Bài viết này đã được cùng viết bởi United Nations Foundation. Quỹ Tài trợ Liên Hiệp Quốc là nơi hội tụ các ý tưởng, con người và nguồn tài nguyên mà Liên Hiệp Quốc cần có để thúc đẩy sự tiến bộ toàn cầu và đối phó với các vấn đề cấp bách. Sứ mệnh của Quỹ Tài trợ LHQ là hợp tác để tạo ra thay đổi lâu dài, đổi mới để giải quyết những thách thức lớn nhất của loài người. Quỹ Tài trợ LHQ tập trung vào các vấn đề có tiềm năng biến đổi, bao gồm khí hậu, năng lượng và môi trường; Trẻ em gái và phụ nữ; Sức khỏe toàn cầu; Dữ liệu và công nghệ.
Có 22 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 53.917 lần.
Có lẽ bạn đã thực sự lo lắng về chủng mới COVID-19 của virus Corona, nhất là nếu gần nơi bạn ở đã xuất hiện các ca bệnh được xác định. May mắn là bạn có thể chủ động bảo vệ bản thân và gia đình khỏi lây nhiễm bệnh. Những biện pháp đơn giản như ở nhà khi có thể, tránh tiếp xúc với người bệnh, rửa tay thường xuyên và khử trùng các bề mặt mà nhiều người chạm vào có thể giúp bạn an toàn. Nếu bạn nghi ngờ mình nhiễm bệnh, hãy lập tức gọi cho bác sĩ hoặc trung tâm y tế địa phương. Sau đó, bạn cần ở nhà chờ họ báo lại để biết có cần tìm sự chăm sóc y tế hay không.[1]
Các bước
Bảo vệ bản thân khỏi COVID-19
-
1Đi chích ngừa nếu bạn đủ điều kiện. Có nhiều loại vắc-xin đã được phê duyệt để sử dụng khẩn cấp tại Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Bất kể bạn có đủ điều kiện để được chích vắc-xin theo quy định trong khu vực hay không, nói chung thì các nhân viên y tế, bệnh nhân đang được chăm sóc lâu dài ở các cơ sở điều trị, nhân viên làm trong các lĩnh vực thiết yếu và người mắc các bệnh có nguy cơ cao sẽ được ưu tiên chích ngừa trước.[2]
- Có ba loại vắc-xin đã được chấp thuận để dùng khẩn cấp ở Mỹ của các hãng Pfizer-BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson.
- Bạn khó có thể chọn loại vắc-xin khi đến hẹn chích ngừa vì nguồn cung còn hạn chế. Tuy nhiên, mỗi loại vắc-xin đều đã cho thấy hiệu quả chống COVID-19 rất tốt trong thử nghiệm, đồng thời giảm đáng kể nguy cơ bệnh nặng và các trường hợp nhập viện.[3]
-
2Tránh xa những người đang ho hoặc hắt xì. COVID-19 lây truyền qua đường hô hấp, do đó ho và hắt xì là các triệu chứng phổ biến. Ngoài ra, virus sẽ phát tán vào không khí khi người bệnh ho và hắt xì, làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Hãy giữ khoảng cách với những người có các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên.[4]
- Nếu có thể, bạn nên yêu cầu người đó tránh xa bạn. Bạn có thể nói “Tôi thấy anh/chị đang ho. Tôi mong là anh/chị sớm khoẻ, nhưng anh/chị có thể tránh xa một chút để tôi khỏi bị lây bệnh được không ạ?”
- Nếu bạn biết ai đó từng ở gần những người bệnh, tốt hơn hết là bạn cũng nên tránh cả người đó. Khó mà biết được họ có bị nhiễm bệnh hay không.
-
3Rửa tay với xà phòng và nước để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Cách tốt nhất để ngăn ngừa COVID-19 là rửa tay càng thường xuyên càng tốt. Làm ướt tay bằng nước ấm và xoa xà phòng dịu nhẹ. Xoa xà phòng cho lên bọt trong 20-30 giây, sau đó rửa sạch dưới vòi nước ấm. Thời gian bạn hát nhẩm bài "Happy Birthday" hai lần cũng tương đương như vậy, thế nên bạn cứ tưởng tượng đang hát chúc mừng sinh nhật ai đó là được.[5]
- Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị mọi người không chỉ xoa hai lòng bàn tay vào nhau mà còn phải đan các ngón tay vào nhau theo nhiều kiểu để đảm bảo toàn bộ bề mặt da đều sạch. Dùng khăn giấy vừa lau tay để tắt vòi nước. [6]
- Luôn rửa tay trước khi ăn hoặc uống bất cứ thứ gì, và tốt nhất vẫn là rửa tay mỗi khi bạn ra nơi công cộng hoặc sau khi ở gần người mà bạn nghi ngờ họ bị bệnh.
- Nếu không có điều kiện rửa tay, bạn có thể dùng dung dịch rửa tay có nồng độ cồn 60-95%. Sản phẩm có nồng độ cồn cao hơn 95% thực ra kém hiệu quả hơn.[7]
-
4Không sờ tay lên mắt, mũi và miệng. Bạn có thể đã tiếp xúc với virus Corona ở các bề mặt như tay nắm cửa hoặc mặt bàn. Khi điều này xảy ra, mầm bệnh có thể bám vào tay bạn và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu bạn sờ tay lên mặt. Hãy tránh chạm vào mắt, mũi, miệng để đề phòng trường hợp virus đang ở trên da.[8]
- Nếu cần phải chạm vào mặt, bạn hãy rửa tay trước để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
-
5Không bắt tay người khác, dù họ có biểu hiện các triệu chứng bệnh hoặc không. Không may là những người đã bị nhiễm COVID-19 có thể lây truyền mầm bệnh ngay cả khi họ không có triệu chứng nào.[9]
- Bạn có thể nói “Rất vui được gặp bạn! Bình thường thì tôi vẫn bắt tay, nhưng hiện nay Bộ Y tế khuyến cáo hạn chế tiếp xúc cơ thể để ngăn ngừa lây lan virus Corona.”
Tổ chức Nhân đạo Quốc tếUnited Nations Foundation
Tổ chức Nhân đạo Quốc tếÝ kiến của chuyên gia: Để bảo vệ bản thân, bạn hãy hạn chế tiếp xúc với những người khác để phòng ngừa. Hãy khéo léo từ chối bắt tay hoặc tiếp xúc gần cho đến khi dịch bệnh chấm dứt.
-
6Khử trùng hàng ngày các bề mặt mà mọi người thường chạm vào bằng các sản phẩm diệt virus. Điều không may là virus Corona có thể bám trên các bề mặt như tay nắm cửa, bề mặt quầy kệ và vòi nước. Dùng chai xịt khử trùng hoặc khăn lau diệt khuẩn để lau sạch các bề mặt này hàng ngày. Đảm bảo làm ướt các bề mặt trong 10 phút để diệt virus hiệu quả. Như vậy, bạn sẽ giảm được rủi ro virus bám trên và bề mặt đồ đạc và lây lan mầm bệnh.[10]
- Ở trong nhà, bạn nên khử trùng tay nắm cửa trước, bàn bếp, các kệ trong phòng tắm và vòi nước.
- Ở nơi làm việc, hãy làm vệ sinh các bề mặt mọi người thường chạm vào như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, các bề mặt bàn và quầy kệ.
- Bạn cũng có thể khử trùng bằng dung dịch gồm 1 cốc (240 ml) thuốc tẩy với 4 lít nước ấm.
