Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Để ngưng cảm thấy bản thân vô dụng, một trong những điều đầu tiên bạn cần làm đó là xác định nguồn cơn của cảm giác đó. Một khi đã tìm được nguyên do, bạn có thể từng bước cải thiện cuộc đời mình, cho dù đó là cảm giác vô dụng gây ra bởi một mối quan hệ hay tình hình bạn không thể kiểm soát được. Bất kể nguyên nhân là gì, các bước hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết cảm giác bất lực ấy.

Phần 1
Phần 1 của 3:
Cảm thấy bản thân có ích

  1. 1
    Cố gắng xác định nguồn cơn gây ra cảm giác vô dụng. Có phải một mối quan hệ cụ thể nào đó khiến bạn thấy vô dụng? Bạn thấy vô dụng vì một tình huống không thể kiểm soát được? Bạn thấy vô dụng vì không đóng góp được cho xã hội theo cách mình muốn? Xác định được nguyên nhân là bước đầu tiên thay đổi cuộc đời.
    • Một cách để khám phá cảm xúc đó là viết nhật ký. Hãy nghĩ về những câu hỏi trên khi bạn viết, cố gắng giải đáp điều khiến bạn thấy phiền muộn.
    • Một cách khác nữa đó là tâm sự với một người bạn đáng tin cậy. Đôi khi nói ra cảm xúc của mình cũng giúp bạn phát hiện vấn đề.
  2. 2
    Tìm kiếm đam mê. Xác định sở trường bằng cách khám phá các sở thích khác nhau và đọc sách. Hãy tìm kiếm những điều khiến bạn hạnh phúc và có thể cống hiến cho xã hội bằng những kỹ năng bản thân có được.[1]
    • Một cách để khám phá sở thích đó là tham gia các khóa học ở trường đại học cộng đồng. Các lớp học này tương đối rẻ, nên bạn có thể dành một học kỳ quyết định đam mê. Nhiều trường đại học cộng đồng có lớp buổi tối và cuối tuần nếu bạn phải đi làm toàn thời gian.
    • Ngoài ra còn có các lớp học ở thư viện địa phương nếu bạn hứng thú với nghệ thuật hay lịch sử.
    • Một cách khác để khám phá sở thích đó là đọc sách trong thư viện địa phương. Sách ở đây miễn phí, và bạn có thể dành thời gian nghiên cứu về sở thích của mình.
    • Nếu muốn gặp gỡ bạn mới có cùng sở thích, hãy tìm trên các trang mạng xã hội như Meetup và Facebook để tìm những người có cùng sở thích ở gần nơi bạn sống.
  3. 3
    Làm việc tốt mỗi ngày. Đãi ai đó cà phê. Mang dép hộ người yêu mà không chờ nhờ vả. Nhường chỗ đậu xe cho ai đó trông có vẻ căng thẳng. Những điều nhỏ nhặt bạn làm để giúp đỡ mọi người sẽ khiến bạn cảm thấy bản thân có ích.[2]
  4. 4
    Làm công việc tình nguyện cho cộng đồng. Làm tình nguyện không chỉ để giúp bạn thấy có ích, mà còn để giúp đỡ mọi người. Hãy chọn một công việc tình nguyện yêu thích. Nếu thích đọc sách, hãy xung phong làm việc tại thư viện. Nếu yêu trẻ con, hãy tham gia đọc sách cho trẻ em tại Hiệp hội Thanh niên Cơ đốc tại địa phương sau giờ học giờ làm.[3]
  5. 5
    Luyện tập lòng biết ơn. Hãy tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống. Bằng cách tập trung vào những điều tốt trong cuộc sống, bạn có thể vượt qua cảm giác vô dụng, vô giá trị. Nó mở khóa những khía cạnh tích cực của mọi thứ, giúp bạn có cách nhìn hạnh phúc hơn.[4]
    • Viết nhật ký biết ơn sẽ giúp bạn tập trung vào những điều tốt đẹp của cuộc sống. Mỗi ngày hãy viết xuống 5 điều khiến bạn thấy biết ơn cuộc đời. Vài người chọn cách dùng mạng xã hội như Facebook, mỗi ngày đăng trạng thái về 5 điều họ thấy biết ơn. Sử dụng mạng xã hội có thể là động lực thúc đẩy bạn thực hiện dự án này, bởi bạn sẽ nhận được nhiều phản hồi tích cực từ bạn bè.
  6. 6
    Nói chuyện với bản thân bằng thái độ tích cực. Đôi khi cảm giác vô dụng bắt nguồn từ lòng tự tôn thấp. Bạn có thể cảm thấy bản thân không có gì đóng góp được cho thế giới. Tuy nhiên, hãy dành một khoảng thời gian mỗi ngày để bản thân nhận thức những gì bạn làm được. Bạn thật sự có ý nghĩa với mọi người, và bạn cần phải nhận ra điều đó ở bản thân mỗi ngày.[5]
    • Một cách để xây dựng lòng tự tôn đó là nói chuyện với bản thân trong gương. Mỗi sáng, hãy nhìn vào hình bóng của mình, và nói to những điều tích cực về bản thân.
    • Đính những câu khẳng định tích cực lên tủ lạnh để có thể thấy chúng mỗi ngày. Hãy viết nhưng lời tốt đẹp như “Tôi là một người tốt, có giá trị” hoặc tương tự để tăng lòng tự tôn.
  7. 7
    Đón nhận lời khen. Cũng như việc nói chuyện tích cực với bản thân, hãy đón nhận sự tích cực từ người khác, nhất là khi họ nói về việc bạn làm hay con người bạn. Bạn có thể thấy bản thân không xứng đáng với lời khen, nhưng khi đã dành thời gian khen ngợi bạn, người ta thường là thật lòng. Hãy nghĩ về những đóng góp bạn đã làm được để có những lời khen như hôm nay.
  8. 8
    Cống hiến cho những vấn đề bạn quan tâm. Nếu quan tâm về vấn đề bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, hãy làm gì đó cho nó. Tổ chức biểu tình ôn hòa. Viết thư. Đối thoại. Chiến đấu cho những gì bạn tin tưởng có thể giúp bạn cảm thấy bớt vô dụng vì bạn đang làm những việc có ích cho bạn bè và quốc gia.
  9. 9
    Ngưng trì hoãn. Tránh xa những thứ có thể gây xao nhãng như máy tính, TV, điện thoại, mèo, hay tủ lạnh. Nếu trì hoãn, bạn sẽ không đạt được mục tiêu gì. Tuy nhiên, nếu hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra, chắc chắn bạn sẽ thấy bản thân hữu dụng. Hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ, như nấu nướng cho người yêu, rồi dần hoàn thành những việc lớn hơn, như dọn dẹp ga ra.
  10. 10
    Chăm sóc bản thân. Hãy phát triển sự tự tin, trân quý thời gian và kỹ năng bản thân nhiều hơn. Bạn sẽ không thể cảm thấy mục tiêu cuộc đời nếu không chăm sóc bản thân nhiều hơn. Đừng xem nhẹ bản thân, mà hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn khi cần.
    • Một cách để trân trọng bản thân đó là nói “không” với những yêu cầu mà bạn không có thời gian và năng lượng để thực hiện. Nếu ôm đồm quá nhiều việc, bạn sẽ không thể đóng góp trọn vẹn cho một nhiệm vụ nào cả.
    Quảng cáo

