quả họ cam quýt và cà phê đều có thể gây ợ nóng. Bạc hà cay, sô cô la và tỏi cũng có thể gây khó tiêu.[14]
- Thử uống enzyme tiêu hoá trước khi ăn nếu bạn định ăn các thực phẩm khó tiêu hoá hơn.
-
2Tránh uống aspirin hoặc thuốc kháng viêm không steroid. Aspirin và các thuốc kháng viêm như ibuprofen và acetaminophen có thể kích ứng niêm mạc dạ dày. Để tránh tình trạng này, bạn nên cố gắng không uống các loại thuốc trên trong vòng 3-4 tiếng trước khi ngủ.[15]
- Nếu được bác sĩ kê toa các thuốc này, bạn hãy hỏi xem có nên uống sau khi ăn hoặc uống sớm trong ngày để tránh đau bụng ban đêm không.
-
3Không ăn trong vòng 2-3 tiếng trước giờ ngủ. Nếu vừa ăn no xong đã nằm, bạn có thể bị khó tiêu vì cơ thể phải làm việc để xử lý những thứ vừa ăn vào. Bạn nên cố gắng sắp xếp các bữa ăn sao cho cơ thể có nhiều giờ để tiêu hoá trước khi nằm ngủ.[16]
- Bạn cũng có thể ngăn ngừa đau bụng bằng cách ăn những bữa nhỏ rải ra trong cả ngày thay vì 2-3 bữa ăn no.
- Cố gắng ăn chậm và nhai kỹ thức ăn. Điều này có thể giúp quá trình tiêu hoá được nhẹ nhàng hơn.
-
4Tránh uống bia rượu, đặc biệt là trước khi ngủ. Việc uống quá nhiều bia rượu có thể khiến bạn buồn nôn, và nếu bạn đã sẵn bị đau bụng thì tình trạng này lại càng tồi tệ. Ngoài ra, các loại bia có chứa hợp chất lưu huỳnh vốn có thể sinh hơi sẽ khiến cơn đau bụng thêm trầm trọng.[17]
- Nếu muốn uống rượu, bạn nhớ uống ở mức vừa phải và cố gắng không uống trong vòng 1-2 tiếng trước khi ngủ.
Quảng cáo
Lời khuyên
Cảnh báo
- Đến gặp bác sĩ nếu bạn đi tiêu hoặc nôn ra máu, nếu nước tiểu sậm màu và đặc (hoặc nước tiểu rất ít), cực kỳ mệt mỏi hoặc mất phương hướng.
- Bạn cũng nên đi khám bệnh nếu bị đau bụng dữ dội hoặc các triệu chứng kéo dài hơn 3 ngày, nếu thân nhiệt tăng trên 38,5 độ C hoặc nôn nghiêm trọng đến mức không giữ được chất lỏng trong cơ thể.
Tham khảo
- ↑ https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/stomach-ache
- ↑ https://health.clevelandclinic.org/menstrual-cramps-can-cope-monthly-pain/
- ↑ https://www.helpguide.org/articles/sleep/getting-better-sleep.htm
- ↑ https://www.helpguide.org/articles/sleep/getting-better-sleep.htm
- ↑ https://www.sleepadvisor.org/sleep-and-digestion/
- ↑ https://www.sleep.org/articles/best-sleep-position/
- ↑ https://www.parents.com/health/stomach-ache/tummy-trouble/
- ↑ https://time.com/4707902/upset-stomach-ache/
- ↑ http://www.med.umich.edu/1libr/MBCP/AbdominalSelfmassage.pdf
- ↑ https://www.oregonclinic.com/diets-BRAT
- ↑ https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/medicines-and-the-digestive-system
- ↑ https://www.health.com/health/gallery/0,,20568435,00.html?slide=83748#83748
- ↑ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/diagnosis-treatment/drc-20372714
- ↑ https://www.uofmhealth.org/health-library/ut1339
- ↑ https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/medicines-and-the-digestive-system
- ↑ https://www.uofmhealth.org/health-library/ut1339
- ↑ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/diagnosis-treatment/drc-20372714
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1773697/