-
7Tránh các thông tin sai lạc và các lời đồn vô căn cứ về virus Corona. Các câu chuyện hoang đường về COVID-19 đã lan truyền trên mạng xã hội, đôi khi gây ra nỗi sợ hãi không đáng có. Hãy tìm thông tin về COVID-19 từ các nguồn đáng tin cậy như Bộ Y tế, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) hoặc tổ chức Y tế thế Giới (WHO). Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra tính xác thực của các nguồn thông tin trước khi quyết định làm bất cứ việc gì.[11]
- Mặc dù chủng virus Corona mới này được cho là xuất phát từ Trung Quốc, nhưng nó không có liên quan đến người châu Á. Đừng phân biệt đối xử hoặc xa lánh ai đó chỉ vì họ là người châu Á. Hãy đối xử tử tế với tất cả mọi người và nhớ rằng bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh, cho dù họ thuộc chủng tộc hoặc sắc tộc nào.
- Theo WHO, bạn không có nguy cơ nhiễm COVID-19 qua thư từ hoặc các sản phẩm khác.
- WHO cũng bác bỏ thông tin cho rằng một số loại thực phẩm có khả năng ngăn ngừa COVID-19.[12]
Quảng cáo
Làm phẳng đường cong biểu đổ bệnh dịch
-
1Ở trong nhà càng nhiều càng tốt để cách ly với những người khác. Có lẽ bạn cũng đã nghe về biện pháp “giãn cách xã hội” hoặc “giữ khoảng cách vật lý” để giảm thiểu lây lan virus. Để thực hiện giãn cách xã hội, hãy chỉ ra khỏi nhà khi có việc cần thiết, chẳng hạn như đi mua thực phẩm dự trữ hoặc đi làm. Nếu có thể, bạn nên làm việc hoặc học tập tại nhà. Đừng ra ngoài ăn uống, đến các quan bar tiêu khiển hoặc tham gia các hoạt động vui chơi giải trí khác, chẳng hạn như đi xem phim.[13]
- Bằng việc thực hiện giãn cách xã hội, bạn sẽ giảm thiểu được nguy cơ tiếp xúc với virus. Nếu tất cả mọi người cũng làm như vậy, virus sẽ không dễ dàng lây lan.
- Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ biến chứng cao, một điều cực kỳ quan trọng bạn cần nhớ là phải ở trong nhà càng thường xuyên càng tốt. Nguy cơ biến chứng sẽ cao hơn nếu bạn từ 65 tuổi trở lên, có hệ miễn dịch suy giảm hoặc có các vấn đề sức khoẻ như bệnh tim mạch hoặc hen suyễn.
- Theo CDC, nếu đã được chích ngừa đầy đủ, bạn có thể nới lỏng giãn cách xã hội trong một số trường hợp, chẳng hạn như tụ tập trong nhà mà không cần đeo khẩu trang cùng những người khác cũng đã chích ngừa đầy đủ.[14]
-
2Giới hạn các nhóm chỉ ở mức 10 người trở xuống nếu bạn là người có đời sống xã hội bận rộn. Có thể bạn vẫn muốn gặp gỡ gia đình và bạn bè, nhưng hãy lưu ý rằng nguy cơ lây lan virus vẫn còn. Ngay cả những người không thuộc nhóm có nguy cơ cao vẫn có thể nhiễm virus và lây truyền cho người khác hoặc chính họ ngã bệnh. Mỗi một khu vực có quy định hoặc khuyến cáo khác nhau về số lượng người được phép tụ tập, vậy nên bạn hãy hỏi chính quyền địa phương hoặc cơ quan y tế để biết chắc. Việc tuân thủ các hướng dẫn của địa phương có thể giúp hạn chế lây lann virus, nhất là việc giữ khoảng cách cá nhân.[15]
- Điều này bao gồm các buổi gặp gỡ tại nhà hoặc ngoài trời mà không có những người khác ở gần. Đừng tụ tập bạn bè và gia đình ở nơi công cộng. Tốt nhất là mọi người nên gặp gỡ nhau trên các nền tảng trực tuyến.
-
3Giữ khoảng cách 2 mét giữa bạn và những người khác khi đi ra ngoài. Bạn có thể phải đi mua thực phẩm, đặt đồ ăn mang đi hoặc tập thể dục và hít thở khí trời trong lành. Bạn có thể ra ngoài đi bộ hoặc chạy bộ, nhưng nhớ đừng đến quá gần những người khác – hãy giữ khoảng cách để bảo vệ mình. Nó chung, hãy giữ khoảng cách 2 mét với những người xung quanh.[16]
- Nếu có ai đó đến quá gần bạn, hãy tránh đi và nhẹ nhàng nhắc họ rằng bộ Y tế khuyến cáo duy trì khoảng cáchh 2 mét. Bạn có thể nói “Anh gì ơi, tôi không có ý thô lỗ, nhưng tôi muốn giữ khoảng cách như bộ Y tế khuyến cáo. Tôi chỉ muốn cả hai chúng ta đều được an toàn.”
-
4Đeo khẩu trang vải che cả mũi và miệng khi ở nơi công cộng. Theo khuyến cáo của CDC, ngay cả những người khoẻ mạnh cũng cần đeo khẩu trang vải khi có khả năng tiếp xúc với những người khác ở nơi công cộng, chẳng hạn như khi đến cửa hàng thực phẩm hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Đeo khẩu trang KHÔNG phải là biện pháp thay thế cho giãn cách xã hội![17]
- Đừng sử dụng khẩu trang dùng một lần dành cho nhân viên y tế hoặc cho người bệnh.
- Khẩu trang vải có mục đích ngăn ngừa lây truyền virus từ người mang mầm bệnh không biểu hiện triệu chứng.
- Bạn có thể tự may khẩu trang vải cho mình.
- Tìm hiểu các khuyến cáo của cơ quan y tế ở quốc gia bạn đang sống để biết liệu phải sử dụng khẩu trang vải hay các vật dụng bảo hộ khác.
-
5Chú ý đến các thông tin cập nhật từ các tổ chức uy tín. Tổ chức Y tế Thế giới, CDC và các cơ quan hữu trách khác liên tục cập nhật thông tin về các biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa lây lan COVID-19. Việc theo dõi sát các thông tin này có thể giúp bạn áp dụng các bước bảo vệ bản thân và những người xung quanh bạn.
- Nếu có khả năng, sẽ rất tuyệt vời nếu bạn đóng góp cho các tổ chức xử lý khủng hoảng COVID-19.
Quảng cáo
Chăm sóc người bệnh
-
1Mặc trang phục bảo hộ dùng một lần khi chăm sóc người bệnh, nếu có điều kiện. Đeo găng tay, khẩu trang và bộ đồ bảo hộ dùng một lần trước khi chăm sóc người bệnh. Khi rời khỏi phòng bệnh, bạn hãy cởi trang phục bảo hộ và vứt vào túi rác ni lông. Không tái sử dụng trang phục bảo hộ, vì bạn có thể vô tình tiếp xúc với virus.[18]
- Virus Corona lây lan qua các giọt bắn và có thể bám vào quần áo, do đó bạn hãy bảo vệ bản thân ở mức tốt nhất có thể.
-
2Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người nhiễm bệnh. Virus Corona có thể bám vào các vật dụng thông thường như cốc, đĩa, thìa, nĩa và khăn. Mỗi người phải dùng riêng các vật dụng khi trong nhà có người bị bệnh; nếu không, bạn có thể vô tình khiến bệnh lây lan.[19]
- An toàn trên hết! Nếu có nghi ngờ, hãy rửa đồ dùng trước khi sử dụng hoặc lấy cái khác.
-
3Giặt đồ bẩn bằng nước nóng để khử trùng. Quần áo, ga trải giường khăn đều có thể chứa virus Corona, do đó bạn phải giặt thật kỹ. Dùng chế độ giặt nước nóng nhất và đong đúng lượng xà phòng cho mẻ giặt. Sau đó, hãy giặt bằng chế độ giặt thông thường hoặc giặt đồ dày nặng, tuỳ vào kiểu máy giặt.[20]
- Nếu loại vải mà bạn đang giặt chịu được thuốc tẩy, bạn hãy cho thêm 1 nắp thuốc tẩy thông thường hoặc nước tẩy giữ màu quần áo để khử trùng đồ giặt.
-
4Mở cửa sổ để thông gió cho căn phòng nếu thời tiết cho phép. Vì COVID-19 lây truyền qua tiếp xúc gần, nguy cơ nhiễm bệnh sẽ cao hơn khi bạn chia sẻ không gian với người bệnh. Việc thông gió cho căn phòng có thể giúp làm sạch không khí và nhờ đó giảm thiểu nguy cơ nhiễm virus. Hãy mở cửa sổ hoặc bật máy điều hoà nếu có thể.[21]
- Đừng mở cửa số nếu ngoài trời đang mưa hoặc nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh.
Quảng cáo
Xử lý trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh
-
1Gọi cho bác sĩ hoặc cơ quan y tế nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm COVID-19. Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở, hãy ở nhà và liên hệ với bác sĩ hoặc trung tâm y tế để hỏi về việc xét nghiệm COVID-19. Bác sĩ sẽ hỏi xem liệu gần đây bạn đã đi những đâu, đã từng ở những khu vực có dịch hay có thể đã tiếp xúc với người bị nhiễm COVID-19. Nếu thấy bạn cần phải xét nghiệm COVID-19, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn đến nơi cần đến. Trong thời gian đó, bạn hãy ở nhà để giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác.[22]
- Các triệu chứng của COVID-19 thường gặp nhất là sốt, ho và khó thở. Một số bệnh nhân còn có các triệu chứng khác về hô hấp.
Lời khuyên: Khi đến phòng khám, bạn nhớ đeo khẩu trang để ngăn ngừa lây nhiễm cho những người có hệ miễn dịch suy yếu. Báo cho nhân viên y tế biết về các triệu chứng mới như sốt và khó thở.
-
2Ở trong nhà nếu bạn có các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp. Đừng ra khỏi nhà nếu bạn bị bệnh. Bạn có thể trở thành nguồn lây bệnh và hẳn là không muốn lây truyền virus cho bất cứ ai. Hãy nghỉ ngơi và cho cơ thể thời gian hồi phục.[23] Nếu cần đi khám bệnh, bạn nên gọi điện trước để họ có thể chuẩn bị tiếp nhận và áp dụng các biện pháp phòng chống phơi nhiễm cho những người khác.[24]
- Nếu đến gặp bác sĩ, bạn hãy đeo khẩu trang dùng một lần nếu có, hoặc đeo khẩu trang vải. Khẩu trang sẽ giúp ngăn ngừa lây lan mầm bệnh, nhưng bạn vẫn phải tiếp tục giữ khoảng cách xã hội và rửa tay![25]
COVID-19 có biểu hiện đặc trưng là sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng khác có thể bao gồm nghẹt mũi, chảy nước mũi, mệt mỏi, đau họng, đau đầu, đau nhức cơ bắp, mất vị giác hoặc khứu giác, buồn nôn và tiêu chảy.[26]
-
3Tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng nặng. Đừng quá lo lắng, nhưng COVID-19 có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Bạn cần được chăm sóc y tế khẩn cấp nếu các triệu chứng trở nặng. Hãy đến phòng cấp cứu hoặc gọi cấp cứu nếu bạn có các biểu hiện sau:[27]
- Khó thở hoặc thở dốc
- Đau dai dẳng hoặc tức ngực
- Lú lẫn đột ngột hoặc mất khả năng nhận thức
- Môi hoặc mặt xanh tím
Cảnh báo: Trao đổi với bác sĩ để biết liệu bạn có các triệu chứng khác có thể nghiêm trọng hoặc đáng lo ngại không. Danh sách này chưa bao gồm tất cả các triệu chứng nghiêm trọng tiềm tàng mà chỉ là các triệu chứng thường gặp nhất.
-
4Che miệng và mũi khi hắt xì hoặc ho. Thường thì bạn sẽ ho và hắt xì nhiều khi nhiễm COVID-19 hoặc mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Hãy bảo vệ những người xung quanh khỏi mầm bệnh bằng cách che miệng bằng khăn giấy hoặc ống tay áo (không dùng bàn tay). Điều này sẽ ngăn ngừa mầm bệnh lây lan qua không khí.[28] Vứt bỏ khăn giấy ngay vào thùng rác có nắp đậy kín và rửa tay.[29]
- Cố gắng luôn để hộp khăn giấy bên cạnh. Tuy nhiên, bạn cũng có thể hắt xì vào khuỷu tay nếu không có khăn giấy.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Mặc dù có một số lời đồn trên mạng xã hội, bia Corona không gây ra virus Corona. Cái tên này chỉ là sự trùng hợp.
- Nhớ thông điệp "5 K" để phòng ngừa virus Corona: khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, và khai báo y tế.
- Nếu bạn bị sốt cao, ho hoặc khó thở trong vòng 14 ngày sau khi đi về từ nơi khác hoặc tiếp xúc với ai đó nghi ngờ nhiễm virus Corona, hãy báo cho nhân viên y tế để biết có cần xét nghiệm không.[30]
Cảnh báo
- Thuốc kháng sinh chỉ diệt được vi khuẩn chứ không diệt được virus Thuốc kháng sinh không thể bảo vệ bạn khỏi COVID-19.[31] Việc sử dụng sai kháng sinh có thể gây hại cho sức khoẻ, do đó bạn phải uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Một ca nhiễm virus Corona nặng có thể gây biến chứng như viêm phổi, do đó bạn cần đến bác sĩ nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc khó thở.[32]
Tham khảo
- ↑ https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/downloads/2019-ncov-factsheet.pdf
- ↑ https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/recommendations.html
- ↑ https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/more/fully-vaccinated-people.html
- ↑ https://www.who.int/health-topics/coronavirus
- ↑ https://medlineplus.gov/coronavirusinfections.html
- ↑ https://www.who.int/gpsc/clean_hands_protection/en/
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK513254/
- ↑ https://www.cdc.gov/coronavirus/about/prevention.html
- ↑ https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/about/transmission.html
- ↑ https://www.cdc.gov/coronavirus/about/prevention.html
- ↑ https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/events-as-they-happen
- ↑ https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/advice-for-public/myth-busters
- ↑ https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/prepare/prevention.html
- ↑ https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/fully-vaccinated.html
- ↑ https://www.whitehouse.gov/wp-content/uploads/2020/03/03.16.20_coronavirus-guidance_8.5x11_315PM.pdf
- ↑ https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/prepare/prevention.html
- ↑ https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/prevent-getting-sick/prevention.html
- ↑ https://www.cdc.gov/coronavirus/mers/hcp/home-care-patient.html
- ↑ https://www.cdc.gov/coronavirus/mers/hcp/home-care-patient.html
- ↑ https://www.cdc.gov/coronavirus/mers/hcp/home-care-patient.html
- ↑ https://www.cdc.gov/coronavirus/mers/hcp/home-care-patient.html
- ↑ https://www.cdc.gov/coronavirus/about/symptoms.html
- ↑ https://medlineplus.gov/coronavirusinfections.html
- ↑ https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/if-you-are-sick/steps-when-sick.html?CDC_AA_refVal=https%3A%2F%2Fwww.cdc.gov%2Fcoronavirus%2F2019-ncov%2Fabout%2Fsteps-when-sick.html
- ↑ https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/if-you-are-sick/caring-for-yourself-at-home.html
- ↑ https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/symptoms-testing/symptoms.html
- ↑ https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/symptoms-testing/symptoms.html
- ↑ https://www.cdc.gov/coronavirus/about/prevention.html
- ↑ https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/advice-for-public
- ↑ https://emergency.cdc.gov/han/han00426.asp
- ↑ https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/advice-for-public/myth-busters
- ↑ https://www.who.int/health-topics/coronavirus