Phần 2
Phần 2 của 3:
Cống hiến cho mối quan hệ

  1. 1
    Lắng nghe mọi người. Hãy biết cách lắng nghe một cách chủ động. Đó là chú ý những gì người khác nói thay vì chuẩn bị trong đầu nên đáp trả lại thế nào. Hãy hứng thú lắng nghe đối phương nói và đáp lại để thể hiện rằng bạn có lắng nghe họ. [6]
  2. 2
    Biết trân trọng. Hãy nhận thức về những gì mà mọi người đã làm cho bạn. Điều đó sẽ cho mọi người thấy bạn nhìn nhận và trân trọng nỗ lực của họ.
  3. 3
    Luôn ở bên những người thân trong đời. Sự hiện diện của bạn là một trong những món quà lớn nhất đối với những người bạn yêu quý. Nó thể hiện rằng bạn quan tâm tới họ.[7]
  4. 4
    Tán dương những điều khiến một người là độc nhất vô nhị thay vì sỉ nhục họ. Thay vì cười nhạo bạn trai mình khi họ khóc, hãy cho anh ấy biết bạn trân trọng sự thành thật cảm xúc của anh. Thay vì cười nhạo chàng vì điệu nhảy ngốc nghếch khi làm bếp, hãy cùng tham gia nhảy với chàng.[8]
  5. 5
    Thoát khỏi mối quan hệ độc hại. Một vài mối quan hệ sẽ không có kết quả cho dù bạn nỗ lực thế nào. Nếu một người đang bạo hành tinh thần hay chỉ không muốn dành thời gian cho bạn, thì đó là lúc phải rời xa người ấy. Bạn có thể cảm thấy bản thân bất lực trong một tình huống như vậy vì nó mang lại cảm giác thất bại. Tuy nhiên, đó chỉ là bạn không hợp với người ta, chứ không phải vì bạn không cống hiến cho mối quan hệ. Có thể người kia cũng có những vấn đề mà họ phải đối mặt trước khi nghiêm túc với một mối quan hệ nào, thế nên bạn đừng đổ lỗi cho bản thân.
    Quảng cáo

Phần 3
Phần 3 của 3:
Đối mặt với tình huống căng thẳng

  1. 1
    Làm những gì có thể. Bạn có thể không giải quyết được tình hình - mẹ bạn vẫn có thể ngã bệnh dù cho bạn có làm gì. Tuy nhiên, bạn có thể ở bên bà. Bạn có thể xuất hiện khi cần. Bạn có thể ủng hộ và động viên. Nó có thể không giải quyết được vấn đề như bạn muốn, nhưng bạn vẫn đang làm được gì đó, vốn có thể giảm thiểu cảm giác vô dụng.
  2. 2
    Dành chút thời gian để dừng lại và hít thở. Bạn có thể cầu nguyện, thiền, hoặc chỉ cần hít thở sâu, dù là gì thì cũng hãy dành thời gian để bình tĩnh lại. Hãy chấp nhận rằng bản thân không thể kiểm soát tình hình.
  3. 3
    Tập trung vào những gì đang vận hành tốt đẹp và cơ cấu chúng thành một phần lớn lao hơn trong đời. Mẹ bạn có thể đang ốm, nhưng bạn có thể dành thời gian ở bên bà để phát triển mối quan hệ tốt đẹp hơn so với trước đây.[9]
  4. 4
    Nói về cảm xúc bản thân với những người trong cuộc. Cho dù không thay đổi được gì, nó sẽ giúp mọi người nhận ra họ không phải là người duy nhất đối mặt với những cảm xúc này, từ đó bạn có thể hỗ trợ họ. Đây cũng là cách khởi xướng một cuộc thảo luận, để mọi người có cơ hội được nói về cảm xúc của họ.[10]
  5. 5
    Kiểm tra những dấu hiệu trầm cảm. Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, và cảm giác vô dụng có thể là triệu chứng trầm cảm, nhất là khi nó đi kèm với các triệu chứng khác.
    • Triệu chứng trầm cảm bao gồm khó tập trung, cảm thấy tiêu cực, không hứng thú với những việc bạn từng thích làm, cảm giác tội lỗi, mệt mỏi cực độ, u sầu thường xuyên, và thậm chí trải qua những cơn đau thể chất như nhức đầu, đau bụng.[11]
    • Thỉnh thoảng buồn không có nghĩa là bạn trầm cảm. Trầm cảm là một giai đoạn không căm sóc bản thân và buồn bã kéo dài. Khi các triệu chứng bắt đầu lấn át cuộc sống, bạn rơi vào trầm cảm.
  6. 6
    Gặp bác sĩ nếu nghi ngờ bản thân trầm cảm. Nếu bị trầm cảm, bạn cần được kê đơn, hoặc được tư vấn để vượt qua một số vấn đề, giúp giảm bớt cảm giác vô dụng. Hãy nhớ rằng, trầm cảm không phải dấu hiệu của sự yếu đuối. Nó có thể là do một sự kiện chấn động trong đời, nhưng cũng có thể là sự mất cân bằng các chất hóa học, vốn cần phải sửa chữa lại. Ngoài ra, một số loại thuốc, gen di truyền, và một số vấn đề khác như bị bệnh cũng có thể dẫn đến trầm cảm.[12]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Giúp đỡ mọi người sẽ cho bạn cảm giác sống có mục đích.
  • Nhận thức được những gì bạn đóng góp được cho mọi người.
  • Chúng ta đều cảm thấy vô dụng ở một thời điểm nào đó của cuộc sống, nhất là vào lúc chuyển giao hay lâm vào tình cảm khó khăn. Hãy nhận ra điều gì bạn có thể và không thể kiểm soát.

Cảnh báo

  • Luôn tham khảo kiến từ bác sĩ hoặc chuyện gia y khoa nếu cảm thấy lo lắng về sức khỏe tinh thần. Đó là thứ bạn không nên xem nhẹ.

Bài viết wikiHow có liên quan

Gấp hộp giấy
Làm diều
Vẽ một Bông hoaVẽ một Bông hoa
Người thuận tay phải trở nên thuận cả tay tráiNgười thuận tay phải trở nên thuận cả tay trái
Đóng sách
Gỡ dây chuyền bị rối
Làm giấy
Nhận biết ngọc bích thậtNhận biết ngọc bích thật
Quấn Cổ tayQuấn Cổ tay
Tạo ra mô hình giấy bồi (Papier Mâché)
Làm sạch đồng xu
Đọc suy nghĩ của người khác bằng toán họcĐọc suy nghĩ của người khác bằng toán học
Gỡ rối và làm mềm tóc búp bê
Tạo ra tĩnh điện
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Klare Heston, LCSW
Cùng viết bởi:
Nhân viên công tác xã hội y tế
Bài viết này có đồng tác giả là Klare Heston, LCSW, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 10.371 lần.
Trang này đã được đọc 10.371 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo